Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc
Dù đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc, nhưng tàu sân bay đầu tiên của nước này (có tên Liêu Ninh) vẫn còn nhiều hạn chế.
Suốt vài ngày qua, truyền thông Trung Quốc không ngừng ca tụng tàu Liêu Ninh sẽ giúp tăng cường sức mạnh của hải quân nước này. Quả thực, việc sở hữu hàng không mẫu hạm đầu tiên là dấu ấn quan trọng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, năng lực tác chiến thực tế của tàu Liêu Ninh lại là một vấn đề khác.
Chắp vá
Thuộc lớp Varyag và được mua lại từ Ukraine hồi năm 1998, chiếc Liêu Ninh khi đó quả thực là một “xác rỗng” đúng nghĩa vì chẳng có động cơ, radar hay bất cứ loại vũ khí nào, theo Tân Văn xã. Đến năm 2002, tàu về đến Trung Quốc và neo tại cảng Đại Liên thuộc thành phố Liêu Ninh. Sau đó, Bắc Kinh tỏ ra rất bí mật về hàng không mẫu hạm này, trong khi nhiều nguồn tin khẳng định Trung Quốc đang tìm mua động cơ từ Ukraine. Tuy nhiên, dường như mọi nỗ lực có vẻ như bế tắc nên Bắc Kinh phải chắp vá bằng cách cải tạo động cơ tàu hàng với tốc độ tối đa chưa đến 20 hải lý/giờ (37 km/giờ), theo tờThe Dong-a Ilbo.
Tàu Liêu Ninh mà hải quân Trung Quốc vừa được bàn giao – Ảnh: China.org.cn
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng phải tự thân vận động để trang bị vũ khí cho tàu Liêu Ninh. Theo chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology, hàng không mẫu hạm này sở hữu các loại khí tài cơ bản như tên lửa đối không, pháo cận chiến cùng hệ thống radar. Thế nhưng, hiệu quả kết hợp của các vũ khí trên với hệ thống định vị và thiết bị điện tử vẫn đáng ngờ vì đây là điểm yếu lớn nhất mà công nghệ hải quân Trung Quốc chưa giải quyết được.
Với một hệ thống vũ khí như vậy, khả năng phòng thủ của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tất nhiên phải lệ thuộc vào các tàu bảo vệ. Mới đây, tờ Hoàn Cầu thời báo tiết lộ khu trục hạm lớp 052D, mà Trung Quốc đang phát triển, sẽ đảm trách nhiệm vụ hộ tống tàu Liêu Ninh. Tuy nhiên, bản thân tàu khu trục lớp 052D cũng bị nghi ngờ là vẫn chưa khắc phục được nhược điểm thiếu đồng bộ khi vận hành tác chiến cùng hệ thống điện tử liên lạc, định vị. Như vậy, chưa ghi nhận bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng hình thành một hạm đội tàu sân bay thực thụ.
Thiếu hàng
Quan trọng hơn, Bắc Kinh cũng chưa sở hữu loại chiến đấu cơ phù hợp để sử dụng cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Theo RIA – Novosti, rút kinh nghiệm từng bị Bắc Kinh mua vài chiếc rồi sao chép, Nga đã thẳng thừng từ chối việc Trung Quốc đặt mua 2 chiếc chiến đấu cơ Su-33 Flanker-D, chuyên dùng trên tàu sân bay, để “bay thử”. Vì thế, Trung Quốc lại phải loay hoay tự phát triển chiến đấu cơ J-15 triển khai trên hàng không mẫu hạm.
Trong khi đó, RIA – Novosti dẫn lời giới chức quốc phòng Nga khẳng định sản phẩm chắp vá như J-15 khó sánh nổi với Su-33. Tờ The Chosun Ilbo dẫn nguồn tin quốc phòng nhận định loại chiến đấu cơ này có tầm bay khoảng 800 km. Tất nhiên, khi mang theo vũ khí thì tầm tác chiến sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, J-15 cũng chưa được xếp vào nhóm chiến đấu cơ tàng hình tối tân đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng không hiện đại mà nhiều nước sở hữu. Đồng thời, phải chờ đến năm 2016 J-15 mới có thể được trang bị thực sự cho hải quân. Khi được trang bị máy bay phù hợp, Trung Quốc còn phải cần rất nhiều thời gian để thực nghiệm cất và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
Video đang HOT
Theo báo The Diplomat, một đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi cuối năm ngoái không bình luận tin đồn nước này bị Nga từ chối cung cấp cáp chằng hãm máy bay trên hàng không mẫu hạm. Lúc bấy giờ, vị đại diện ngoại giao tuyên bố Bắc Kinh sẽ “tự lực cánh sinh”. Trong khi đó, giới thạo tin quân sự lại khẳng định Trung Quốc đã tìm mua dây cáp chằng cũ từ Ukraine để sao chép. Theo hình ảnh do truyền thông Trung Quốc đưa ra gần đây, tàu Liêu Ninh đã được trang bị cáp chằng hãm máy bay. Tuy nhiên, chất lượng thực sự của sản phẩm sao chép này thực hư ra sao cũng chưa rõ. Khi chưa sở hữu đúng loại máy bay cần thiết thì chất lượng của thiết bị này cũng khó được kiểm nghiệm.
Với tất cả những yếu tố trên, việc sở hữu tàu Liêu Ninh đối với Trung Quốc thực tế chỉ mới là bước đi mày mò để vận hành hàng không mẫu hạm.
Theo TNO
Thực hư chuyện Philippines "đi đêm" với Trung Quốc
Chính trường Philippines đang chao đảo sau khi vỡ lở việc Thượng nghị sỹ Trillanes đã bí mật thương lượng với Bắc Kinh từ hồi tháng 5, về tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.
Tổng thống, Thượng nghị sỹ bị tố "phản quốc"
Câu chuyện lùm xùm chưa từng có trong lịch sử chính trường Philipines bắt đầu từ phòng họp Thượng viện Philippines hôm 19/9. Trong một bài phát biểu đặc quyền, Thượng nghị sỹ Antonio Trillanes IV đã cáo buộc Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile là một tay sai của cựu Tổng thống Gloria Arroyo và đã gây áp lực thúc đẩy thông qua dự luật chia tách tỉnh Camarines Sur - được coi là có lợi cho con trai của bà Arroyo, Diosdado "Dato" Arroyo để có được "chân" nghị sỹ tại 1 trong 2 tỉnh sau khi chia tách. Do đó, ông Trillanes khẳng định đã mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo Thượng viện của Thượng nghị sỹ Enrile.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile đã "bóc trần"chuyện "đi đêm" của Thượng nghị sỹ Trillanes
với người Trung Quốc trong vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough
Ngay lập tức, Chủ tịch Thượng viện Enrile đã đăng đàn phản pháo, nhưng thay vì thảo luận về Camarines Sur, ông "khui" ra chuyện ông Trillanes đã bí mật đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông. Trillanes đã bỏ ra khỏi phòng họp của Thượng viện khi bị chất vấn về việc bí mật đến Bắc Kinh đàm phán.
"Ông ta không chịu được nhiệt. Ông là đồ hèn nhát", Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile nói khi Trillanes rời phòng.
Sau đó, ông Enrile đọc to biên bản mà bà Sonia Brady - Đại sứ Philippines tại Trung Quốc lập, ghi lại cuộc gặp giữa bà và Thượng nghị sỹ Antonio Trillanes IV tại Bắc Kinh. Trong đó, ông nghị này đã gọi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario là "kẻ phản quốc", thậm chí muốn thay thế ông del Rosario bằng Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas,...
Chủ tịch thượng viện Enrile tố cáo nghị sĩ Trillanes đã tìm cách bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh. "Ông ta chính là "bóng ma trong nhà hát" trên chính trường Philippines", Enrile so sánh và thậm chí còn đặt câu hỏi "Nghị sĩ kiểu gì vậy?".
Nhiều nghị sĩ khác trong phiên họp bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng vào chính sách ngoại giao mà Ngoại trưởng del Rosario thực thi. Phó Tổng thống Jejomar Binay, khi trả lời các phóng viên, cũng ca ngợi việc thi hành trách nhiệm đứng đầu ngành ngoại giao của Rosario.
Về phía Ngoại trưởng del Rosario, ông cũng gửi một thông cáo tới quốc hội, nói rằng bản thân ông đang thực thi chính sách ngoại giao mà Tổng thống đề ra. Thông cáo có đoạn: "Chúng tôi sẽ không tôn trọng những kẻ đang chia rẽ chúng ta. Chúng ta cần có một chính sách thống nhất và một đội ngũ toàn tâm toàn ý bảo vệ lợi ích quốc gia".
Theo báo chí Philippines, Thượng nghị sỹ Trillanes cho biết ông ta đã được Tổng thống "ủy quyền" tổ chức những cuộc thương lượng ngầm với các quan chức Bắc Kinh để giải quyết tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông. Ông Trillanes khẳng định ông có công hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc sau khi tranh chấp nổ ra vào tháng 4 và cáo buộc ông del Rosario tội "phản quốc" vì chiến thuật ngoại giao "hung hăng" của ông này. "Lúc này, không có thêm khủng hoảng tại Scarborough, song chúng ta từng bị đẩy tới sát miệng vực chiến tranh. Đó là một hành vi phản quốc (của del Rosario)", ông Trillanes nói với AFP. Ông này nói các tuyên bố của ông del Rosario cáo buộc Trung Quốc chèn ép Philippines đã suýt đẩy hai nước lâm vào một cuộc đối đầu. Ngoài ra, ông Trillanes còn tiết lộ ông đã gặp "các quan chức hàng đầu Trung Quốc" ít nhất 15 lần ở Manila và Bắc Kinh từ tháng 5/2012.
Bê bối trên lập tức trở thành đề tài chính trị nóng bỏng ở Philippines. Và những gì cần xác thực đã được xác thực lần lượt từ người phát ngôn của Tổng thống Edwin Lacierda đến Tổng thống Benigno Aquino.
Theo tờ Sun Star, ông Aquino đã nói với các phóng viên rằng chính thượng nghị sĩ Trillanes đã tiếp cận ông đề nghị "đi đêm" với Trung Quốc và cho biết ông ta được các quan chức Trung Quốc tiếp cận và đề nghị về khả năng liệu có thể hành động như là một nhà thương thuyết ngoài luồng không.
Theo ông Aquino, ông đã chấp nhận đề nghị của ông Trillanes vì kênh ngoại giao chính thức lúc đó "rất hiếu chiến" và vì muốn giải quyết tình hình bãi cạn Scarborough một cách hòa bình. Dù các vụ "đi đêm" của ông Trillanes khiến một số thượng nghị sĩ Philippines không hài lòng nhưng ông Aquino thừa nhận nó đã giúp hạ nhiệt căng thẳng tại bãi cạn Scarborough.
Theo Tổng thống Aquino, việc Trung Quốc rút bớt tàu khỏi bãi cạn
Scarborough là "có công của Thượng nghị sỹ Trillanes"
"Đó là thời điểm các tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough tăng lên đến 18 chiếc, không kể số tàu con có thể lên đến 30 tàu. Con số đã giảm dần. Có lẽ, chúng ta có thể công nhận đó là công của thượng nghị sĩ Trillanes", ông Aquino phát biểu. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines từ chối tiết lộ các thành công khác từ những vụ "đi đêm" vì tính bí mật của chúng.
Những thừa nhận của Tổng thống đã khiến dư luận Philippines hoang mang và sôi sục. Một cựu luật sư của cựu Tổng thống Ferdinand Marcos thậm chí đã đệ đơn tố cáo ông Aquino và ông Trillanes về tội phản quốc vì các vụ "đi đêm" với Trung Quốc.
Trong đơn tố cáo có tuyên thệ dài 5 trang, luật sư Oliver Lozano khẳng định việc đưa vấn đề ra trước cơ quan chống tham nhũng sẽ chấm dứt "tranh chấp pháp lý" về tính xác thực của những đồn đoán nói rằng ông Trillanes "khao khát có sự ủng hộ của Trung Quốc cho tham vọng làm tổng thống của mình". Ông Lozazo cũng tố cáo ông Aquino đã bật đèn xanh cho ông Trillanes để thương thuyết lén lút với các quan chức Trung Quốc về tranh chấp trên biển nhằm làm lợi cho Trung Quốc và gây thiệt hại cho Philippines.
Câu chuyện chưa có hồi kết
Bê bối hiện tại không thể không khiến người ta phải đặt câu hỏi thực ra Tổng thống Philipines đang chơi trò gì với Trung Quốc khi chỉ vài tháng trước, ông Aquino còn đang "ghi điểm" với người dân trong nước và quốc tế khi thể hiện lập trường kiên định dùng luật pháp quốc tế để giải quyết và không khoan nhượng với Bắc Kinh trong tranh chấp bãi cạn Scarborough. Thậm chí, hồi đầu tháng 9, ông Aquino còn ra sắc lệnh chính thức đổi tên vùng biển bao gồm biển Luzon cũng như các vùng lãnh hải bao quanh, khu vực bên trong và sát nách bãi đá cạn đang có tranh chấp với Trung Quốc là "biển Tây Philippines" để khẳng định chủ quyền, bất chấp sự phản đối gay gắt của Bắc Kinh.
Mà quả thật, cũng đáng để hoang mang khi mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas đã được Tổng thống Aquino cử làm đặc phái viên mang thông điệp hòa bình sang gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân tham dự Hội chợ Triển lãm thương mại Trung Quốc - ASEAN diễn ra tại Nam Ninh cuối tuần trước.
Theo người phát ngôn Tổng thống Philippines Edwin Lacierda, đây là cuộc gặp được phía Trung Quốc đề nghị, do ông Aquino đã bỏ lỡ cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bởi hai bên không khớp được lịch trình tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Nga hồi đầu tháng 9. Cũng theo ông Lacierda, ông Tập Cận Bình đã đánh giá cao việc Tổng thống Philippiné Benigno Aquino cử ông Roxas làm đặc phái viên tới tham dự Hội chợ Triển lãm thương mại Trung Quốc - ASEAN, một việc làm cho thấy ông Aquino rất coi trọng của "việc hàn gắn mối quan hệ Philippines - Trung Quốc". Đồng thời, ông Tập hứa sẽ chuyển thông điệp hòa bình của Tổng thống Aquino tới Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong khi đó, Tân hoa xã ngày 21/9 dẫn lời ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Philippines Mar Roxas cho hay, ông hy vọng mối quan hệ bị tổn thương bởi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Philippines có thể cải thiện và tình hình căng thẳng sẽ không tái diễn thêm một lần nào nữa.
Thông điệp hòa bình kiểu như "Manila muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và giải quyết tranh chấp ở Biển Tây Philippines (Biển Đông) một cách hoà bình" vốn cũng không có gì xa lạ trong ngôn ngữ ngoại giao. Nhưng có một sự tình cờ trùng hợp là người được ông Aquino lựa chọn làm đặc sứ, theo đề nghị của Bắc Kinh, là Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas - cái tên đã được Thượng nghị sỹ Trillanes "muốn" là người thay thế Ngoại trưởng del Rosario. Và mấu chốt là ở chỗ trong cuộc đối thoại này 2 bên vẫn khẳng định chủ quyền với bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Trong khi đó, Phó phát ngôn Tổng thống Abigail Valte ngày 23/9 lại cho biết: "Chúng tôi nhận rằng chúng tôi.... Có một mối quan hệ đa tầng và đa lĩnh vực với Trung Quốc. Nó vượt ra ngoài vấn đề ở Biển Tây Philippines".
Với những thông tin úp mở và nhiều chiều như thế này, hơn bao giờ hết dư luận đang chờ đợi sự khẳng định rõ ràng chính sách đối ngoại với Trung Quốc từ người đứng đầu chính phủ Philippines - Tổng thống Benigno Aquino.
Biên bản của bà Sonia Brady - Mấu chốt của "scandal"Theo công bố của Chủ tịch Thượng viện Philippines Enrile, biên bản cuộc gặp ghi ngày 17-08-2012 về cuộc gặp của Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Sonia Brady và Thượng nghị sỹ Antonio Trillanes IV có những điểm quan trọng sau:- Thượng nghị sỹ Trillanes yêu cầu Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Sonia Brady không ghi biên bản cuộc họp- Trillanes đã gặp với một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc đêm trước hôm gặp bà Brady- Trillannes đã gọi Ngoại trưởng Albert del Rosario là kẻ phản bội và nói rằng ông ta phạm tội phản quốc- Trillanes đã bí mật gặp gỡ với các quan chức Trung Quốc đàm phán về bãi cạn Scarborough và Biển Tây Philippines ( Ông Enrile nói là ông Trillanes đã thực hiện 16 cuộc gặp).- Trillanes nói rằng người Philippines "không ai quan tâm tới bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough)".- Trillanes nói rằng Trung Quốc không bao giờ có ý định thiết lập một đồn ở bãi cạn Scarborough- Trillanes nói với các quan chức Trung Quốc rằng Philippines không có khả năng bảo vệ bờ biển của mình- Trillanes nói rằng Philippines nên vận động hành lang các quốc gia ASEAN như Trung Quốc đã làm.- Trillanes tuyên bố ông ta đã giải quyết vấn đề khó khăn với chuối của Philippines xuất khẩu sang Trung Quốc- Trillanes khăng khăng đàm phán song phương với Trung Quốc trong khi nội các muốn đàm phán đa phương về vấn đề này.Theo báo chí Philippines, Đại sứ Sonia Brady - người đang hồi phục từ một cơn đột quỵ tại Bắc Kinh hơn một tháng trước đã được đưa về Manila để chăm sóc y tế tại quê nhà tối hôm thứ Sáu tuần trước (21/9). Bà Sonia Brady được hi vọng sẽ làm sáng tỏ những vấn đề nêu trong biên bản mà bà đã lập và được Chủ tịch Thượng viện Enrile dẫn chứng khi chất vấn Thượng nghị sỹ Trillanes.Theo Dantri
Thực hư chyện uống sữa đỉa bâu đầy răng Với tin đồn đỉa trong sữa, công an xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đã có động thái tích cực khi vào cuộc cùng y tế xã để giải quyết. Các chuyên gia cũng phân tích liệu có đỉa trong sữa đặc? Chính quyền khẳng định không phải đỉa trong sữa Trước tin đồn rộ cả trên mạng lẫn trong nhân dân...