Thực hư lời đồn rùng rợn về việc mua bán nội tạng người ở Việt Nam
PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc BV Việt Đức, Hà Nội khi đề cập đến vấn đề này đã thẳng thắn khẳng định rằng: Trung tâm Điều phối quốc gia về Hiến ghép mô tạng và bộ phận cơ thể người (được đặt tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) ra đời mang theo kỹ thuật ghép tạng phát triển tại Việt Nam, đồng thời ngăn chặn tình trạng mua bán tạng bị nghi ngờ bấy lâu nay.
Trước đây, vì nghi ngờ có đường dây đưa người ra nước ngoài bán tạng nên hiện nay cơ quan công an làm việc rất chặt chẽ. Những trường hợp người trên 18 tuổi hiến mô tạng mà không kèm theo điều kiện, người hiến và người nhận tạng không có mối quan hệ họ hàng thì phải có cam đoan của người hiến, gia đình người hiến, công an địa phương…
Tình hình thực tế
TS. Nguyễn Tiến Quyết cũng như bao đồng nghiệp của ông luôn trăn trở một điều số người hiện nay đang chờ được ghép tạng rất lớn, nhưng nguồn tạng từ bệnh nhân chết não còn rất hiếm. Có một thực tế là, mặc dù rất nhiều người tự nguyện hiến xác phục vụ cho bộ môn giải phẫu, nhưng hiến tạng thì hầu như không ai hiến dù nhu cầu ghép tạng giờ rất lớn. Được biết, cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mãn cầu được ghép thận. Về ghép gan, chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người đang chờ được ghép giác mạc. Tuy nhiên, nguồn tạng tại Việt Nam vô cùng khan hiếm, dẫn đến việc số lượng người được ghép còn hạn chế.
Ảnh minh họa.
Kể từ ca ghép thận đầu tiên thành công tại bệnh viện Quân y 103 vào năm 1992, đến nay đã có hơn 800 người được ghép thận từ người cho sống và 46 người được ghép thận từ người cho chết não. Ngoài ra, có 30 người được ghép gan từ người cho sống và 11 người được ghép gan từ người chết não và 8 ca ghép tim. Việc cấy ghép các mô tạng khác cũng đã được thực hiện với tổng số 60 bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu và 550 trường hợp đã được ghép giác mạc.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, chỉ tính hơn 1 năm đã có khoảng 4.000 ca ghép tế bào gốc tạo máu; tại Hàn Quốc, mỗi năm có tới 300 – 400 ca ghép gan, cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. TS. Quyết cho biết, tại bệnh viện Việt Đức, mỗi năm có hàng nghìn trường hợp chết não, nhưng đến nay mới chỉ có 14 trường hợp hiến tạng, một con số còn rất khiêm tốn so với nhu cầu. Lý giải nguyên nhân của sự hạn chế này, TS. Quyết bộc bạch: Do nhận thức về hiến mô, hiến tạng tại Việt Nam còn hạn chế, người hiến xác phục vụ cho việc học tập môn giải phẫu ở trường y thì có nhiều rồi, nhưng hiến tạng thì hầu như không có, vì quan niệm “chết không toàn thây”.
TS. Quyết nhớ lại những khó khăn trong buổi đầu ghép tạng và những gian nan hiện các bác sĩ và bao bệnh nhân đang gặp phải, đó là việc không tìm được nguồn cho tạng. Ông bảo, có những lúc tưởng phải dừng lại, không làm được vì không tìm được nguồn tạng từ người chết não, mặc dù mỗi ngày, có 5 – 7 người bệnh thiếu may mắn chết não từ bệnh viện Việt Đức chuyển về gia đình để an táng. Cái khó khăn lớn nhất là vận động người nhà hiểu được để họ đồng ý cho tạng.
Có những lúc vận động, cả thầy thuốc và gia đình nạn nhân đều rơi lệ. Nhưng khi nhìn những người bệnh suy tạng sống lay lắt không biết chết lúc nào, TS. Quyết cùng những cộng sự của mình đã quyết tâm phải cố gắng để cứu sống họ. Ông chia sẻ: “Khó khăn đến mức nhiều lúc tưởng chừng như không thể làm tiếp được. Thực tế, chúng tôi đã 3 lần bị ghép “hụt”. Các ê-kíp ghép tim đã sẵn sàng, phòng mổ được chuẩn bị, người được ghép đã được đưa đến phòng mổ… nhưng rồi, mọi việc phải dừng lại bởi một người trong dòng họ người hiến tạng không đồng ý…”.
TS. Quyết chia sẻ, để việc hiến, ghép tạng được phát triển trong thời gian tới, các bác sĩ sẽ được đào tạo sâu ở tất cả các lĩnh vực, từ luật pháp cho tới giao tiếp, các vấn đề xã hội, tâm linh để có thể thuyết phục thân nhân người mất hiểu và tự nguyện hiến tạng. Và để tạo điều kiện cho Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hoạt động hiệu quả, TS. Quyết cho biết Bộ Y tế sẽ sớm thành lập Hội Vận động hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính quyền các cấp, mặt trận tổ quốc; các chức sắc tôn giáo… nhằm từng bước thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong vấn đề hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.
Video đang HOT
Theo thống kê cho thấy, cả nước hiện có 13 cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện các kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người và Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật ghép tạng với giá thành rẻ hơn nhiều nước trong khu vực va chỉ còn chờ nguồn tạng để có thể mang lại sự sống, sức khỏe cho hàng ngàn người.
Mỗi năm, người chết do tai nạn giao thông tại Việt Nam rất nhiều, nói “khiêm tốn” cũng phải trên 10.000 người/năm. Những người này có cơ thể khỏe mạnh và là nguồn tạng phong phú, nhưng hiện nay hầu như không ứng dụng được trong ghép tạng do không được hiến. Vì thế, theo TS. Quyết, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông vận động nhân dân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người, đồng thời phải có những ngân hàng mô để tiếp nhận và lưu trữ các mô tạng.
TS. Quyết tự hào nói rằng: “Chúng tôi rất mừng bởi thế hệ trẻ này nay đã tiếp nối, thực hiện được ước nguyện của GS. Tôn Thất Thùng và các thế hệ thầy cô trước đó về việc ghép tạng cho những người bệnh bị suy tạng mãn, những con người mà cuộc sống của họ phập phù như ngọn đèn trước gió, có thể từ biệt cõi đời bất cứ khi nào.
Thành công này một lần nữa khẳng định, trong kỹ thuật ghép tạng, khó nhất là ghép gan, tiếp đến là ghép thận, ghép tim thì trình độ của các bác sĩ của Việt Nam không thua bất cứ một nước nào trên thế giới. Thực tế, ca ghép gan, thận, tim từ người cho chết não được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 5/2010 đến nay đều do 100% bác sĩ Việt Nam thực hiện. Tới giờ, tất cả các ca ghép này đều thành công, người bệnh được ghép tạng đã có một cuộc sống tốt hơn với tình trạng sức khỏe ổn định”.
Theo TS. Quyết, Trung tâm Điều phối ghép tạng hiện chỉ mới làm được đầu mối và lên danh sách những người chờ ghép tạng với đầy đủ các tiêu chí. Khi có thông tin từ người cho bất kể ở nơi đâu, người ta sẽ điều phối tạng cho người nhận phù hợp, gần nhất để tổ chức ghép. Để chống nạn mua bán tạng thì cần phải có cơ quan công an tham gia để điều tra, phát hiện những cái “giả” lần sau những hợp đồng mua bán tạng cực kỳ tinh vi.
Làm gì để chống nạn mua, bán tạng?
TS. Quyết cho biết, cái giả đầu tiên mà các đối tượng mua bán tạng hay dùng để thực hiện các giao dịch mua bán là cha mẹ “giả”, làm giấy tờ giả để “hiến” tạngm mà giấy tờ giả làm rất tinh vi, cực kỳ khó phát hiện. Những trường hợp này, ban giám độc bệnh viện đều nhờ công an kiểm tra, xem dấu của công an xác nhận trên giấy có phải là dấu thật không. Làm rất cẩn thận như vậy, nên mỗi năm, bệnh viện phát hiện được 5- 6 trường hợp làm giấy tờ giả để “hiến” tạng, thực chất có thể có chuyện mua bán, đường dây ngầm đằng sau nó. Một cái “giả” thứ hai nữa cũng cần cảnh báo là giả kết quả xét nghiệm.
Người tự nguyện hiến tạng đưa đến một bộ xét nghiệm rất đẹp, tên tuổi rất chính xác, nhưng khi đưa vào sàng lọc tại bệnh viện lại thấy kết quả xét nghiệm không như giấy tờ ban đầu, nghi ngờ có sự làm giả kết quả xét nghiệm. Cách đây chừng một năm, bệnh viện Việt Đức phát hiện một trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi có chỉ định ghép thận, còn người tự nguyện hiến thận cho biết là con nuôi của gia đình người nhận. Nhưng khi xem xét kỹ, ban giám đốc bệnh viện thấy có những vấn đề đáng ngờ. Để tránh tình trạng người bệnh nặng phải chờ đợi quá lâu, Trung tâm Điều phối tạng sẽ điều phối bằng cách cập nhật dữ liệu của người có chỉ định ghép tạng và người hiến tặng tạng. Những trường hợp có chỉ số phù hợp nhất với người hiến tặng sẽ được ghép không phân biệt giàu nghèo.
Về việc xác định chết não có đúng, có khoa học không, TS. Quyết khẳng định: “Những người làm việc này đã làm hết lương tâm và trách nhiệm, không bao giờ lại để mất một người lẽ ra cứu sống được, vi nghề y là nghề cứu người, không làm đúng chức trách ấy thì ân hận suốt đời. Về yếu tố khoa học, thế giới đã quy định xác định chết não khi có 8 yếu tố về lâm sàng và một trong 3 yếu tố về cận lâm sàng.
