Thực hư việc người dân Tiền Giang không dám ra đường sau 22 giờ
Đại tá Nguyễn Văn Tảo – Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang khẳng định thông tin phản ánh trên một số trang mạng trong thời gian gần đây rằng người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hạn chế ra đường sau 22 giờ hằng ngày và đầu tư lắp đặt camera an ninh tại nhà do an ninh, trật tự không ổn định là chưa chính xác.
Lực lượng chức năng ra quân trấn áp tội phạm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo Đại tá Nguyễn Văn Tảo, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh chỉ diễn biến phức tạp ở một số địa bàn nhất định và đang có xu hướng giảm. Người dân lắp đặt hệ thống camera an ninh là xuất phát từ nhu cầu của mỗi gia đình, cơ quan, doanh nghiệp đảm bảo an ninh, thuận lợi trong việc trông nom, nhắc nhở con cái trong gia đình; quan sát, quản lý nhân viên…
Hiện nay, việc lắp đặt camera rất dễ, có nhiều mẫu mã với giá cả rất cạnh tranh và ngày càng phổ biến.
Video đang HOT
Còn việc người dân hạn chế ra đường sau 22 giờ hàng ngày là phong tục tập quán của đại bộ phận người dân sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tại nhiều thị trấn, thị tứ của tỉnh, chỉ sau 21 giờ là các nhà hàng, tiệm tạp hóa, cửa hàng… đều đóng cửa. Những người dân có nhu cầu vui chơi giải trí ở nơi công cộng sau 22 giờ vẫn được đảm bảo bình thường.
Vì vậy, việc người dân hạn chế ra đường sau 22 giờ hàng ngày không phải do tình hình trật tự không bảo đảm, không an toàn, ông Nguyễn Văn Tảo khẳng định.
Sáu tháng qua, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 506 vụ tội phạm về trật tự xã hội. Ngành chức năng đã điều tra làm rõ 316 vụ, bắt 321 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá trên 2,3 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Tiền Giang đã chủ động triển khai 2 đợt cao điểm tấn công tội phạm, lập nhiều kế hoạch chuyên đề tấn công, trấn áp mạnh các đối tượng vi phạm pháp luật…/.
Theo TTXVN/Vietnam
Vụ hành khách bao vây đập phá, đánh chủ xe: Chưa đủ căn cứ
Ngày 10-6, tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết Đại tá Phạm Thật, Phó Giám đốc Công an tỉnh, đã có báo cáo cho chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận kết quả giải quyết xung đột giữa hành khách và nhà xe xảy ra vào tối 28-5 tại ngã ba Chí Công, huyện Tuy Phong.
Báo cáo vụ hàng chục hành khách bao vậy đập phá, đánh chủ xe khách bị thương
Theo đó tối 27-5, 20 ngư dân hành nghề lặn biển thông qua một "cò" xe đón xe từ Nghệ An về Bình Thuận với giá mỗi người 500.000 đồng, nhà xe bao ăn hai bữa tối và trưa. Chủ xe 37S-7253 là ông Nguyễn Hữu Trọng cho xe đến đón khách và đưa tiền cho "cò" xe 1 triệu đồng. Do chỉ còn 18 ghế nằm nên chủ xe sắp xếp cho hai hành khách nằm... dưới sàn xe và giảm mỗi người 25.000 đồng.
Đến sáng 28-5, do nhà xe không dừng lại ăn sáng nên số hành khách trên phản đối yêu cầu dừng lại nhưng xe vẫn tiếp tục chạy bởi chủ xe cho rằng đã thỏa thuận chỉ ăn hai bữa trưa và tối. Do đó giữa nhà xe và hành khách có lớn tiếng với nhau. Việc nhà xe đã dùng những lời lẽ xúc phạm, nhục mạ hành khách nên các thợ lặn bí mật bàn với nhau khi đến ngã ba Chí Công xuống xe sẽ đánh hai phụ xe cho hả giận.
Đến trưa 28-5, xe dừng ở quán Hiệp Cảnh (đèo Cù Mông, Bình Định) để khách ăn trưa. Do trong đó có hai hành khách lúc đưa tiền đã trừ tiền ăn trưa nên chủ xe yêu cầu tự mua vé ăn. Thấy vậy một thợ lặn phản ứng, lập tức chủ quán dằn mặt: "20 khách Bình Thuận tao chấp hết, tao giết lúc nào thì giết!".
Cho rằng chủ xe đã câu kết với chủ quán ăn hà hiếp hành khách nên 17 giờ cùng ngày khi xe chạy đến ngã ba Chí Công dừng trả khách thì nhóm hành khách nhặt cây gỗ ở khu vực trên đuổi đánh. Phụ xe Nguyễn Hữu Thắng bị đánh vào vùng hông gây thương tích. Lúc này chủ, lái xe và phụ xe tập trung lên xe đóng cửa lại thì bị một hành khách dùng đá ném vỡ kính. Phía nhà xe cũng dùng xà beng phản ứng lại và tự làm vỡ kính xe.
Khi lực lượng Công an huyện Tuy Phong đến đưa xe về trụ sở giải quyết, một số người quá khích tiếp tục ném đá làm vỡ thêm ba vết kính cửa bên phải xe. Công an Tuy Phong trưng cầu giám định thiệt hại nhưng nhà xe từ chối cung cấp các giấy tờ liên quan; không yêu cầu xử lý hình sự mà chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại 6 triệu đồng. Số tiền này những người liên quan đã nộp để khắc phục hậu quả.
Riêng phụ xe bị thương đến BV Tuy Phong khám, chẩn đoán chấn thương nhưng do phụ xe này đã bỏ đi không trả viện phí, không cho bác sĩ đọc phim X-quang nên không xác định được thương tích. Cạnh đó người phụ xe cũng từ chối cung cấp tài liệu để giám định thương tật.
Với báo cáo kết luận này, việc nhà xe cho rằng hành khách ăn uống, nhậu nhẹt, khạc nhổ, tiểu tiện và gây rối trên xe là hoàn toàn chưa đủ căn cứ.
PHƯƠNG NAM
Theo_PLO
Máu "Hoạn Thư" lạ đời của kẻ luôn tưởng bị "cắm sừng" Thời gian gần đây, Sơn tỏ ra chán nản, không chịu tu chí làm ăn. Thay vào đó, anh ta luôn nghi ngờ, móc máy vợ có quan hệ tình cảm bất chính với người đàn ông khác trong xã. Hiện trường xảy ra sự việc Thời gian gần đây, Sơn tỏ ra chán nản, không chịu tu chí làm ăn. Thay vào...