Thực hư thông tin người thử vaccine COVID-19 ở Anh đã tử vong
Người đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 ở Anh cho biết cô vẫn đang có thể trạng tốt sau khi có tin đồn cô đã tử vong.
Ảnh minh họa
Một bài báo mạng đăng tải thông tin rằng nhà vi trùng học Elisa Granato (32 tuổi), người tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 tại Oxford, Anh vào ngày 23.4, đã chết vì biến chứng sau khi được tiêm vaccine.
Ngay lập tức, chính phủ Anh đính chính tin đó là “hoàn toàn sai sự thật” và cảnh báo mọi người không chia sẻ những tin không có căn cứ trên mạng. Sau bài báo về “cái chết”, tiến sĩ Granato đã viết lên Twitter như sau: “Không giống như những gì mà tin tức đó đề cập… Tôi vẫn đang rất khỏe”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Granato là một trong 2 người tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 và cô cho biết rất hào hứng khi tình nguyện tham gia để nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.
“Tin tức lan truyền trên mạng về người đầu tiên thử nghiệm vaccine ở Anh đã tử vong là hoàn toàn sai sự thật. Trước khi chia sẻ thông tin lên trên mạng, bạn nên kiểm tra lại nội dung của nó có đúng sự thật hay không” – tờ Metro trích dẫn bài viết trên Twitter của Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội vào chiều ngày 26.4.
Đầu tháng này, chính phủ Anh đã khởi động lại chiến dịch “Don’t Feed The Beast” để mọi người có thể đặt câu hỏi về những gì mà họ đã đọc được trên mạng.
Nhóm phát triển vaccine ngừa COVID-19 ở Oxford hy vọng sẽ sản xuất được khoảng 1 triệu liều vaccine vào tháng 9.
HỒNG HẠNH
Thực hư clip cáo buộc cảnh sát Vũ Hán bắn bệnh nhân COVID-19 trên phố
Trong thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một số clip cáo buộc cảnh sát ở thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh COVID-19, bắn các bệnh nhân trên phố trong chiến dịch phong tỏa.
Clip cáo buộc cảnh sát ở Vũ Hán cầm súng để bắn bệnh nhân COVID-19, thực sự chỉ là vụ việc cảnh sát bắn hạ chó dại ở tỉnh Chiết Giang - Chụp từ clip
Trong bản tin video hôm nay 18.2, nữ phóng viên Lý Tinh Tinh thuộc Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) cho rằng khi lướt trên mạng xã hội Twitter hay Facebook, nhiều người có thể cho rằng cảnh sát ở Vũ Hán tàn nhẫn đối với bệnh nhân COVID-19 vì có một số clip nói họ đang bắn bệnh nhân nhiễm virus Corona mới trên phố trong chiến dịch phong tỏa.
Cô Lý chỉ ra một clip cho thấy 3 cảnh sát xuống xe và cầm súng đi bộ vào một khu dân cư ở Vũ Hán. Sau đó, hình ảnh của họ xuất hiện trong một clip khác chiếu cảnh một người đàn ông nằm chết trên đường, gần đó là một xe cảnh sát và xe cấp cứu.
Cô Lý cho hay các phóng viên CGTN sau đó đã đến hỏi cảnh sát và thân nhân của người chết trong đoạn clip và phát hiện sự thật không phải như thế. Cô nói rõ rằng đoạn clip đầu tiên được quay ở thành phố Nghĩa Ô thuộc tỉnh Chiết Giang và 3 cảnh sát đó đang đến khu dân cư sau khi có người gọi hỗ trợ. Khi đến nơi, họ đã bắn chết một con chó dại sau khi đánh giá nó có thể gây nguy hiểm cho con người.
Còn trong clip thứ 2, cô Lý nói rằng nếu xem kỹ, mọi người có thế thấy dòng chữ trấn Ngũ Tổ (thuộc tỉnh Hồ Bắc) trên chiếc xe cấp cứu. Phóng viên CGTN đã đến trấn Ngũ Tổ hỏi cảnh sát và gia đình của người chết trong clip, mới biết được đó là một vụ tai nạn giao thông.
Từ đó, phóng viên Lý kết luận hai clip được quay ở 2 hai nơi khác nhau vào hai ngày khác nhau, và có người đã cố tình cắt ghép lại để tạo thành một câu chuyện bịa đặt nhằm chỉ trích cảnh sát về điều họ không có làm, giữa lúc số người chết vì COVID-19 đang tăng.
Theo Thanh niên
Lầu Năm Góc xác nhận máy bay quân sự Mỹ rơi tại Afghanistan Một máy bay quân sự E-11A của Mỹ đã bị rơi tại tỉnh Ghazni của Afghanistan, xong vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân dù Taliban tuyên bố đã bắn hạ máy bay này. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: PPPRune) Quân đội Mỹ ngày 27/1 xác nhận một máy bay quân sự E-11A của nước này đã bị rơi tại tỉnh...