Thực hư thông tin gõ cửa 3 lần trước khi vào phòng khách sạn để tránh ác mộng
Nhiều tín đồ đi du lịch cho biết, ở nhiều khách sạn khi đưa khách lên phòng check-in, nhân viên sẽ thường có thói quen gõ cửa trước khi vào, mặc dù biết chắc trong phòng không có người.
Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của hành động này lại không nhiều người biết.
Không chỉ là ca sỹ, Bảo Thy còn là một tín đồ du lịch. Cô thường xuyên chia sẻ hình ảnh các chuyến đi, khám phá nhiều địa danh, thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới.
Mới đây, trong chuyến du lịch Hàn Quốc, Bảo Thy gây xôn xao dư luận khi chia sẻ gặp ác mộng tại khách sạn chỉ vì… quên gõ cửa khi vào phòng.
“Chỉ vì hôm qua quên gõ cửa phòng trước khi vào mà cả đêm mất ngủ… Rút kinh nghiệm sâu sắc là đi khách sạn luôn luôn phải gõ cửa phòng mọi người nhé”, Bảo Thy viết trên trang cá nhân.
Bảo Thy chia sẻ hình ảnh trong chuyến du lịch tại Hàn Quốc. Ảnh: Facebook
Trả lời về các câu hỏi thắc mắc dưới dòng chia sẻ, Bảo Thy cho biết, câu chuyện cô kể chỉ là cách nói vui vẻ, hài hước với bạn bè.
“Tuy nhiên, với những ai hay đi du lịch chắc chắn sẽ thấy, ở nhiều khách sạn khi đưa khách lên phòng check-in, nhân viên sẽ thường có thói quen gõ cửa trước khi vào, mặc dù biết chắc trong phòng không có người”, Bảo Thy viết.
Tại nhiều khách sạn, resort nhân viên thường có thói quen gõ cửa phòng trước khi vào dù là căn phòng trống
Chia sẻ này của Bảo Thy khiến nhiều người tò mò. Một số thậm chí đưa ra suy đoán, việc gõ cửa giống như hành động tâm linh, để đuổi “tà khí xấu” trong phòng, tránh đánh động đến các vong linh trong khách sạn. Ngoài ra, việc đầu tiên du khách nên làm khi vào phòng là bật lửa, xả nước, mở tivi… để tránh gặp ác mộng khi qua đêm.
Video đang HOT
Trên thực tế, đây là quy định về nghiệp vụ của các khách sạn, resort. Nhân viên khách sạn nói chung, kể cả nhân viên buồng phòng đều phải gõ cửa, xưng danh, khi muốn vào bất cứ căn phòng nào, mặc dù biết rõ đó là căn phòng trống. Khi không thấy hồi đáp từ bên trong, thì nhân viên mới được mở cửa để vào phòng.
Trên thực tế, đây là quy định về nghiệp vụ của các khách sạn, resort mà không phải là hành động tâm linh như nhiều người suy đoán.
Hành động gõ cửa ba lần và xưng danh trước khi vào phòng, là để thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng, tôn trọng sự riêng tư và để người ở bên trong (nếu có), có thời gian chuẩn bị cho sự có mặt của người khác ở trong phòng một cách bất ngờ.
Việc làm này tránh tình huống nhầm lẫn số phòng, hoặc nhầm số thẻ lấy phòng, hoặc nhân viên có thể nhầm lẫn, dẫn khách lên phòng đã có người ở mà không để ý. Đây là một phép lịch sự được nhiều khách sạn, resort trên thế giới áp dụng.
Như vậy, hành động gõ cửa 3 lần trước khi vào phòng, dù biết đó là căn phòng trống chỉ là một nghiệp vụ của nhân viên khách sạn. Bạn cũng không cần quá băn khoăn hay lo lắng về hành động này.
