Thực hư ‘thần dược’ từ lá đu đủ chữa ung thư
Từ thông tin truyền miệng, một loạt các công thức từ lá đu đủ để trị ung thư như đun nước lá đu đủ tươi, nấu lá đu đủ đã được phơi, sao khô, hoặc cho thêm nhiều loại khác trong công thức lá đu đủ để chữa ung thư…
Ảnh minh họa: Internet
Trong khi chưa rành các công thức, chưa đủ các bằng chứng khoa học để khẳng định, nhiều bệnh nhân ung thư đã tự ý tìm đến lá đu đủ như là một phương thuốc điều trị bệnh.
Và sau đó, hẳn ai cũng lo ngại cho cái giá của việc sử dụng những bài thuốc truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học.
Thượng tá, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê, Bệnh viện Quân y 103 kể, rất nhiều bệnh nhân ung thư tìm đến bác sĩ trong tình trạng bục dạ dày, xuất huyết, viêm loét dạ dày, thậm chí dạ dày đang có nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn.
Khi hỏi về tiền sử bệnh, cách tự ý chữa trị trước khi tìm đến bác sĩ, BS Nguyễn Lê mới tá hỏa khi biết rằng, bệnh nhân nghe có tin đồn chữa khỏi bệnh bằng lá đu đủ nên đã tự ý lấy lá về đun nước uống hàng ngày.
Bệnh nhân hi vọng rằng cách làm này sẽ chữa khỏi ung thư, không cần xạ trị lại không hề tốn kém.
Hậu quả là bệnh càng thêm bệnh, sức khỏe giảm sút càng thêm giảm sút và án tử dành cho bệnh nhân ung thư ngày càng đến gần hơn.
Tiến sĩ Đoàn Lực, Bệnh viện K trung ương cho biết khoa đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam trong đó có lá đu đủ. Ảnh minh họa: Internet
Trước những thông tin nhiều bệnh nhân ung thư tự ý chữa bệnh bằng uống nước lá đu đủ mà không chịu tìm đến bác sĩ có chuyên môn khám, chữa bệnh, chỉ đến khi bệnh đã đến giai đoạn không thể chữa trị mới tìm đến bác sĩ đã khiến không ít người lo sợ.
Video đang HOT
Vậy thực hư của việc sử dụng lá đu đủ chữa bệnh ung thư là như thế nào?
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, quả thực nếu phân tích các thành phần của lá đu đủ sẽ thấy loại lá này có tác dụng chống lại sự phát triển của các khối u.
Tuy nhiên, việc sử dụng lá đu đủ để chữa bệnh ung thư, theo ông là chưa đủ cơ sở khoa học.
“Đúng là lá đu đủ có những đặc tính chữa khối u nhưng việc khẳng định sử dụng lá đu đủ chữa khỏi bệnh ung thư hoặc nên đưa ra khuyến cáo cho mọi người rằng lá đu đủ chữa bệnh ung thư thì không phải là thông tin chính xác.
Theo tôi, lá đu đủ có hỗ trợ một phần nào đó cho bệnh nhân bị ung thư chứ không chỉ dựa vào lá đu đủ là bạn có thể chiến thắng được căn bệnh hiểm nghèo này”, ông Minh nói.
Khi có bệnh, cách tốt nhất là đến các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa để được khám, tư vấn và điều trị đúng phác đồ. Ảnh minh họa: Internet
Đồng quan điểm với lương y Bùi Hồng Minh, Thượng tá, ThS.BS Nguyễn Lê cũng cho biết thêm, nếu đúng là lá đu đủ có thể chữa dứt điểm ung thư thì nó đã được lựa chọn để làm thuốc chữa bệnh từ lâu lắm rồi.
“Đúng là lá đu đủ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư.
Nhưng ở đây chúng ta cần lưu ý, lá đu đủ ở Việt Nam chưa có bằng chứng rõ ràng và giá trị chữa bệnh ung thư đến mức độ nào, chữa được cụ thể là loại ung thư nào…
Việc hiểu không đúng dẫn đến tự ý chữa bệnh gây nên những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh ung thư”, BS Nguyễn Lê nói.
Tiến sĩ Đoàn Lực, Bệnh viện K trung ương cho biết khoa đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam trong đó có lá đu đủ.
Tiến sĩ Lực cho biết hiện nay bệnh ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm vẫn có thể chữa khỏi bệnh, ở giai đoạn muộn thì bác sĩ chỉ điều trị được triệu chứng.
Rất nhiều bệnh nhân đã bỏ qua thời gian vàng để điều trị và chạy theo những thông tin không chính thống, khoa học.
Khi bị ung thư cần phải điều trị bằng các biện pháp tiên tiến đã được chứng minh, nếu muốn có thể dùng thêm thuốc Nam hoặc lá đu đủ để hỗ trợ trong giai đoạn điều trị chứ không thể chữa khỏi được bệnh.
Đồng quan điểm với lương y Bùi Hồng Minh, Thượng tá, ThS.BS Nguyễn Lê cũng cho biết thêm, nếu đúng là lá đu đủ có thể chữa dứt điểm ung thư thì nó đã được lựa chọn để làm thuốc chữa bệnh từ lâu lắm rồi. Ảnh minh họa: Internet
Còn theo TS – bác sĩ Phạm Thị Việt Hương, Bệnh viện K trung ương cho biết việc những bài thuốc như của anh Hùng lan truyền trên mạng rất nguy hiểm.
