Thực hư sân bay Đà Nẵng lọt vào top 3 tốt nhất thế giới
Trong ngày 31.10, một số trang mạng VN đưa thông tin dịch vụ sân bay Đà Nẵng lọt vào top 3 tốt nhất thế giới theo khảo sát của Hãng hàng không Dragonair (Hồng Kông). Tuy nhiên, qua tìm hiểu của Thanh Niên Online, đây chỉ là bản báo cáo nội bộ của Dragonair. Theo đó sân bay Đà Nẵng đứng thứ 3 trong tháng 6.2014 về chất lượng dịch vụ trong số 96 sân bay trên thế giới mà hãng này đã có chuyến bay đến và đi.
Vào ngày 1.8.2014, sau cơn mưa lớn kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ, nhà ga sân bay quốc tế TP.Đà Nẵng có mức đầu tư cả ngàn tỉ đồng lại bị dột nước – Ảnh: Nguyễn Tú
Dragonair đưa ra đánh giá trên trong bản báo cáo nội bộ hôm 27.8 là dựa vào hệ thống chấm điểm của hãng này về chất lượng phục vụ và độ tin cậy công tác vận hành sân bay.
Đây cũng chỉ là một bản báo cáo nội bộ, không công bố rộng rãi và truyền thông báo đài thế giới cũng không có đăng tải bất kỳ thông tin hay bài viết nào cho thấy dịch vụ sân bay Đà Nẵng lọt vào top 3 tốt nhất thế giới. Thậm chí, trên website của Dragonair cũng không công bố bản báo cáo này.
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, nhà ga sân bay quốc tế TP.Đà Nẵng có mức đầu tư cả ngàn tỉ đồng, nhưng chỉ sau một trận mưa lớn kéo dài khoảng nửa giờ hôm 1.8 đã bị dột nước. Và cả sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cũng bị liệt vào danh sách 10 sân bay thuộc hàng tệ nhất châu Á.
Trao đổi với Thanh Niên Online về xếp hạng của Dragonair, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không VN cho rằng việc nhà ga Đà Nẵng được đánh giá đứng thứ 3 về chất lượng dịch vụ có thể nhìn nhận từ 3 nguyên nhân. Thứ nhất, nhà ga sân bay mới của Đà Nẵng đã cải thiện cơ bản về chất lượng dịch vụ so với nhà ga cũ, việc chưa khai thác hết công suất, mặt bằng nhà ga thông thoáng cũng là lợi thế của nhà ga này so với Nội Bài và Tân Sơn Nhất hiện tại. Thứ hai, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã tổ chức, khai thác khá tốt. Và thứ ba là ý thức kỷ luật, thái độ của nhân viên phục vụ tại cảng được duy trì tốt.
Việc Tân Sơn Nhất được đánh giá xếp kém Đà Nẵng tới 13 bậc, hay Nội Bài không có mặt trong bảng xếp hạng cũng đã được lý giải phần nào trước đó, do nhà ga một phần đã quá tải, chất lượng dịch vụ, thái độ của nhân viên còn hạn chế…
Video đang HOT
“Đây cũng là một kênh thông tin khác, cũng như đánh giá của SleepingInAirports, phản ánh đánh giá quan trọng từ phía khách hàng. Nhưng không phải được đánh giá tốt rồi khoanh chân ngồi ngủ, không làm gì để duy trì, quan trọng hơn phải tự đánh giá chính xác hạn chế của mình”, ông Thanh nói.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, bản thân cảng hàng không Đà Nẵng còn nhiều hạn chế phải tiếp tục được cải thiện, như mặt bằng chật so với xu thế tốc độ phát triển hiện nay, phải tiếp tục mở rộng nâng công suất lên 6 triệu hành khách/năm. Đà Nẵng dù chưa sử dụng hết công suất thiết kế, nhưng đã bắt đầu bước vào giai đoạn quá tải. Ngoài ra, ga quốc tế cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, hệ thống cầu ống mới chỉ có một cái, khu nhập cảnh cũng nhỏ hẹp… là hạn chế trong chất lượng phục vụ khách hàng.
Theo TNO
'Còn vô cảm và đỗ lỗi thì còn chậm, hủy chuyến bay!'
"Còn vô cảm, còn bàng quan, còn đổ lỗi trách nhiệm thì không thể khắc phục được tình trạng chậm hủy chuyến bay. Lỗi lớn nhất tồn tại trong ngành hàng không hiện nay là luôn cho rằng "tôi không có lỗi gì mà là lỗi người khác".
Con số giật mình về tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay ở VN
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết tại cuộc họp giải pháp xử lý chậm hủy chuyến sáng nay (11/7).
Theo ông Thăng, tình trạng các hãng hàng không trong nước chậm, hủy chuyến thường xuyên là bức xúc chung, từ Bộ trưởng đến nhân dân, và cần phải nhanh chóng có giải pháp khắc phục.
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không VN thông tin, 6 tháng đầu năm tỷ lệ chậm hủy chuyến tăng mạnh. Vietnam Airlines tỷ lệ chậm hủy chuyến thấp nhất trong các hãng nhưng cũng lên tới 12,3%, trong khi Vietjet Air và Jestar Pacific tỷ lệ này lên tới hơn 40%.
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các đơn vị phải làm kiểm điểm rõ trách nhiệm với việc chậm hủy chuyến trong 6 tháng đầu năm.
Trong khi, tỷ lệ trung bình của quốc tế với chậm chuyến là 15% so với giờ bay dự kiến.
Đáng nói, dù chậm chuyến, hành khách bức xúc, nhưng nhân viên hàng không lại có thái độ cục cằn với hành khách, trong khi hành khách lại đang bức xúc.
Ông Thanh đánh giá, nguyên nhân chậm, hủy chuyến có nhiều, như tình trạng kỹ thuật, hãng không chi phí thấp không bố trí tàu bay dự bị, thời gian quay đầu tàu bay chưa phù hợp với năng lực; hỏng hóc gây chậm kéo dài, lập kế hoạch bay không chính xác, tắc nghẽn cảng...
"Nguyên nhân chủ quan của toàn ngành hàng không dẫn tới tình trạng chậm hủy chuyến bay chiếm đến 80-90%. Tỷ lệ hủy chuyến này là khá cao. Tuy vậy, so với một số nước như Lào, Campuchia, tỷ lệ hủy chuyến này vẫn thấp hơn", ông Thanh nói.
Ý kiến của ông Thanh ngay lập tức bị Bộ trưởng Đinh La Thăng phản bác:"Tại sao không so sánh với chính mình. Năm ngoái nhiều khó khăn hơn, năm nay máy bay thừa, điều kiện sân bay tốt hơn tại sao tỷ lệ hủy chậm chuyến lại tăng? Cục trưởng Cục hàng không chưa nhận ra được khuyết điểm của mình và ngành Hàng không thì chưa thể có giải pháp được. So sánh phải nhìn lên, thấy người ta hơn mà học hỏi. Còn, một khi tình trạng hàng không như hiện nay mà lãnh đạo Cục vẫn vui vẻ, vô cảm thì còn chậm, còn hủy và rồi hòa cả làng, không ai chịu trách nhiệm".
Người đứng đầu ngành giao thông cho rằng, Cục Hàng không chưa nghĩ được hết trách nhiệm của mình, vẫn giữ tư duy "đá bóng".
"Làm quản lý nhà nước 'không thể ngồi trên trời' được, mà phải nhảy xuống cùng "bơi" với DN xem người ta khó cái gì, có vật cản gì", Bộ trưởng Thăng nói.
Ông Thăng cũng yêu cầu, tất cả các hãng hàng không phải nhận thức được, dù là hãng nào thì cũng đều mang thương hiệu hàng không Việt Nam, đều phải thấy xấu hổ khi tình trạng chậm hủy chuyến gia tăng.
"Còn vô cảm, còn bàng quan, còn đổ lỗi trách nhiệm thì không thể khắc phục được. Lỗi lớn nhất tồn tại trong ngành hàng không hiện nay là luôn cho rằng "tôi không có lỗi gì mà là lỗi người khác", Bộ trưởng Thăng nói.
Theo ông Thăng, trách nhiệm trong việc chậm, hủy chuyến trước hết thuộc về Cục Hàng không, Vụ Vận tải, TCT Quản lý bay, TCT Cảng, cảng vụ, các hãng... chưa vì lợi ích khách hàng, người dân, thiếu tôn trọng hành khách, bắt hành khách vật vờ, lang thang trên sân bay hàng tiếng, có lúc đã chậm hủy chuyến còn không xin lỗi.
Ông Thăng yêu cầu các đơn vị phải làm kiểm điểm rõ trách nhiệm với việc chậm hủy chuyến trong 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, chậm hủy chuyến phải có chế tài xử lý, chậm đến mức nào sẽ thu giấy phép kinh doanh.
Cục Hàng không thực hiện ngay giám sát chậm hủy chuyến trong quý 3, công khai quy trình, thời gian giám sát.
Đặc biệt, các hãng hàng không cần phải xử lý triệt để tình trạng dồn chuyến, rồi 'nói dối là do thời tiết, kỹ thuật'. Bởi, dồn chuyến là cố tình chậm vì lý do ít khách, giống như ô tô lòng vòng đón khách.
Cam kết giảm tỷ lệ chậm hủy chuyến Tại cuộc họp sáng nay, đại diện các hãng hàng không cam kết, sẽ giảm tỷ lệ chậm hủy chuyến ngay trong năm nay. Theo ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc hãng hàng không giá rẻ Jestar Pacific, Hiện nay hãng đang khai thác 6 tàu bay, quy mô nhỏ nên ảnh hưởng đến sự chậm hủy chuyến. Cuối năm nay, hãng sẽ nâng quy mô đội bay lên 10 chiếc, sẽ giảm 85% tỷ lệ chậm hủy chuyến vào cuối năm. Là một hãng hàng không giá rẻ, mới trẻ, Vietjet Airlines (VJA) dù đang sở hữu đội tàu bay 15 chiếc nhưng tỷ lệ hủy chậm chuyến đang dẫn đầu. Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành VJA bày tỏ: Thay mặt hãng hàng không, VJA xin nhận trách nhiệm về mình, chúng tôi sẽ tìm mọi biện pháp để khắc phục tình trạng chậm hủy chuyến trong thời gian tới. VJA cam kết, vào tháng 7-8 sẽ giảm 50% tỷ lệ số chuyến bay chậm hủy chuyến, đến tháng 9-2014 sẽ giảm 95% tỷ lệ chậm hủy chuyến.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Thiết lập đường bay thẳng Hà Nội-TP.HCM vào tháng 6/2015 Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), đường bay thẳng Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh qua không phận Lào và Campuchia sẽ được thiết lập vào tháng 6/2015. "Trong giai đoạn đầu, đường bay này chỉ khai thác một chiều từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, với mực bay...