Theo Dân trí
Mừng cưới thời hiện đại để vừa hợp tình lại chẳng sợ đau ví
Mừng cưới bao nhiêu cho đủ. Gia đình thân thiết thì dễ rồi đi mấy chẳng được, người yêu cũ tốt nhất không nên mừng còn đứa bạn thân thì chỉ cần tờ vé số là đủ.
Mỗi mùa cưới về, có người nhận năm đến sáu phong bì mời chung vui cùng các cặp uyên ương trong ngày trọng đại là chuyện bình thường. Từ người nhà, hàng xóm, đồng nghiệp đến bạn thân thậm chí là cả người yêu cũ khiến bạn không khỏi đau ví. Cũng là bỏ phong bì thôi nhưng đi như thế nào để vừa hợp tình lại hợp lý nhỉ? Có những cách bỏ phong bì vừa không đau ví vừa giúp người ta phất lên nhanh chóng đấy nhé.
Mừng đám cưới bao nhiêu tiền cho đủ
Bí quyết mừng cưới vừa hợp tình hợp lý lại chẳng ngại đau ví
Gia đình thì quá thân quen rồi, nói thẳng ra thì với trường hợp này bạn không nên quá khắt khe vì có đi có lại mà. Bây giờ mình bỏ tiền ra đi cưới thì vừa chúc phúc cho anh chị em vừa đặt chỗ trước cho đám của bản thân say này đấy nhé. Với anh chị em trong gia đình bạn cứ mạnh tay chi tầm 1.000.000 đồng nha. Đây là mức mừng hợp lý vừa đảm bảo được tình thân bền chặt vừa là chút tình cảm thật lòng chúc phúc cho đôi uyên ương có vốn làm ăn đảm bảo cuộc sống đủ đầy sau kết hôn.
Người nhà thì mạnh tay chi 1.000.000 đồng là hợp lý
Hàng xóm là đối tượng mình sẽ đi vì phép lịch sự nên số tiền chi ra không cần quá nhiều. Bởi nếu như ở quê thì hàng xóm còn qua lại, sẽ có thân thiết tình cảm nhưng thành phố đôi lúc người ta còn chẳng phân biệt nhà này có bao nhiêu con, ai cưới nữa. Chính vì vậy, để đáp lại phép lịch sự khi được hàng xóm mời thì bạn có thể chi số tiền khoảng 200.000 đồng. Đây là con số vừa phải, không quá lớn để bạn cảm thấy tiếc cũng không quá nhỏ so với mức sống hay mức mừng cưới trong xã hội hiện nay.
Hàng xóm thì chỉ nên đi 200.000 đồng để an toàn thôi nhé
Đồng nghiệp thì đi sao cho khéo nhỉ, vì đây là đối tượng bạn gặp gỡ tiếp xúc hàng ngày mà. Việc mừng cưới đối tượng này cực kỳ quan trọng vì đây là những người sẽ đồng hành cùng bạn trong công việc, giúp đỡ bản thân mình lúc cần và quan trọng nhất là mỗi ngày bạn dành hơn quá nửa thời gian để gặp họ rồi. Tuy nhiên, đối tượng này lại chia làm hai thành một, một là thường xuyên tiếp xúc rất thân thiết, còn lại là những người chỉ xã giao, gặp nhau vài lần mà thôi. Những đồng nghiệp không thân thì bạn cứ lấy mức giá 300.000 đồng làm cơ sở sau đó số tiền sẽ tăng dần theo mức độ thân thiết đấy nhé.
Đồng nghiệp là đối tượng nhạy cảm, cần cân nhắc kỹ khi bỏ phong bì
Người yêu cũ hẳn là vấn đề nhức nhối mà ai cũng quan tâm và đau đầu mỗi khi đi cưới. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất, đôi lúc đi còn không muốn nữa huống hồ gì nói đến mừng tiền. Dù sao cũng đã từng có một khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau rồi nên dù có không còn tình cảm nữa nhưng phải nhìn người ta tay trong tay với đối tượng khác quá là cũng chẳng dễ chịu gì đúng không nào. Chính vì vậy bạn có thể thẳng tay chi phong bì không nhé, vừa chẳng sợ mất vốn lại dằn mặt được luôn. Ngoài ra, để tăng thêm phần ấn tượng thì có thể lên hát bài bài góp vui cũng được.