Nhưng ở Việt Nam thì phải đủ 8 yếu tố lâm sàng và cả 3 yếu tố cận lâm sàng mới xác định chết não, với 3 lần kiểm tra, mỗi lần cách nhau 6 giờ. Chính vì lý do này mà khi lấy tạng của người đồng ý hiến tặng luôn có một phần tế bào đã bị hoại tử, nhưng vẫn phải chấp nhận để đảm bảo an toàn trong y học”.
Theo Đời sống Pháp luật
Gần 600 ca cấp cứu trong 4 ngày nghỉ
Trong 4 ngày nghỉ, mỗi ngày BV Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận gần 150 ca cấp cứu, trong đó gần 70% là do TNGT, nhiều trường hợp do sử dụng rượu bia. Tại các bệnh viện, bệnh nhân sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng trong những ngày nghỉ lễ.
20-30 ca mổ cấp cứu/ngày
PGS.TS Hoàng Long, trưởng ca trực cấp cứu BV Việt Đức ngày 4/5 cho biết phần lớn bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, đa chấn thương hoặc chấn thương sọ não.
Đáng chú ý là 2 ca tai nạn giao thông đặc biệt với các nạn nhân là những chiến sĩ công an giao thông được chuyển đến từ Hà Nam và Sơn La, trong đó nạn nhân nặng nhất là thượng úy Lê Minh Tuấn - cán bộ Đội tuần tra dẫn đoàn Phòng CSGT Công an TP Hà Nội bị thương ngày 3/5 trên đường đi khảo sát đường dẫn phục vụ Đại lễ Phật đản Vesak 2014 từ Ninh Bình trở về Hà Nội.
Nhiều ca cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 là do TNGT (Ảnh minh họa: V.Đ.T.)
Bệnh nhân Tuấn nhập viện với đa chấn thương như chấn thương sọ não, hàm mặt, gãy xương cẳng chân, chấn thương vùng bụng. Hiện bệnh nhân này vẫn đang được theo dõi đặc biệt sau ca phẫu thuật.
Cũng trong chiều 4/5, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã đến BV Việt Đức hỏi thăm, động viện các cán bộ chiến sĩ công an trong vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ngày 1/5 khiến 6 người thương vong khi đang trên đường lên Điện Biên làm nhiệm vụ.
Tại khoa Chấn thương của BV Việt Đức (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận khoảng 60-70 bệnh nhân, trong đó phần lớn là thanh niên với nhiều ca có nồng độ cồn trong máu. Các phòng mổ của BV này cũng hoạt động hết công suất với trung bình 20-30 ca mổ cấp cứu/ngày.
Trong khi đó, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), cả nước xảy ra 224 vụ tai nạn giao thông, làm chết 117 người, bị thương 151 người, tính trung bình mỗi ngày xảy ra 45 vụ TNGT làm 23 người chết và 30 người bị thương.
5 ngày lễ thêm 246 bệnh nhân sởi
Bộ Y tế cho biết trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5) ghi nhận 246 trường hợp xác định dương tính với sởi, trong đó số mắc trong các ngày nghỉ không có đột biến mà tương đối đồng đều (ngày thấp nhất 47 ca mắc, cao nhất 52 ca).
Riêng trong ngày 4/5 cả nước ghi nhận thêm 48 trường hợp mắc sởi xác định. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.030 trường hợp mắc sởi xác định trong số 14.661 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố.
Trong 5 ngày nghỉ đã ghi nhận thêm 246 trường hợp dương tính với sởi (Ảnh: V.Đ.T.)
Tính đến ngày 4/5, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc đạt 85,3% với 18 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi cao trên 95%. Hiện Hà Nội đang tiến hành điều tra, thống kê, lập danh sách xây dựng kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi.
Trong những ngày nghỉ lễ, Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch ở nhiều nơi như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, ... Bộ Y tế cũng tổ chức trực dịch 24/24 giờ tại tất cả các đơn vị y tế dự phòng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong dịp ngày nghỉ lễ.
Trong khi đó, dịch tay chân miệng cũng đang có những diễn biến phức tạp. Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2014 đến nay Việt Nam ghi nhận 17.410 trường hợp mắc với 2 trường hợp tử vong.
Mặc dù số mắc và tử vong có giảm so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố đã có số mắc tăng như TP.Hồ Chí Minh tăng 28,9%, Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 34,4%, Cà Mau tăng 15,5%, Kon Tum và Đắk Lắk.
Điều đáng ngại là hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu nên Bộ Y tế lo ngại dịch có thể diễn biến phức tạp trên diện rộng.
Khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế: 1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. 2. Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. 3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 4. Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. 5. Theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Bé trai 8 tuổi bị bố đánh dã man đã tử vong Chau Đô Doan Lôc, nan nhân bị bô đe dung điêu cay đanh, đa tư vong chiêu nay (18/3). PGS.TS Nguyên Tiên Quyêt, Giam đôc Bênh viên Viêt Đưc, cho biêt, bé Đô Doan Lôc, nạn nhân bị bố đẻ đánh đa tư vong vao chiêu nay (18/3). Ông Quyết cho biết, trưa 18/3, cac bac si Khoa Câp cưu bao cao lên...