Nhiều bệnh nhân đang bị bệnh điều trị ở viện bỏ viện về nhà điều trị theo các thầy lang băm như trên.
Bác sĩ Hương cho biết đến nay các phương pháp điều trị ung thư vẫn là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và miễn dịch sinh học.
Có một số vị thuốc trong dân gian được cho là kìm hãm hoặc tiêu diệt tế bào ung thư như cây dừa cạn, cà độc dược…
Tuy nhiên, người ta phải tách xuất, bào chế từ hàng tấn cây mới có được một lọ thuốc có tác dụng chứ không phải chỉ là ăn hoặc uống vài lạng.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ứng dụng các tiến bộ mới trong điều trị ung thư
Ngày 16/7, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học "Ứng dụng các tiến bộ mới trong điều trị ung thư".
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Các nhà khoa học, bác sĩ... đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như Bệnh viện K Trung ương, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai... đã cung cấp những thông tin, kiến thức mới, cập nhật về công tác phòng, điều trị ung thư trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là các báo cáo khoa học: Một số tiến bộ trong phòng chống ung thư tại Việt Nam; Ứng dụng một số tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư; Chiến lược điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến triển tại chỗ...
Theo ghi nhận của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, năm 2018, tại Việt Nam có 300.033 ca mắc ung thư và khoảng 114.871 người tử vong do bệnh ung thư. Do vậy, phòng chống bệnh ung thư không chỉ là trách nhiệm của những người làm công tác phòng chống ung thư, mà là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội.
Thạc sĩ Nguyễn Viết Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An khẳng định: Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị hệ thống như hóa chất, miễn dịch, nội tiết và điều trị đích. Trước đây, tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An chỉ triển khai được phẫu thuật và điều trị nội khoa. Mới đây, hai hệ thống máy xạ trị gia tốc hiện đại là hệ thống xạ trị Precise và Synergy Platform đã được vận hành và đi vào hoạt động tại bệnh viện. Những bệnh nhân ung thư đầu tiên tại Nghệ An đã được điều trị bằng kỹ thuật xạ trị. Đây là mốc quan trọng trong sự phát triển của chuyên ngành ung thư tại Nghệ An.
Tiến sĩ, bác sĩ Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội (Bệnh viện K Trung ương) đã nêu bật một số tiến bộ trong phòng chống ung thư tại Việt Nam. Số ca mắc ung thư mới hàng năm là 164.671 người, các loại ung thư thường gặp như gan, phổi, dạ dày, vú, đại trực tràng... Ngoài nỗ lực để giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư như giảm tỷ lệ hút thuốc lá, tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B, vắc-xin HPV, dinh dưỡng phù hợp... thì việc triển khai kỹ thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình trong ung thư cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, những tiến bộ trong xạ trị như xạ trị cắt lớp, xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung, xạ trị trong mổ, xạ phẫu, xạ định vị thân bằng máy gia tốc đã và đang được Bệnh viện K áp dụng trong điều trị bệnh nhân ung thư hiện nay.
Tiến sỹ Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội - Bệnh viện K trình bày tham luận. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Thái, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ về chiến lược điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn tiến triển tại vùng và di căn xa có đột biến gen EGFR dương tính.
Tiến sĩ Thái cho biết, ung thư phổi chiếm số 2 về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong tại Việt Nam chỉ sau ung thư gan. Tỷ lệ này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay, ung thư phổi không tế bào nhỏ thường được chẩn đoán ở giai đoạn 3 hoặc 4 và tiên lượng sống còn thấp. Nhiều nghiên cứu cải thiện liệu pháp hóa xạ trị đồng thời nhưng không mang lại kết quả tích cực. Trước thực tế đó, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã có giải pháp chữa trị cho bệnh nhân, đối với bệnh nhân giai đoạn di căn xa, EGFR dương tính là điều trị chủ đạo (3 thế hệ). Kèm theo đó, lựa chọn thuốc thích hợp cho từng nhóm bệnh nhân như loại đột biến; có hay không di căn thần kinh trung ương; thể trạng, bệnh lý phối hợp; tình trạng cung ứng, kinh tế.
Kết luận hội thảo, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An khẳng định: Báo cáo khoa học của các chuyên gia hàng đầu về ung thư trong cả nước được trình bày tại hội thảo sẽ là cơ hội để các nhà khoa học, các thầy thuốc trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và chuyển tải những kiến thức mới, chuyên sâu đưa vào ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh cho nhân dân. Những tiến bộ mới của y học hiện nay có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm, đồng thời bằng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị đã đem lại hiệu quả cao trong điều trị, kéo dài tuổi thọ.
Bích Huệ
Theo TTXVN
Tâm sự đẫm nước mắt của người mẹ cạo đầu cổ vũ con chống bệnh ung thư Không muốn con trai cảm thấy mình khác biệt, chị Vân đã cạo đầu để đồng hành cùng con trên chặng đường chữa căn bệnh ung thư máu quái ác. Chị Vân xuống tóc cỗ vũ con trai bị ung thư. Ảnh: Tuổi Trẻ Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh Vân (39 tuổi, quê Quảng Nam). Ngồi lọt thỏm một...