Thực hư quốc gia Đông Nam Á được Trung Quốc rót 16 tỷ USD
Đông Timor muốn hợp tác với Trung Quốc trong ngành dầu khí nhưng theo Bộ trưởng Ngoại giao quốc gia Đông Nam Á này, các thông tin cho rằng Bắc Kinh sẵn sàng rót 16 tỷ USD đầu tư vào Đông Timor là “ bịa đặt”.
Bộ trưởng Ngoại giao Đông Timor Dionísio da Costa Babo Soares
Tờ SCMP hôm 24/8 đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Đông Timor Dionísio da Costa Babo Soares cho biết các thông tin về việc Trung Quốc liên tục bỏ hàng tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực dầu khí của Đông Timor được dựng lên với động cơ chính trị.
Ông Soares nói thêm rằng Đông Timor không cần số tiền lớn đến vậy để khai thác một số tài nguyên dầu khí còn sót lại tại mỏ ngoài khơi Greater Sunrise. Ngoài Trung Quốc, quốc gia Đông Nam Á cũng đang cân nhắc các đối tác khác.
“Đông Timor đang tính toán các giá trị khác nhau được đưa ra trên thị trường và sẽ đưa ra quyết định về đối tác của chúng tôi để không gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế đất nước”, ông Soares chia sẻ trong buổi phỏng vấn độc quyền với SCMP.
Kế hoạch của chính phủ Đông Timor cho dự án khai thác dầu khí bao gồm một đường ống dưới biển tới bờ biển phía nam nước này, nơi được kỳ vọng sẽ biến thành một trung tâm chế biến dầu khí.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp Đông Timor Dionisio da Costa Babo Soares tại Bangkok
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi đầu tháng 8 đã gặp người đồng cấp Soares tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và bày tỏ ý định của Bắc Kinh trong việc hợp tác với Đông Timor, đặc biệt trong ngành hóa dầu. Cuộc gặp gỡ này khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc có thể là đối tác tiềm năng nhất của dự án khai thác mỏ Greater Sunrise.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng lên kế hoạch hợp tác với Đông Timor theo sáng kiến “Vành đai, con đường” và Trung Quốc sẽ giúp Đông Timor có vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực, bao gồm việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Dẫu vậy, Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất trong vấn đề hợp tác khai thác dầu.
“Chúng tôi đang tìm kiếm thêm những đối tác khác đến từ nhiều quốc gia và châu lục như Úc, Mỹ, châu Âu và châu Á”, Bộ trưởng Ngoại giao Đông Timor cho hay.
Khu vực mỏ dầu Greater Sunrise ở biển Timor
Doanh thu từ các dự án dầu khí hiện có đang chiếm 90% nguồn tiền dành cho nền kinh tế Đông Timor. Tuy nhiên, doanh thu này giảm đi rõ rệt trong 5 năm gần đây, từ 3,5 tỷ USD năm 2012 xuống chỉ còn 500 triệu USD năm 2017.
Tổ chức phi chính phủ địa phương La’o Hamutuk cảnh báo quốc gia Đông Nam Á cần tránh phụ thuộc vào doanh thu từ dầu khí để nền kinh tế phát triển bền vững.
Theo Danviet
Quốc gia ĐNA kiên quyết trả Mỹ lô hàng rác thải trá hình
Lô hàng được cho chỉ chứa giấy phế thải nhưng thực tế lại toàn rác thải nhựa.
Indonesia kiên quyết trả lại số rác thải nhựa cho Mỹ. Ảnh minh họa
Tờ Sputnik hôm 16/6 đưa tin, Indonesia đã trả lại 5 container rác thải nhựa cho Mỹ và kiên quyết khẳng định quốc gia này không phải là "nơi chứa rác".
Theo tài liệu hải quan, các container thuộc sở hữu của một công ty Canada nhưng được vận chuyển qua Indonesia từ thành phố cảng Seattle, Mỹ hồi cuối tháng 3. Quan chức địa phương vô cùng phẫn nộ khi phát hiện bên trong container toàn rác thải nhựa thay vì giấy phế thải như thông báo của nơi gửi đến.
Hiện tại, Indonesia tiếp tục kiểm tra nhiều container khác ở bến cảng tại thủ đô Jakarta và thành phố Batam thuộc đảo Sumatra. Động thái diễn ra chỉ vài tuần sau khi Malaysia cũng tuyên bố gửi trả hàng trăm tấn chất thải nhựa cho một số quốc gia hồi tháng 5.
Tương tự, Philippines mới đây cũng trả lại 2.500 tấn rác thải sinh hoạt được gắn mác là "có thể tái chế" cho Canada. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi đầu tháng 4 còn dọa "tuyên chiến" với Canada nếu nước này không nhận lại số rác thải.
Vấn đề xử lý rác thải bắt đầu được chú ý kể từ khí Trung Quốc phải đối mặt với việc trở thành nơi chứa rác thải nhựa cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh quyết định không tiếp tục nhận rác thải nhựa của nước ngoài từ năm 2018 trong nỗ lực làm sạch môi trường. Các quốc gia phương Tây sau đó chuyển hướng sang các quốc gia ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia hay Philippines.
Theo Quỹ tự nhiên toàn cầu, mỗi năm, 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và phần lớn chúng trở thành rác thải nhựa tại bãi rác hoặc dưới đại dương, gây nguy hiểm cho các hệ sinh thái hiện có.
Theo Danviet
Quốc gia Đông Nam Á muốn dời thủ đô sắp chìm xuống biển Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trương dời thủ đô từ Jakarta về một khu vực bên ngoài đảo Java, nhưng chưa quyết định địa điểm cụ thể. Indonesia muốn dời thủ đô từ Jakarta đi nơi khác. Theo CNN, Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegor đã thông báo về kế hoạch trên sau một cuộc họp nội các. Ông...