Thực hư thông tin Trung Quốc bí mật đàm phán với Triều Tiên
Liệu Trung Quốc và Triều Tiên có đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng về việc chấm dứt vĩnh viễn chương trình vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa tầm xa của Triều Tiên?
Theo KoreaTimes, mạng tin Aboluowang có trụ sở tại Hong Kong khẳng định Trung Quốc và Triều Tiên đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật kể từ tháng 8.2016 và cuộc đối thoại này đã phát triển đến điểm mà hai bên đã đàm phán các điểu khoản chi tiết để đảm bảo sự chấm dứt vĩnh viễn các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng.
Bốn điều khoản mà Triều Tiên được cho là đã gợi ý với Trung Quốc là cung cấp khoản viện trợ vô điều kiện trị giá 600 tỷ USD mỗi năm trong 10 năm tới (do Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga tài trợ), dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và quốc tế đối với quốc gia bị cô lập này, giải quyết hiệp ước hòa bình Mỹ-Triều Tiên và đảm bảo sự an toàn cho chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Đổi lại, điều kiện duy nhất mà Trung Quốc được cho là đã đưa ra là Bình Nhưỡng phải chấm dứt các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa trong vòng 3 năm kể từ khi thỏa thuận được ký. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán được cho là rơi vào bế tắc do Trung Quốc quyết định cử các chuyên gia hạt nhân tới Triều Tiên để giám sát quá trình dỡ bỏ các chương trình này.
Tuy vậy, cho đến thời điểm này, những thông tin nêu trên của Aboluowang chưa được xác nhận. Các chuyên gia đang coi tin đồn này là vô căn cứ, xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và hy vọng đang gia tăng về một sự đột phá ngoại giao. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc không biết về thông tin này.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang làm việc để kiểm tra tính xác thực của thông tin”, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho KoreaTimes biết.
Trong khi đó, liên quan đến tình hình Triều Tiên, tại cuộc họp báo ngày 5.5, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nêu rõ, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ bất kỳ một quốc gia nào áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phuơng chống lại một nước khác theo luật pháp nước sở tại của họ.
Ông Cảnh Sảng cũng bày tỏ lo ngại rằng tình hình bán đảo Triều Tiên đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi và phức tạp một cách “bất thường” như hiện nay.
Trước đó, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật “Ngăn chặn và Trừng phạt” tăng cường nhằm vào Triều Tiên. Theo đó, các đòn trừng phạt bao gồm cả những thực thể cung cấp dầu thô cho Triều Tiên và sử dụng lực lượng lao động xuất khẩu của nước này.
Dự luật cũng trừng phạt các cá nhân, thực thể nhập khẩu than đá, quặng sắt vượt quá giới hạn mà Liên hợp quốc áp đặt hay tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh trên mạng của Triều Tiên. Ngoài ra, bất kỳ sản phẩm nào sản xuất tại Triều Tiên đều không được phép vào thị trường Mỹ.
Ngày 6.5, CHDCND Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận quân sự chung mới nhất giữa Mỹ và Hàn Quốc là các cuộc tập trận “mạo hiểm chưa từng thấy” trong vài thập kỷ qua. Mỹ-Hàn vừa kết thúc các cuộc tập trận quân sự chung kéo dài hai tháng, với sự tham gia của 300.000 binh sĩ.
Ngoài ra, Mỹ cũng điều nhóm tàu tác chiến dẫn đầu là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson và một tàu ngầm hạt nhân tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên. Washington cũng tiến hành các cuộc tập trận ném bom hạt nhân tại Hàn Quốc và tiến hành hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ trong vòng một tuần từ California tới khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo Danviet
Triều Tiên nối lại hoạt động bất thường ở bãi thử hạt nhân
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Triều Tiên dường như đang nối lại các hoạt động ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri của nước này, trong bối cảnh Bình Nhưỡng được dự đoán có thể tiến hành thử hạt nhân lần 6 vào bất kỳ thời điểm nào.
Ảnh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên ngày 12/4 (Ảnh: AFP)
AFP hôm nay 3/5 dẫn nguồn tin từ 38 North, trang mạng chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên, cho biết những hình ảnh do vệ tinh ghi lại tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 25/4 cho thấy các công nhân Triều Tiên dường như đã bơm nước ra khỏi một đường hầm. Động thái này là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ 6 sắp tới.
Ngoài ra, các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy một số lượng lớn các nhân viên được nhìn thấy tại bãi thử Punggye-ri và một số nhóm có thể đang chơi bóng chuyền.
"Vẫn chưa rõ hoạt động này cho thấy vụ thử hạt nhân đã bị hoãn lại, hay bãi thử vẫn đang trong trạng thái chờ, hay một vụ thử hạt nhân sắp xảy ra", các nhà nghiên cứu tại Viện Mỹ - Triều thuộc Đại học Johns Hopkins nói về các hình ảnh vệ tinh.
Trước đó, các công nhân cũng được nhìn thấy đang chơi bóng chuyền ở các khu vực khác nhau tại bãi thử Punggye-ri trong các bức ảnh được chụp ngày 19 và 21/4. Punggye-ri là khu phức hợp gồm các đường hầm và cơ sở hạ tầng được thiết kế dành cho việc thử hạt nhân tại khu vực đồi núi ở phía đông bắc Triều Tiên.
Tháng trước, 38 North nhận định bãi thử Punggye-ri đã được Triều Tiên chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6. Lúc đó, Bình Nhưỡng được dự đoán sẽ thử hạt nhân để kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành 15/4 nhưng cho đến nay hoạt động này vẫn chưa diễn ra.
Mặc dù vậy, Triều Tiên ngày 1/5 tiếp tục tuyên bố sẽ thử hạt nhân "vào bất kỳ thời điểm nào và tại bất kỳ địa điểm nào", sau khi có lệnh của lãnh đạo cấp cao, bất chấp mọi sức ép "răn đe" từ Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Thành Đạt
Theo AFP
Không cần Trung Quốc, Triều Tiên xoay sang Nga? Một số học giả nghiên cứu về vấn đề Triều Tiên cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể trông chờ Nga bù đắp những thiệt hại trong trường hợp Trung Quốc tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng để ngăn chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Hồi đầu năm nay ông Kim Jong Un đã gửi thiệp chúc...