Thực hư thông tin người sở hữu 4 SIM trở lên mới phải chụp ảnh chân dung
Nhiều thông tin sai lệch liên quan tới quy định chụp ảnh chân dung thuê bao khiến người dùng di động bối rối.
Quy định bổ sung ảnh chụp chân dung thuê bao trả trước không phân biệt người/tổ chức sở hữu một hay nhiều SIM.
Kể từ ngày 24/4/2017, Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 25/2011/NĐ-CP và 174/2013/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung đáng chú ý là thông tin thuê bao di động phải bổ sung thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước có thông tin thuê bao chưa đúng quy định, thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo các quy định tại Nghị định này.
Nghị định cũng nêu rõ hình thức xử phạt đối với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông chưa thực hiện tốt các quy định tại Nghị định 49 nói trên. Đối với chủ các thuê bao di động, sau 60 ngày kể từ khi nhận được tin nhắn đầu tiên yêu cầu tới điểm giao dịch chụp ảnh (có 5 tin nhắn trong 5 ngày liên tiếp), nếu chủ thuê bao không thực hiện thì sẽ bị thu hồi SIM.
Tuy nhiên, mới đây lại xuất hiện thông tin cho rằng Nghị định 49 chỉ yêu cầu những người sở hữu từ 4 SIM trở nên mới phải chụp ảnh chân dung. Trao đổi với PV về thông tin này, một lãnh đạo Cục Viễn thông ( Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định: “Đó là thông tin sai lệch”.
Chủ các thuê bao di động tới cập nhật thông tin tại một điểm giao dịch.
Theo đại diện Cục Viễn thông, đúng là điểm a, khoản 7, Điều 1 (sửa đổi điều 15 của Nghị định 49/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP) quy định: “Bản xác nhận thông tin thuê bao bao gồm toàn bộ các thông tin thuê bao được quy định tại điểm a và điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều này”. Tuy nhiên, quy định này chỉ là đề cập tới biên bản giao kết hợp đồng chứ không phải mô tả những thông tin phải lưu trữ của thuê bao.
“Đây chỉ là quy định về nội dung của bản giao kết hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao; còn tất cả các thuộc tính của thông tin thuê bao quy định ở khoản 5 (trong đó có ảnh chụp chân dung) là áp dụng chung cho mọi thuê bao, không phân biệt nhóm người/tổ chức sở hữu trên hay dưới 3 SIM”, lãnh đạo Cục Viễn thông khẳng định.
Video đang HOT
Ngoài ra, lãnh đạo Cục Viễn thông đặt câu hỏi: “Nhà mạng làm sao có thể bổ sung thông tin thuê bao nếu chủ thuê bao không cung cấp thông tin?”. Trong khi đó, Nghị định 49 đã quy định cụ thể những loại thông tin cần có của thông tin thuê bao, và nhà mạng có thời hạn tới ngày 24/4/2018 để cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu.
Thao đánh giá của vị đại diện Cục Viễn thông, phần lớn các thuê bao trả trước trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có thông tin không đúng người trực tiếp sử dụng (do sử dụng SIM kích hoạt sẵn hoặc SIM lưu trữ sẵn thông tin của người khác/thông tin không hợp lệ,…). Do đó, việc cập nhật đầy đủ thông tin thuê bao như mô tả tại khoản 5, Điều 1 Nghị định 49 là cần thiết, và các doanh nghiệp viễn thông cũng như người dùng di động phải nghiêm túc thực hiện.
Nội dung Khoản 5, Điều 1 Nghị định 49Thông tin thuê bao bao gồm:a) Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);b) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);c) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản này;d) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;đ) Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);e) Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);g) Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.Nội dung Khoản 7, Điều 1 Nghị định 497. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các cá nhân sử dụng số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng viễn thông di động thực hiện như sau:a) Đối với 3 số thuê bao đầu tiên, cá nhân xuất trình giấy tờ và ký vào bản giấy hoặc bản điện tử bản xác nhận thông tin thuê bao. Bản xác nhận thông tin thuê bao bao gồm toàn bộ các thông tin thuê bao được quy định tại điểm a và điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều này;b) Đối với số thuê bao thứ tư trở lên, thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu với doanh nghiệp viễn thông di động. Doanh nghiệp viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng theo đúng quy định tại điểm b, điểm d khoản 9 Điều này.
Theo Danviet
Nóng 24h qua: Công an điều tra vụ Hội thánh Đức chúa trời "vươn vòi bạch tuộc" ở miền Tây
Công an điều tra vụ 'Hội thánh Đức chúa trời' vươn vòi bạch tuộc ở miền Tây; Sự thật đằng sau clip công an đánh người ở Tuyên Quang; Con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng du học bằng ngân sách sai quy định... là những thông tin nóng nhất 24h qua.
Công an điều tra vụ 'Hội thánh Đức chúa trời' vươn vòi bạch tuộc ở miền Tây
Chiều 23/4, Đại tá Nguyễn Văn Thuận - Phó Giám đốc công an thành phố Cần Thơ cho biết: Khoảng 3 ngày nay, xuất hiện thông tin về nhóm người len lỏi vào các trường đại học, vùng nông thôn ở miền Tây như Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang để tuyên truyền về 'Hội thánh Đức chúa trời'... Trên địa bàn Cần Thơ, cũng có thông tin nhóm người này xuất hiện ở quận Thốt Nốt để tuyên truyền về 'Hội thánh Đức chúa trời'.
