Thực hư về thành phố ngầm ở Amazon
Vào những năm 1970, Karl Brugger, nhà thám hiểm, phóng viên người Đức, có mặt tại một khu vực rộng lớn, chưa được khai phá thuộc rừng nhiệt đới Amazon với nhiệm vụ tìm hiểu câu chuyện về một nhân vật bí ẩn ở Brazil. Sau đó, qua lời kể của người này, nhiều cuộc thám hiểm đi tìm thành phố ngầm dưới rừng rậm Amazon được thực hiện, nhưng mọi thứ vẫn chìm trong bí ẩn.
Thành phố ngầm theo mô tả của Tatunca Nara.
Thành phố huyền thoại
Vào những năm 1960, có một người đàn ông tự xưng là Tatunca Nara xuất hiện ở rừng cấm Amazon thuộc bang Acre của Brazil, không mang theo gì bên mình, ngoài một cây cung, một chiếc khố và câu chuyện kỳ lạ về một bộ lạc mất tích, người ngoài hành tinh, thành phố cổ đại dưới lòng đất.
Tatunca Nara tự xưng là thủ lĩnh của bộ tộc Ugha Mongulala chưa từng được biết đến trước đây, sống ở thành phố Akakor rộng lớn, trải dài dưới lòng đất thuộc những khu rừng rậm giữa Brazil, Bolivia và Peru. Ông ta nổi tiếng với những câu chuyện kỳ quặc và ngoại hình không giống người da đỏ, lại nói tiếng Bồ Đào Nha sai be bét.
Dân làng cho rằng, người này đã hóa rồ, do sống trong thiên nhiên hoang dã quá lâu. Mọi chuyện trở nên hấp dẫn khi Brugger tìm đến. Phóng viên người Đức này gặp Tatunca Nara trong một túp lều nhỏ và ông ta vui vẻ kể lại câu chuyện phiêu lưu kỳ thú của mình.
Nhận thấy sự hoài nghi của Brugger, khi đối diện với một người da trắng nói tiếng Đức hoàn hảo, Tatunca giải thích rằng, thành phố của ông có rất nhiều người từng là thành viên Đức Quốc xã, trốn trong rừng rậm sau Thế chiến thứ Hai. Bản thân ông ta được sinh ra từ sự kết hợp giữa một phụ nữ Đức và một người trong bộ lạc.
Bộ tộc của ông, Ugha Mogulala, từng phát triển mạnh mẽ trong khu vực, được chọn bởi “các vị thần”, những người đã xây dựng thành phố ngầm Akakor tráng lệ. Những vị thần này đến từ hệ Mặt trời khác đã ban cho cư dân thành phố những hòn đá ma thuật, có thể nhìn thấy những nơi xa xôi.
Họ có những chiếc tàu lướt nhanh hơn chim bay, không cần buồm hay mái chèo. Theo lời Tatunca, thành phố là một cảnh quan hùng vĩ, ngoạn mục, được bao quanh bởi những bức tường đá cao, có 13 cổng và vô số tháp canh cao vút. Bên trong có những ngôi đền làm bằng đá được chạm khắc công phu, các kim tự tháp, khu dinh thự, cùng nhiều bức tượng có kích thước như người thật.
Thư viện của thành phố chứa đầy những văn bản về kiến trúc bí mật, lịch sử thế giới, vũ trụ và rất nhiều đồ vật bằng vàng. Akakor là thành phố cuối cùng trong số 26 thành phố từng tồn tại trên khắp khu vực. Tất cả đều đã bị phá hủy “trong thảm họa to lớn sau 13 năm các vị thần ra đi”.
Cho đến khi người đàn ông bí ẩn kết thúc câu chuyện của mình, Brugger như bị bỏ bùa đến mức tin tất cả đều là sự thật. Anh đã ghi chép đầy một cuốn sổ tay và thu 12 băng ghi âm cuộc trò chuyện, sau đó sử dụng chúng để viết một cuốn sách về thành phố huyền bí Akakor, có tựa đề Biên niên sử của Akakor, xuất bản vào năm 1976, đưa câu chuyện về thành phố dưới lòng đất bị mất tích đến với công chúng, đồng thời khơi dậy sự tò mò nơi những nhà thám hiểm khác.
Các chi tiết trong sách đều rất hấp dẫn, đề cập đến một thành phố ngầm to lớn ở rừng rậm Amazon, được tạo ra bởi những người ngoài hành tinh hàng thiên niên kỷ trước. Tuy nhiên, không có tài liệu lưu trữ nào về những nền văn minh hoặc bộ tộc trên Trái đất đề cập đến Akakor hoặc cư dân bí ẩn của nó. Nguồn duy nhất của câu chuyện xuất phát từ Tatunca Nara. Mặc dù vậy, điều này cũng không ngăn nhiều nhà thám hiểm gan dạ đến vùng đất cấm để tìm hiểu thực hư.
Kẻ lừa đảo
Tatunca Nara, ảnh do phóng viên kiêm nhà thám hiểm Karl Brugger chụp.
Nổi tiếng nhất trong số này có lẽ là các cuộc thám hiểm được thực hiện bởi cựu phi công của hãng hàng không Thụy Sĩ, Ferdinand Schmid (năm 1977) và nhà khảo cổ học người Brazil, Roldao Pires Brandao (1978). Họ đã thâm nhập vào khu rừng với chính Tatunca làm hướng dẫn viên nhưng không tìm thấy bằng chứng nào về thành phố ngầm này.
