Thực hư một lớp ở TP.HCM thu quỹ 70 triệu đồng, sau 1 tháng chi hết gần 66 triệu đồng, Hiệu trưởng nói gì?
Lớp có 47 học sinh, mỗi em đóng 1,5 triệu đồng tiền quỹ (1 em đóng 1 triệu đồng), tổng thu 70 triệu nhưng đã tiêu gần hết.
Mới đây trên MXH xuất hiện bài đăng về một bảng thống kê các khoản thu chi đầu năm của một lớp học. Theo đó, một vị phụ huynh đã gửi thống kê thu chi đầu năm học mới vào nhóm chung.
Trong bảng thu chi thể hiện, lớp có 47 học sinh đóng quỹ (có 1 bạn đóng 1 triệu đồng), tổng thu là 70 triệu đồng.
Tính đến ngày 2/10, quỹ lớp đã chi hết gần 66 triệu đồng cho các khoản: Cô chủ nhiệm 5 triệu; Máy lạnh 38,4 triệu; Máy chiếu 12,8 triệu; Kệ dép 1,7 triệu; Sơn lớp và công thay bóng đèn 3 triệu; Ghế giáo viên và tủ 2,5 triệu; Vệ sinh sàn và lớp học 1 triệu; Bóng đèn 990 nghìn đồng; Khăn trải bàn 385 nghìn đồng.
Dù vừa vào học được 1 tháng nhưng lớp này đã chi hết gần 66 triệu đồng tiền quỹ lớp.
Trừ các khoản chi, quỹ lớp này còn hơn 4 triệu đồng. Vị phụ huynh chia sẻ thêm: “Từ nay đến cuối học kỳ I sẽ còn vài hoạt động và lễ Tết. Em xin phép báo cáo tiếp trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I ạ”.
Bảng thống kê thu chi này ngay lập tức đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên MXH. Đa số đều tỏ ra ngỡ ngàng vì năm học mới mới chỉ bắt đầu được khoảng 1 tháng nhưng lớp học này đã chi gần hết quỹ lớp với con số lên tới 66 triệu đồng.
iTVC from Admicro
Video đang HOT
Được biết, bảng thu chi nói trên là của lớp 6A5, Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (Quận 7, TP.HCM), thông tin được cô Nguyễn Thị Hoài Bắc, Hiệu trưởng nhà trường xác nhận.
Trao đổi trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Bắc cho biết sau cuộc họp phụ huynh vào ngày 14/9, đến ngày 15/9, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 6A5 có đề xuất nhà trường cho phép gắn 2 máy lạnh thương hiệu DaiKin, sơn lại lớp học, vệ sinh trang thiết bị và sàn lớp học, gắn máy chiếu, trang bị kệ dép cho lớp.
Cho đến trước ngày 3/10, bản đề xuất đó chưa được cô Bắc có ý kiến, phê duyệt đồng ý. Tuy nhiên, ban đại diện đã cho lắp máy lạnh và máy chiếu trước vì lo ngại các con sẽ học trong lớp nóng nực. Đến sáng ngày 3/10, cô Bắc mới ký vào bản đề xuất của phụ huynh lớp 6A5.
Hiệu trưởng nhà trường cho biết sẽ đề nghị hoàn trả cho phụ huynh của lớp những khoản chi không thiết thực với học sinh.
Về mục “giáo viên chủ nhiệm 5 triệu”, cô Bắc cho biết cô giáo chủ nhiệm lớp 6A5 cầm tiền này để mua vật dụng trang trí bảng tin lớp, sắm micro, mua khăn trải bàn,… đến hiện tại mới tiêu hết hơn 1 triệu đồng.
Nhà trường đã họp tổ chức họp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 6A5 và toàn thể phụ huynh của lớp, giải thích lại, chi tiết hơn cho các phụ huynh về các khoản chi. Trường sẽ đề nghị hoàn trả cho phụ huynh của lớp những khoản chi không thiết thực với học sinh, cô giáo chủ nhiệm cũng sẽ phải hoàn trả lại cho ban đại diện cha mẹ học sinh số tiền cô đang cầm.
Người thầy nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ: Giờ tôi là người "ham sống" nhất!
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang chính thức nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ thoát nạn sau trận lũ quét kinh hoàng.
Sau trận lũ quét kinh hoàng vừa qua, Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng kiêm Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tới năm 18 tuổi.
Theo thông tin trên báo Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie đã rất xúc động khi biết thông tin sự cố nghiêm trọng xảy ra tại thôn Làng Nủ. Thầy Khang cũng đã nhờ nhóm phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường phối hợp Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bảo Yên và Ủy ban nhân dân xã Phúc Khánh lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống, còn sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ.
Thầy Nguyễn Xuân Khang với học sinh (Ảnh: Nguyễn Lâm)
Căn cứ vào danh sách này, thầy Nguyễn Xuân Khang và Trường Marie Curie đã quyết định sẽ nhận cấp dưỡng các cháu ăn học cho đến 18 tuổi bằng cách: Cấp tiền 3 triệu đồng/tháng/cháu, chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các cháu.
Chia sẻ thêm trong một phóng sự của báo Thanh niên, sau quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em (dù mồ côi hay còn bố mẹ) sống sót sau trận lũ quét lịch sử ở Làng Nủ, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã cử nhóm cán bộ của trường đến Làng Nủ, thăm các gia đình có trẻ em may mắn còn sống sót sau trận lũ kinh hoàng, đến bệnh viện nơi các em đang điều trị, vào từng trường có học sinh Làng Nủ đang học để gửi gắm những chia sẻ, yêu thương từ thầy trò Trường Marie Curie. Đoàn công tác cũng đã khảo sát, lập danh sách các em thoát nạn trong trận lũ quét để đưa vào kế hoạch chăm sóc của ông.