Người yêu cũ chưa chắc đã được mời đâu nhưng cứ tính trước là lên hát nhé
Bạn thân thì đi sao cho vừa lòng tụi nó nhỉ, đôi thi thân thiết quá mức thì tiền đâu đong đếm cho vừa. Một cách rất thông minh để khiến bạn mình phất lên nhanh chóng lại tạo sự độc đáo khác biệt đó là nhét phong bì luôn 2 tờ vé số nhé. Nếu trúng thì trời cho, không khéo bạn còn kéo đến cảm ơn mình rối rít ý chứ còn nếu trượt thì xem như là một kỷ niệm vui, khiến tình bạn thêm thắm thiết, mặn nồng. Quan trọng nhất đó là bản thân mình vừa không sợ đau ví lại có thể khiến bạn phất lên nhanh chóng.
Cộng đồng mạng đua nhau chia sẻ, tỏ ra thích thú trước bí quyết mừng cưới hợp tình hợp lý
Ngay sau khi bài viết đăng tải đã nhận được hàng trăm hàng nghìn lượt chia sẻ cũng như bình luận. Hầu hết mọi người đều tag bạn bè vào để xác minh và đặt trước vé mời. Một số còn tiếc hùi hụi vì nếu biết sớm hơn thì có phải đã mua cho bạn hẳn 2 cái vé, có khi giờ phát tài rồi không. Một số khác cũng tỏ ra phấn khích thi đòi chi hẳn hơn 1.000.000 đồng đi người yêu cũ để dằn mặt. Tuy nhiên, cũng không ít bạn trẻ lo lắng, đám cưới người yêu cũ chưa chắc đã được mời đâu mà tính đến chuyện đi bao nhiêu cho vừa.
Ý kiến từ cộng đồng mạng
"Hàng xóm đôi khi còn chẳng biết mặt ý, cả năm còn chẳng gặp nhau lấy một lần. Họ mời là phép lịch sự thôi, mình thấy 200.000 đồng là hợp lý rồi"
"Biết thế ngày xưa mình mua cho đứa bạn thân 2 cặp vé số, vừa đỡ tốn tiền lại có khi nó trúng to chia cho mình ít ấy chứ đùa"
"Đồng nghiệp là khó nghĩ nhất nhé, có những người chỉ gọi là biết thôi, gặp nhau được mấy lần nhưng vẫn phải bấm bụng đi vì phép lịch sự. Thôi thì 300.000 đồng cũng được, biết đâu sau này có gì cần giúp đỡ"
"Người yêu cũ liệu có được mời không mà tính đến chuyện đi bao nhiêu sớm vậy".
Đi cưới bao nhiêu là vấn đề nhức đầu mà ai cũng quan tâm. Phong bì mừng cưới dày hay mỏng còn phải phụ thuộc nhiều vào ví của mình và mức độ thân thiết của đối tượng mời nữa. Bạn nghĩ sao về mức chi đám cưới vừa không quá đau ví lại vừa hợp lý, độc đáo này. Hãy chia sẻ ý kiến của bản thân ngay nhé,
Ảnh: Bestie
Theo Yan
Sẽ thế nào khi "tra tấn" iPhone 11 Pro Max bằng bật lửa, dao rọc giấy và bẻ cong? Chi tối thiểu 1,099 USD, bạn sẽ nhận được một chiếc smartphone bền đến mức nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm với trường hợp của iPhone 11 Pro Max. Ngày 20/9 vừa qua, chiếc iPhone 11 Pro Max đã chính thức được mở bán tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Cũng giống như các thế hệ...