Thực hư việc Bình Dương để 149.000 liều vắc xin Moderna hết hạn?
Sở Y tế khẳng định trên 149.000 liều vắc xin Moderna đã được tiêm hết, trong khi văn bản của sở có “câu dẫn” khiến dư luận hiểu lầm có tình trạng vắc xin tồn kho, quá hạn phải bỏ gây lãng phí.
Ngày 18-9, liên quan tới thông tin Bình Dương để vắc xin Moderna “hết hạn sử dụng”, Sở Y tế đã lên tiếng giải thích.
Thông tin gây hiểu nhầm xuất phát từ một văn bản của Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề ngày 14-9, trong đó có nội dung: “Vắc xin Moderna Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương đợt 11 và đợt 14 đã hết hạn sử dụng ngày 4-9-2021 (vắc xin sau khi rã đông sử dụng 30 ngày ở nhiệt độ từ 2-8 0 C)”.
Văn bản này được lan truyền liên tục từ ngày ban hành tới nay. Nhiều người bức xúc cho rằng trong khi vắc xin đang khan hiếm, vì sao ngành y tế lại để vắc xin Moderna bị quá hạn dẫn đến lãng phí?
Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết thông tin Bình Dương để vắc xin Moderna hết hạn sử dụng chỉ là hiểu lầm. Công văn ngày 14-9 của Sở Y tế có nội dung chính là việc hướng dẫn tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 Moderna, sau khi đã có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Trước đó, do nguồn vắc xin Moderna đã cạn nên nhiều tỉnh, thành, trong đó có TP.HCM, Bình Dương… không được tiếp tục phân bổ loại vắc xin này. Vì vậy, Bộ Y tế đã có hướng dẫn dùng vắc xin Pfizer thay thế để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 Moderna.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , người ký văn bản là ông Nguyễn Hồng Chương – giám đốc Sở Y tế – cho rằng trong văn bản, đoạn nói về hạn sử dụng chỉ là “lời dẫn”.
Sau khi ban hành văn bản này và có dư luận thắc mắc, Sở Y tế “đã kiểm tra lại thì trên 149.000 liều vắc xin Moderna đã được tiêm hết từ cuối tháng 8-2021, trong đó hầu hết phân bổ cho khu công nghiệp và số liệu cũng đã cập nhật lên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia” – bác sĩ Chương nói.
Theo đại diện Sở Y tế Bình Dương, có thể có số liệu chưa khớp khi nhập liệu trực tuyến nhưng vắc xin đã được tiêm hết và tiêm nhanh.
Đã ban hành văn bản thay thế
Tới ngày 18-9, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản mới hướng dẫn về việc tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 Moderna, trong đó không còn “câu dẫn” gây hiểu lầm.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, về vắc xin Moderna, trong các đợt phân bổ của Bộ Y tế (tổng cộng 42 đợt), Bình Dương chỉ nhận được ở hai đợt là đợt 11 (65.520 liều) và đợt 14 (84.000 liều), tổng cộng là 149.520 liều.
Tới nay Bình Dương đã được phân bổ tổng cộng trên 2,246 triệu liều vắc xin, trong đó số đã tiêm là trên 1,919 triệu liều (đã nhập liệu lên cổng thông tin quốc gia), còn số liệu vắc xin đã tiêm thực tế là khoảng 2,1 triệu liều. Số người đã được tiêm 2 mũi chỉ vỏn vẹn khoảng 55.000 người.
Thủ tướng chỉ đạo chi viện thêm nhân lực y tế cho miền Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế phải triển khai ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tiêm vắc xin của hãng Moderna cho người dân trên 65 tuổi tại Bệnh viện quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản hỏa tốc số 5258 gửi bộ trưởng Bộ Y tế và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường nhân lực y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
Yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường kịp thời nhân lực chống dịch, đặc biệt là các bác sĩ, điều dưỡng viên điều trị, hồi sức cấp cứu cho các địa phương có số ca nhiễm rất cao như: TP.HCM và một số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang...
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chủ động, khẩn trương hơn nữa trong việc chỉ đạo tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực điều trị, hồi sức cấp cứu trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở yêu cầu và khả năng đáp ứng chung trên bình diện toàn quốc, Bộ Y tế triển khai ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan y tế địa phương nâng cao năng lực, tham gia lực lượng chi viện theo sự điều động của bộ trưởng Bộ Y tế.
Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu UBND TP.HCM và các tỉnh lân cận gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An chủ động phối hợp với Bộ Y tế để điều chỉnh quy trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn.
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch tiêm, các địa phương thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vắc xin theo kế hoạch tiêm để có sự phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ tiêm.
Ngoài ra, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng vừa ký quyết định bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Trưa 6/6, Bộ Y tế công bố 102 ca Covid-19 tại 6 địa phương Bộ Y tế cho biết, các ổ dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh và TP HCM tiếp tục phát hiện thêm ca bệnh. Ngoài ra, Hà Tĩnh, Bình Dương và Hà Nội cũng có ca bệnh mới. Tính từ 6h đến 12h ngày 6/6, nước ta có 102 ca mắc mới Covid-19 (BN8581-8682), đều là ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang...