Thực hư về người bất tử trên đảo Gavdos
Nằm ở cực Nam châu Âu là hòn đảo nhỏ xinh đẹp của Hy Lạp có tên Gavdos, lý tưởng cho những người thích yên tĩnh, tránh xa nhịp sống ồn ào.
Đảo Gavdos xinh đẹp.
Nằm ở cực Nam châu Âu là hòn đảo nhỏ xinh đẹp của Hy Lạp có tên Gavdos, lý tưởng cho những người thích yên tĩnh, tránh xa nhịp sống ồn ào.
Từ nạn nhân của Chernobyl
Vì sao có những người kỳ lạ này trên đảo? Trước tiên, nó có liên quan đến một sự kiện bi thảm trong lịch sử. Tại Ivankiv Raion, phía Bắc Kiev Oblast, thành phố Pripyat, thời điểm đó thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Liên Xô (cũ), vào ngày 26/4/1986, xảy ra tai nạn thảm khốc tại Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl, cướp đi nhiều sinh mạng.
Chất phóng xạ ảnh hưởng đến khắp miền Tây của Liên Xô và châu Âu, gây ra những vấn đề về môi trường và sức khỏe cho gần 7 triệu người.
Trong số những người bị ảnh hưởng bởi phóng xạ có một số nhà khoa học tình nguyện đến đây để nghiên cứu. Một trong số này là
Andrei, nhà khoa học vật lý hạt nhân nổi tiếng người Nga. Ở nơi hoang tàn này, ông bị bệnh nghiêm trọng. Nhận ra rằng, không có phương thuốc hữu hiệu điều trị di chứng phóng xạ,
Andrei nghĩ đến các phương cách khác nhằm duy trì sự sống. Thay vì tới Moscow để điều trị theo chỉ định, ông tìm đến một làng quê gần Stavropol, Nga, sống một cuộc sống giản dị, hoạt động nhiều cho ra mồ hôi và uống rượu vodka, mà theo ông, có tác dụng thải độc cho cơ thể.
Đặc biệt, ông chú trọng đến biện pháp thần bí với mục đích kéo dài cuộc sống, hướng đến bất tử. Sau đó, ông tập hợp những người cùng tình trạng, trong đó có nhiều nhà khoa học Nga. Họ bắt đầu nghiên cứu triết học và thuyết bí truyền để hình thành một hướng tư duy mới.
Theo đó làm việc chăm chỉ và giữ tinh thần vững vàng có thể thay đổi năng lực của cơ thể. Họ tin rằng, với sức mạnh ý chí, thiền định, loại bỏ những ý tưởng truyền thống về cuộc sống và cái chết, về cơ bản, chúng ta có thể tái lập trình cơ thể để không bao giờ chết.
Sau 10 năm, thành viên trong nhóm tăng lên con số 30. Họ quyết định tìm một nơi cách biệt thế giới để theo đuổi cách sống của riêng mình. Và hòn đảo Gavdos được phát hiện. Đây là đảo nhỏ, diện tích chừng 30 km2, nhô lên từ biển Lybia, cạnh hòn đảo anh em lớn hơn nó, Crete.
Đến những nhà nghiên cứu sự bất tử
Được gọi đơn giản là “Nhóm” hoặc “Những người Nga”, ngay khi đến, họ bao quanh mình bằng sự thần bí. Cho dù người dân trên đảo biết khá rõ nhóm người này, nhưng cũng không tránh khỏi những tin đồn lan ra. Mọi người bắt đầu thêu dệt về các công việc mà nhóm thực hiện.
Một số cho biết, họ đã nhìn thấy các công trình kiến trúc lạ lùng do nhóm này xây dựng, như một kim tự tháp lớn, màu xanh, nổi lên giữa các bụi rậm, giống như một số tàn tích khó hiểu từ nền văn minh cổ, rồi một tòa nhà xây dựng theo kiểu đền đài Hy Lạp cổ, với các chạm khắc bí hiểm.
Còn rất nhiều truyền thuyết và lời đồn khó nhận biết thực hư. Nhà làm phim người Na Uy, Yiorgos Moustakis, đã thực hiện một phim tài liệu về đảo và nhóm bí mật ở đây, nói: “Nhiều truyền thuyết đô thị bao quanh nhóm. Một số nghĩ rằng, họ đến đảo để trị bệnh nhiễm phóng xạ. Số khác cho biết họ là gián điệp của KGB hoặc CIA”.
Các phương pháp cụ thể của họ nhằm đạt mục đích không ai biết rõ, nhưng nhiều người cho rằng hệ tư tưởng của nhóm pha lẫn lối sống đơn giản, thực hành nghi thức thần bí, nghiên cứu tôn giáo, triết học bí truyền và thí nghiệm khoa học. Những gì họ nhắm tới là tái lập trình cơ thể con người và đạt đến sự bất tử.
Đối với họ, cái chết không phải không tránh được, mà có thể bị ngăn chặn hoặc ngưng lại. Một thành viên của cộng đồng này giải thích trong một cuộc phỏng vấn với tờ
Worldcrunch: “Cơ thể có nhiều khả năng thay đổi mà chúng ta không sử dụng. Tại sao? Bởi vì chúng ta đã tạo cho mình một lối sống mà sự thay đổi là không cần thiết, với ý niệm con người sinh ra và chết đi là định luật bất biến.
Tôi từng làm việc ở một trung tâm nghiên cứu và thấy toàn bộ tương lai đang kiểm soát, hướng tôi đến điểm cuối cùng là cái chết. Vì vậy, tôi quyết định thay đổi tiến trình, không theo con đường đó mà tạo ra một lối đi khác cho cuộc đời của mình”.
Làm thế nào họ đạt được điều này? Nhiều người cố gắng đi tìm câu trả lời và thậm chí một vài thám tử đã tìm cách xâm nhập vào nhóm để khám phá những gì họ đang làm, nhưng tất cả đều thất bại. Nhà làm phim
Moustakis tin rằng, nhóm gồm hầu hết các nhà khoa học trước đây không phải là những kẻ lang băm hay cuồng tín và họ biết họ đang làm gì. Nói cách khác, họ chắc chắn có một nền tảng lý thuyết để hoạt động.
Cuối những năm 1990, nhóm của Andrei chuyển đến đảo. Khi đó, ở đây chỉ có số dân ít ỏi sinh sống bằng nghề lưới cá. Đi sâu vào bên trong, xa khu dân cư, họ thành lập một cộng đồng tự cung tự cấp, trồng trọt cây lương thực và các loài thực vật khác.
Họ cũng xây dựng các phòng thí nghiệm bí ẩn, đồng thời thực hành những nghi lễ thần bí. Họ tin rằng có thể đạt đến giai đoạn kế tiếp trong quá trình tiến hóa loài người, trong đó trường sinh là có thể.
Một trong những thành viên của cộng đồng giải thích: “Không có thế hệ mới nào ở cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi là thế hệ sau cùng. Chúng tôi không sản sinh ra những người trong vòng sinh tử. Họ không cần thiết”.
Sếu vương miện dũng cảm đuổi voi lớn để bảo vệ con
Mặc dù quá nhỏ bé so với voi, nhưng con sếu vương miện vẫn dũng cảm đứng ra đuổi voi rừng tránh xa tổ của nó.
Sếu vương miện được liệt kê trong sách đỏ của IUCN và được luật pháp bảo vệ ở Nam Phi, Zimbabwe, Uganda và Kenya. Chúng trở nên rất hung dữ khi bảo vệ lãnh thổ hoặc bảo vệ con non của mình.
Thậm chí, loài vật có kích thước to lớn như voi cũng không làm sếu vương miện nao núng. Cảnh tượng đáng kinh ngạc này đã được ghi lại bởi Tayla McCurdy ở Maasai Mara, thuộc Khu bảo tồn Kruger.
Đàn voi kiếm ăn gần tổ của sếu vương miện, mặc dù chúng không có ý định làm hại gia đình nhà sếu, nhưng thân xác to lớn của chúng có thể mang lại mối hiểm họa khôn lường. Con sếu vương miện dang rộng đôi cánh đuổi voi tránh xa tổ của chúng để bảo vệ những quả trứng bên trong.
Con sếu vương miện quyết đuổi đàn voi ra xa khỏi tổ của nó cho bằng được.
Con voi có vẻ bối rối trước tình huống này nhưng dường như nó khá tò mò về lý do tại sao con chim lại vỗ cánh. Trên thực tế, đây là một lời cảnh báo bởi con chim liên tục lao về phía trước, vỗ cánh và kêu gọi bảo vệ tổ của nó.
Cuối cùng, con voi trở nên khá cáu kỉnh và cố gắng đẩy con chim ra xa trước khi đi lang thang, để những quả trứng được an toàn. Mặc dù con voi đã rời đi, nhưng vẫn còn một cặp voi khác ở gần tổ có thể mang lại rắc rối. Sếu vương miện tiếp tục xua đuổi cho đến khi không còn mối hiểm họa nào. Cuối cùng, nó rời đi khi nhận ra rằng không còn bất kỳ nguy hiểm nào nữa.
Sếu vương miện xám (Balearica regulorum) là loài chim ăn tạp, con trưởng thành thường cao khoảng một mét, nặng 3,5 kg. Chúng chỉ ghép đôi với một bạn tình trong một thời điểm. Sếu vương miện xám bảo vệ lãnh thổ quyết liệt trong thời kỳ sinh sản, thường diễn ra vào mùa mưa, khi động vật săn mồi khó tiếp cận những vùng đất ngập nước hơn. Đôi sếu sẽ tách đàn, xây tổ ở vùng đất ngập nước và đẻ khoảng 4 quả trứng một lứa.
Những vụ rò rỉ phóng xạ ít được biết đến trên thế giới Vào ngày 26/4/1986, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã phát nổ, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất từ trước tới nay trên thế giới, hậu quả của vụ việc vẫn còn kéo dài đến nay. Có nhiều tai nạn như Three Mile Island, Fukushima và một số vụ việc khác cũng nổi...