Không nản lòng, Schmid trở lại một lần nữa vào năm 1979 và tuyên bố đã tìm thấy dấu tích của thành phố, nhưng sau đó ông nói mình đã đánh mất máy ảnh và phim nên không có gì làm bằng chứng. Tatunca tiếp tục làm hướng dẫn viên cho các cuộc thám hiểm khác vào khu vực, trong đó có cả nhà hải dương học huyền thoại Jacques Cousteau vào năm 1983.
Tuy nhiên, sau đó mọi thứ trở nên nghiêm trọng, khi một số nhà thám hiểm đi tìm thành phố ngầm đã biến mất không để lại dấu vết. Đầu tiên vào năm 1980, một người Mỹ tên là John Reed đi bộ vào vùng hoang dã với Tatunca và không bao giờ quay trở lại. Năm 1983, nhà thám hiểm người Thụy Sĩ, Herbert Wanner mất tích và hộp sọ của ông được một nhóm du khách tìm thấy trong rừng vào năm 1984.
Cũng vào năm này, phóng viên Karl Brugger bị bắn chết ở Rio de Janeiro khi đến đây để khởi động một nỗ lực mới nhằm tìm kiếm thành phố ngầm. Năm 1987, huấn luyện viên Yoga người Thụy Điển, Christine Hauser, biến mất trong rừng dù có sự tháp tùng của Tatunca. Bắt đầu từ đây, ông ta thu hút sự chú ý của cảnh sát, nhưng Tatunca luôn phủ nhận không liên quan đến những vụ chết chóc hay mất tích kể trên.
Do không có bằng chứng nên cảnh sát không thể truy tố Tatunca. Tuy nhiên, mọi chuyện về ông ta bắt đầu sáng tỏ vào năm 1990, khi nhà thám hiểm người Đức, Rdiger Nehberg và đạo diễn Wolfgang Brg thực hiện cuốn phim tài liệu mang tên Bí ẩn của Tatunca Nara.
Bất ngờ, nhóm làm phim phát hiện người đàn ông tự xưng Tatunca Nara thực ra là một cựu quan chức người Đức có tên Gnther Hauck, trốn sang Brazil vào năm 1967 để quỵt tiền cấp dưỡng cho vợ con theo phán quyết của tòa. Vợ cũ của Hauck xác nhận Tatunca chính là chồng của bà ta.
Hóa ra ông ta đã thêu dệt câu chuyện về Akakor nhằm đánh lừa khách du lịch và những người thích phiêu lưu mạo hiểm. Tuy nhiên, Tatunca vẫn cho rằng mình không phải là Hauck, phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định câu chuyện về thành phố ngầm hoàn toàn có thật.
Điều đáng ngạc nhiên là việc Tatunca Nara bị vạch trần cũng không làm mất đi sức hấp dẫn của thành phố ngầm, nó trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều quyển sách và ý tưởng dựng nên thành phố ngầm “Akator” trong phim Indiana Jones và Vương quốc sọ pha lê nổi tiếng.
Bí ẩn bên trong nơi được coi là 'mỏ vàng' của thế giới
Sở hữu những mỏ vàng đồ sộ, thành phố Johannesburg (ở Nam Phi) được ví như 'quê hương' của thứ kim loại quý giá này.
Johannesburg là một thành phố trù phú, giàu có và lớn nhất ở Nam Phi. Sở hữu những mỏ vàng đồ sộ, Johannesburg được ví như "quê hương" của thứ kim loại quý giá này.
Johannesburg từng là một trung tâm khai thác vàng lớn nhất thế giới. Theo đó, từ năm 1886 cho đến 2007, Nam Phi là quốc gia sản xuất và cung cấp vàng lớn nhất thế giới với 79% lượng vàng.
Mỏ vàng South Deep (phía tây thành phố Johannesburg) là khu mỏ nằm sâu dưới lòng đất tới hơn 3000 m, trữ lượng tại đây lên tới gần 1.800 tấn vàng.
Mỏ vàng này được một công ty sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới đầu tư 2,5 tỷ USD cho việc khai thác tại đây.
Ước tính, mỗi tấn quặng sản xuất khoảng 5 gam vàng.
Tại đây, khoảng 14,2 tấn vàng được đúc mỗi năm.
Vàng nung nóng ở nhiệt ộ 1064 độ C chảy vào khuôn đúc. Chúng được tinh chế tới độ tinh khiết là 85 % trong mỏ, trước khi chuyển tới nhà máy tinh chế để xử lý theo tiêu chuẩn của thị trường vàng London.
Mỗi thỏi vàng đúc xong có giá trị khoảng 1,15 triệu USD nên an ninh là mối quan tâm hàng đầu.
Mỏ vàng South Deep có khoảng 200 nhân viên an ninh với độ bảo mật kiểm soát gắt gao.
Ước tính, ngành công nghiệp khai thác vàng 130 năm tuổi đời của Nam Phi đã đóng góp hơn một nửa tổng sản lượng vàng khai thác trên trái đất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang trong giai đoạn khó khăn vì công nhân đình công đòi tăng lương, chi phí khai thác gia tăng...Nguồn ảnh: CNBC, Getty Image
Video: Thâm nhập mỏ vàng "lậu" ở Hòa Bình. Nguồn: VTV24.
Hang động khổng lồ có thể là nơi trú ẩn của sự sống ngoài hành tinh Các hang động khổng lồ hình thành do tác động của dòng chảy dung nham có thể là nơi trú ẩn cho các dạng sống ngoài hành tinh trên các hành tinh khác. Sau khi các dung nham nóng chảy phun trào ra khỏi Trái đất và và tràn sang các khu vực xung quanh, nó thường để lại những hệ thống hang...