Chiều 1/10, danh sách mà thầy Nguyễn Xuân Khang chờ đợi đã hoàn thành với 22 em, được xếp theo thứ tự tuổi từ nhỏ đến lớn. Hai bé nhỏ nhất đều đang học lớp mẫu giáo 3 tuổi. 3 em lớn tuổi nhất đều đang học lớp 12 tại H.Bảo Yên.
Danh sách của từng đứa trẻ được lập bởi một phiếu khảo sát do cán bộ Trường Marie Curie thực hiện với những thông tin chi tiết, cụ thể.
Chia sẻ thêm trên báo Thanh niên, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang nói: "Có đầy đủ, cụ thể và chính xác thông tin cần thiết của các con rồi, tôi chính thức nhận "nuôi" các con từ nay đến hết 18 tuổi, bằng cách mỗi tháng gửi cho mỗi con 3 triệu đồng để ăn học. Dự án bắt đầu từ tháng 10/2024 cho đến năm 2039, 15 năm".
Theo tính toán của vị lãnh đạo Trường Marie Curie, 15 năm nữa dự án mới có thể kết thúc là vì những bé nhỏ tuổi nhất trong danh sách sẽ tròn 18 tuổi, còn ông thì bước vào tuổi 90. "Bây giờ tôi là người "ham sống nhứt"! "Ông nội" của 22 bé Làng Nủ mong sống ít nhất 15 năm nữa để thấy tất cả các con trưởng thành", ông Khang nghẹn lời chia sẻ.
Nhưng ông cũng nói ngay: "Dù "ông nội" phải đi xa thì các con vẫn được ấm no và học hành tử tế như mong muốn của ông khi quyết định nhận nuôi các con. Gia đình ông và Trường Marie Curie sẽ tiếp tục thực hiện tâm nguyện ấy"...
Nhận "nuôi" mỗi đứa trẻ, với nhà giáo Nguyễn Xuân Khang không chỉ là mỗi tháng gửi cho các con một khoản tiền đủ trang trải cho việc ăn học mà còn theo dõi và kịp thời hỗ trợ trong suốt quá trình các con lớn lên. Bởi vậy, danh sách không chỉ có tên tuổi, trường lớp, thông tin người thân, người bảo trợ... của mỗi đứa trẻ mà còn có tên và thông tin liên lạc của giáo viên chủ nhiệm của các em.
Liên quan đến "Dự án nuôi trẻ em Làng Nủ sống sót sau lũ quét", nhà giáo Nguyễn Xuân Khang từng chia sẻ trên báo Người lao động rằng, thầy cũng giữ nguyên tắc khi thực hiện dự án này, đó là: không vận động và không nhận đóng góp của bất cứ ai, trong và ngoài nhà trường.
Được biết, trong số 22 em bé Làng Nủ được thầy Khang nhận nuôi có cậu học sinh Nguyễn Văn Hành, người đầu tiên được ông nhận nuôi ngay từ tháng 9. Trong lúc chờ có danh sách trẻ em dưới 15 tuổi còn sống sót và nơi ở mới cho bà con Làng Nủ, thầy Khang tình cờ xem phóng sự về học sinh Nguyễn Văn Hành (lớp 12 Trường THPT số 1 Bảo Yên, huyện Bảo Yên) chỉ còn lại một mình sau trận lũ quét qua thôn Làng Nủ.
Nghe Hành nói: "Có lẽ em phải bỏ học để kiếm sống", thầy Khang lập tức tìm cách liên lạc với cô giáo của em, nhờ cô khuyên Hành tiếp tục học hết lớp 12 và có thể học lên nữa, thầy sẽ nuôi em ăn học.
"Em Hành mất bố, nay lũ quét lấy đi người mẹ. Không gì bù đắp được tổn thất tinh thần. Nhưng giúp em tiếp tục học tập thì thầy Khang làm được" - thầy Khang chia sẻ trên báo Người lao động.
Việc kết nối cho Hành nói chuyện trực tiếp với thầy Khang được thực hiện nhanh nhất có thể và trong cuộc điện thoại nghẹn ngào ấy, thầy xin nhận Hành làm cháu nội, động viên cháu cố gắng lên và "cần gì cứ nói với ông".
Khi nghe cô giáo của em nói em sẽ được đón về ký túc xá của trường và "chỉ cần có 3 triệu đồng mỗi tháng là thoải mái chi tiêu rồi ạ", thầy chốt ngay mỗi tháng sẽ cho Hành 3 triệu đồng.
Khi Hành vừa được cô giáo mở giúp tài khoản, thầy Khang đã chuyển ngay số tiền sinh hoạt phí tháng 9 - tháng đầu tiên nhận nuôi Hành, cùng với một khoản tiền nhờ cô mua cho Hành một chiếc điện thoại để thi thoảng ông cháu trò chuyện.
"Dự án nuôi trẻ em Làng Nủ sống sót sau lũ quét" của thầy Khang gây xúc động mạnh trong dư luận, nhiều người gửi lời tri ân cũng như sự biết ơn khi thầy đã nhận nuôi và hỗ trợ các em để tiếp tục đến trường.
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop" Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM đã ký quyết định vào sáng nay. Liên quan đến vụ việc cô T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh ủng hộ tiền để mua laptop đang gây xôn xao dư luận, mới đây, ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu...