Thực hư ‘ngực to không lo thiếu sữa’
BS. Nguyễn Thanh Hà (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho hay, chưa chắc ngực to là có nhiều sữa và ngược lại.
Những kiêng kỵ và kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ bổ ích sẽ được cập nhật thường xuyên trên mục Làm mẹ. Mời các bạn đón đọc!
Có đủ sữa cho con bú và giữ được nguồn sữa mẹ ổn định là niềm mong mỏi, cũng là mối bận tâm của các bà mẹ sau sinh. Không chỉ có điều kiện ăn uống mà ngay cả tâm lý cũng tác động khiến cho việc tiết sữa bị ảnh hưởng nhiều.
Một độc giả than thở: “Em sinh con đầu lòng đã được 3 tuần nay nhưng vì ít sữa nên em phải cho con ăn sữa ngoài là chính. Cả nhà chồng đều rất yêu quí cháu và chăm sóc con trai em vô cùng cẩn thận. Điều này khiến em cảm thấy vô cùng biết ơn. Tuy nhiên có lẽ cũng vì quá quí cháu nên chị chồng em thường hay kêu than, chê trách em vì đã không có đủ sữa cho cháu chị uống. Mỗi khi em chuẩn bị cho bé ti, chị lại chạy vào phòng em, lấy tay trỏ vào ngực rồi chê em “Ngực nhỏ, mềm oặt thế này lấy đâu ra sữa”. Những khi như vậy, em lại thấy vô cùng tủi thân, nước mắt cứ trào ra”
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (Nguyên bác sĩ BV Phụ sản Trung Ương) cho hay: “Chưa chắc là bộ ngực to đã có nhiều sữa. Cấu tạo tuyến vú của mỗi người khác nhau. Có những người trông bộ ngực to nhưng không có nhiều sữa. Trong khi, có những người bộ ngực nhỏ nhưng lại có nhiều sữa. Bởi vì, có một số người có cấu tạo tuyến vú chìm tức là vú bánh dày”.
Nghỉ ngơi hợp lý, tâm lý thoải mái giúp bà mẹ đảm bảo nguồn sữa sau sinh. (Ảnh minh họa)
Cũng theo bác sĩ Thanh Hà, việc tiết sữa không phải do sữa bên trong tuyến vú mà lượng sữa còn được tiết ra khi đứa trẻ bú. Nếu việc cho con bú không được liên tục, hoặc những bà mẹ lười cho con bú thì lượng sữa tiết ra kém so với người khác.
Video đang HOT
“Thường sau sinh sẽ có sữa ngay, trong 2-3 ngày đầu tiên là sữa non, tiếp theo là sữa chuyển tiếp và đến sữa bình thường. Lượng sữa non ban đầu có thể ít. Tuy nhiên, sau 3 ngày, lượng sữa sẽ tăng dần”, bác sĩ Hà nói thêm.
Để kích thích sữa về sau sinh, cách tốt nhất là cho con bú. Việc không có sữa có nhiều nguyên nhân, có thể ít cho con bú, ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng. Thậm chí, stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mất sữa.
“Ngoài cách cho con bú, bà mẹ nên chú ý 3 điều ăn nhiều, uống nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ là cách đảm bảo nguồn sữa”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Theo các bác sĩ khác, sau khi sinh, với một số bà mẹ, chỉ 1 ngày là sữa đã về nhưng có người tới 2-3 ngày thì sữa mới về. Mọi tác động qua thực phẩm cũng có thể sẽ giúp cho sữa về nhanh hơn.
Các món ăn như chân giò ninh đu đủ, cháo hạt sen đỗ xanh… sẽ giúp kích thích sữa về sớm. Tất nhiên, nếu bà bầu ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ có số lượng và chất lượng sữa tốt hơn những bà bầu ăn uống thiếu chất hoặc quá kham khổ
Sau khi sinh, nếu người phụ nữ không được hỗ trợ từ chồng, phải thức đêm nhiều để chăm con, cuộc sống gặp nhiều căng thẳng và lo lắng làm ảnh hưởng đến lượng sữa. Cũng có người sau sinh do mắc bệnh nên phải uống thuốc kháng sinh cũng làm cho sữa ít hơn.
Việc chăm sóc bầu ngực khi cho con bú, đặc biệt trong tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Bởi vì, trong tháng đầu, lượng sữa tiết ra nhiều trong khi bé bú không hết. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh hay chăm sóc có thể gây tắc tuyến sữa, viêm tuyến vú để lại ảnh hưởng xấu về sau.
Theo TTVN
Nguyên nhân khiến chị em bị khô và ngứa âm đạo sau khi sinh
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Với một số chị em, đây có thể là điều đáng lo ngại và khiến chị em rất khó chịu.
Thưa bác sĩ, em mong bác sĩ tư vấn giúp em một vấn đề nhạy cảm như sau. Từ sau khi sinh con và có "quan hệ" trở lại với chồng, em nhận ra là "vùng kín" của mình rất khô và hay bị ngứa. Đặc biệt, sau khi "quan hệ", dù vệ sinh rất sạch rồi nhưng sau đấy em lại ngứa. Hiện tại em đang cho con bú nên không dùng bất kì một loại thuốc nào. Mong bác sĩ tư vấn giúp em nguyên nhân do đâu. Em xin cảm ơn! (P. Mai)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn P. Mai thân mến,
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Với một số chị em, đây có thể là điều đáng lo ngại và khiến chị em rất khó chịu. Điều quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân làm cho âm đạo bị khô để có cách điều trị hiệu quả nhất. Hơn nữa, biết được nguyên nhân chính xác còn giúp giải quyết triệt để vấn đề và ngăn chặn bất kỳ biến chứng có thể có thể xảy ra.
Một số nguyên nhân có thể gây ra khô và ngứa âm đạo bao gồm:
- Thay đổi nội tiết bình thường: Thay đổi nội tiết bình thường có thể là do biến động mức độ estrogen xảy ra sau khi sinh con và trong thời gian người phụ nữcho con bú. Nguyên nhân này cũng có thể xảy ra trong trong quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh. Nồng độ estrogen thấp là một trong những nguyên nhân chính làm giảm bớt dầu bôi trơn tự nhiên trong âm đạo và điều này cũng có thể gây ngứa.
Mang thai và sinh sản liên quan đến thay đổi nội tiết tố sẽ tự khắc phục sau một thời gian, và để khắc phục sự "khô hạn" trong thời kì tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, chị em có thể dùng các chất bôi trơn phổ biến. Đối với những trường hợp khô âm đạo nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em thực hiện liệu pháp hormone.
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Ảnh minh họa
- Phản ứng hóa học: Phản ứng hóa học thường xảy ra khi chị em sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân có thể gây kích thích dẫn đến khô âm đạo và ngứa. Các hóa chất có trong xà phòng, nước hoa và đặc biệt là các sản phẩm dùng trong thụt rửa âm đạo có thể gây ra vấn đề này.
- Nhiễm trùng: Có rất nhiều loại nhiễm trùng cũng có thể gây ra khô và ngứa trong âm đạo. Thông thường các dấu hiệu nhiễm trùng của khu vực bộ phận sinh dục là biểu hiện của dịch âm đạo, nhưng một số bệnh nhiễm trùng khác lại thường gây ra khô âm đạo. Bệnh nhiễm trùng như nhiễm Trichomonas, nhiễm trùng nấm men, và như vậy có thể gây ra các triệu chứng như khô âm đạo và ngứa.
- Dùng thuốc: Có nhiều khi bản thân các bệnh nhiễm trùng không gây ra khô và ngứa âm đạo nhưng các loại thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng lại chính là nguyên nhân. Thuốc kháng sinh được kê để điều trị nhiễm trùng âm đạo nhưng lại làm tiêu diệt một số vi khuẩn cần thiết cho hoạt động lành mạnh của âm đạo và khi các vi khuẩn tự nhiên bị xói mòn, các vấn đề như khô và ngứa có thể xảy ra.
Bạn nên kiểm tra lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mình và xác định có những nguyên nhân nói trên không. Trong trường hợp của bạn, có thể do sự thay đổi của hormone sau sinh hoặc do phản ứng với các chất hóa học trong quần áo, xà phòng, nước ngâm quần áo... Nếu sau khi tự khắc phục những nguyên nhân trên mà không thấy tình hình tốt hơn, bạn nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bạn có thể tới các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được giúp đỡ chuẩn nhất.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Rắc rối ở "vùng kín" sau khi sinh Sản dịch thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh thường hay sinh mổ. Em muốn hỏi bác sĩ một vấn đề như sau. Từ lúc mang thai, âm đạo của em rất hay tiết ra dịch màu trắng. Em có tham khảo trên internet thì được biết đó là hiện tượng bình thường khi...