Ban giám hiệu trường ĐH An Giang thông báo cho sinh viên về vụ việc "Hội thánh Đức chúa trời" xuất hiện ở miền Tây.
Theo đại tá Thuận, phương thức của nhóm này là không thờ cúng ông bà, bỏ gia đình đi theo nhóm để tuyên truyền và trùm đầu kín. Còn đối tượng mà họ tiếp cận, lôi kéo là nữ sinh ở các trường đại học, cao đẳng hay người ngoài xã hội.
Đại tá Thuận cho biết thêm, công an tỉnh Vĩnh Long và An Giang đã xác định 5 đối tượng đến quanh khu vực các trường đại học, cao đẳng. "Hiện tại, Công an Cần Thơ đang tiến hành xác minh, điều tra nhóm người này trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân biết để tránh", đại tá Thuận nói.
Sự thật đằng sau clip công an đánh người ở Tuyên Quang
Ngày 24/4, thượng tá Ma Quang Trung, Trưởng Công an huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã có thông tin chính thức về đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm người mặc sắc phục công an xô xát với một nhóm người bên trong một ngôi nhà.
Theo đó sự việc xảy ra tại nhà đối tượng Trịnh Văn Long (SN 1988), trú tại xã Ninh Lai hôm 18/4 vừa qua. Khi lực lượng công an đến nhà Long để rõ vụ việc liên quan đến chiếc xe máy của một người phụ nữ bị mang đi cầm cố thì Long tỏ thái độ bất hợp tác và có hành vi đánh nữ chủ nhân của chiếc xe máy khiến chị này nằm gục xuống đất.
Lãnh đạo Công an huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) thông tin về xô xát giữa một số đối tượng với công an bên trong một ngôi nhà.
"Vừa về nhà, Long chưa hiểu nội tình sự việc đã cầm điếu đập trúng gáy người phụ nữ ngất luôn nhưng đoạn này đã bị cắt. Lúc này, Công an huyện Tam Đảo mới khống chế, ngăn chặn hành vi của đối tượng, từ đó phát sinh các tình tiết trong clip", trung tá Ma Văn Trung nói.
Trung tá Trung cho rằng, hành vi của đối tượng Long quá côn đồ khiến lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bức xúc.
Con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng du học bằng ngân sách sai quy định
Theo đó, Sở Nội vụ cho biết, ông Trần Văn Mẫn (công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, con trai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh) tốt nghiệp đại học loại khá theo Đề án 32. Đến ngày 31/12/2010, mẹ ông Mẫn có đơn gửi Thường trực Ban chỉ đạo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để xin cho ông Mẫn tham gia chuyển tiếp bậc thạc sĩ.
Ông Trân Văn Mân tôt nghiêp loai khá ngành Xây dưng dân dung tai Đai hoc Queensland - Úc, sau đó tiếp tục học thạc sĩ tại trường này. Ảnh: Internet
Ngày 7-1-2011, Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng có công văn thông báo ý kiến của Thường trực Ban chỉ đạo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố, 3 học viên học chuyển tiếp bậc thạc sĩ có cả ông Mẫn mà không có ý kiến của Thường trực Thành ủy.
Sau đó, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có tờ trình cử học viên đi học thạc sĩ tại Úc, trong đó có ông Mẫn. Qua rà soát, Sở Nội vụ TP Đà Nẵng xác định việc cử ông Mẫn đi học thạc sĩ là chưa phù hợp. Cụ thể, về tiêu chuẩn, yêu cầu của đề án là học viên phải tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên nhưng ông Mẫn chỉ tốt nghiệp đại học loại khá.
Người dân nháo nhào đi đăng kí vì tưởng sắp tới hạn chót khóa sim
Sau MobiFone, VinaPhone, đến ngày 23/4 Viettel thông báo sẽ tiếp tục đăng ký thông tin cá nhân cho khách hàng sau ngày 24/4. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, sáng 24/4, tại các điểm giao dịch của 3 nhà mạng vẫn đông nghẹt người dân đến hoàn thiện hồ sơ, bổ sung ảnh chân dung.
Người dân đổ xô đến điểm giao dịch của VinaPhone, số 297 đường Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội đăng ký thuê bao.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, mốc 24/4/2018 là thời điểm doanh nghiệp phải bảo đảm cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao của mình đã tuân thủ hoàn toàn theo các quy định tại Nghị định 49. Sau thời điểm này, bất kỳ lúc nào cơ quan quản lý cũng có thể tiến hành thanh, kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp nếu phát hiện có thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu không đúng quy định.
Đại diện cục viễn thông cũng cho biết, thời gian qua các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc và cố gắng triển khai việc rà soát, cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao theo quy định tại Nghị định 49, nên việc triển khai trong những ngày gần đây gây nhiều khó khăn cho người dân (quá tải, ùn tắc tại các điểm cung cấp dịch vụ). Trong những ngày sắp tới, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, nhân lực, để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.
Theo danviet
Chân dung các nhân vật hoạt hình nổi tiếng khi về hưu Andrew Tarusov, một họa sĩ người Nga đã tạo ra một loạt các hình ảnh minh họa chân dung các nhân vật hoạt hình nổi tiếng khi về hưu. Cùng Ohay xem nhé! Andrew Tarusov tưởng tượng mỗi nhân vật hoạt hình đã có một cuộc sống dài lâu và phức tạp: Mickey là ông trùm hoạt hình, Goofy không nhận được bảo...