Thực hư lời đồn 5 mẹ con chết trong hang do rắn độc trừng trị
Câu chuyện về cái chết của họ, khiến người dân nơi đây vô cùng hoang mang. Người dân đồn rằng những con rắn độc ở trong hang đã ra tay trừng trị họ.
Cái chết bí ẩn trong hang của 5 mẹ con
Để tìm hiểu những câu chuyện bí ẩn xung quanh việc rắn thiêng canh giữ kho tiền, chúng tôi tìm về miền đất nơi đây nghe các vị cao niên trong làng kể lại những điều mà họ cho rằng là sự linh thiêng có một không hai trong đời sống nơi đây. Qua giới thiệu chúng tôi tìm đến cụ Hoàng Văn Mậu, một cao niên trong làng, người được cho là nắm tường tận sự việc.
Cụ Hoàng Văn Mậu, cho biết: “ Hang máng lợn nằm ở lưng chừng núi thuộc thôn Hồng Tiến, xã Trung Lương, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Trước đây, hang là kho bạc nhà nước, được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng sau đó kho bạc đã được rời đến một địa điểm khác. Kể từ khi kho bạc được dời đi, nguời dân nơi đây đã vào bên trong để khám phá những điều mà họ vẫn cho là rất bí hiểm của nơi cất giữ tiền. Khi vào trong hang, người dân phát hiện ra tảng đá trũng xuống giống hình máng lợn. Cho nên từ đó người dân trong làng gọi là hang máng lợn”.
Trầm lắng trong giây lát trước khi cụ Hoàng Văn Mậu, kể chuyện về cái chết tức tưởi của 5 mẹ con nhà nọ trong hang máng lợn: “Vào khoảng năm 1945, bà Cải Xương đang mang bầu dắt theo 3 đứa con, từ miền xuôi lên đây để làm ăn. Không hiểu vì một lý do nào đó, khi gia đình họ xuất hiện ở nơi đây thì người dân gặp rất nhiều tai ương, biến cố trong cuộc sống.
Người dân nơi đây làm ăn thất bát, nhiều người bị đau ốm triền miên. Cho rằng việc xuất hiện của người lạ đã khiến họ gặp phải những điều không may mắn nên vô cùng bức xúc.
Một hang ma ở Thái Nguyên.
Trước việc người dân bức xúc, bà Cải Xương khi đó đang mang bầu đã dần 3 người con cùng đi vào hang máng lợn để sinh sống, tránh sự ghẻ lạnh của người dân. Không lâu sau đó, mọi người hay tin cả mấy mẹ con bà cải Xương đều chết ở trong hang một cách bí ẩn.
Câu chuyện về cái chết của họ, khiến người dân nơi đây vô cùng hoang mang. Người dân đồn rằng, những con rắn độc ở trong hang đã ra tay trừng trị những kẻ dám xâm phạm đến lãnh thổ của chúng nơi có một kho tiền mà những con rắn độc đó đang canh giữ và người mang cái xấu đến với dân làng”.
Cụ Mậu cho biết thêm: “Đã có lần người dân cùng rủ nhau đánh liều đi vào trong hang để xem hình dáng bên trong hang ra sao. Khi vào trong đó, người dân đã tìm thấy bản in tờ 2.000 đồng. Hang máng lợn thiêng lắm, bên trong hang có nhiều rắn nữa nên không ai dám vào. Hồi trước, chúng tôi đi cùng một đoàn vào bên trong hang gặp ngay con rắn, cổ màu đỏ, mình nó to như cổ tay người lớn. Lúc đó, tất cả mọi người đều hoảng sợ, nghĩ là rắn thiêng không ai dám động vào, một lúc sau, con rắn tự bò đi”.
Video đang HOT
“Do hang nằm ở lưng chừng núi, khu rừng xung quanh rậm rạp chính vì thế từ khi ít người xuất hiện trong hang nhiều loại rắn bò đến đây trú ngụ. cho dù, đã có người vào hang nhưng người dân vãn đồn rằng, ẩn chứa trong các vách đá là nơi cất giữ một số lượng tiền lớn nhưng được bầy rắn độc xuất hiện canh giữ không cho kẻ xấu xâm phạm đến. Nay trong hang, trên gành đá có hình dáng như người mẹ đang bế con mà người ta vẫn đồn đó là hình ảnh cụ bà Cải Xương”, cụ Mậu nhớ lại.
Còn chị Chu Thị Bẩy cho biết, chị có nghe bà nội kể rằng ngày xưa người dân vẫn thờ cúng trong hang máng lợn nên ao làng có nhiều cá to lắm. Khi dân làng đi đánh bắt, chỉ cần hú thôi, càng hú to thì càng có nhiều cá lên. Nhưng gờ đây thì ao làng không còn nhiều cá. Ao cá của 40 hộ dân trong làng, của hai dòng họ này mới được đánh bắt, những người khác thì không ai được động đến và cho dù có được xuống bắt thì cũng không hề thấy con cá nào.
Thám hiểm hang máng lợn
Trước những câu chuyện đầy rùng rợn về chiếc hang có từ xa xưa, cộng thêm chuyện rắn thần canh giữ kho tiền chúng tôi quyết tâm muốn được vào tận hang mang lợn để mục sở thị những hình dáng bên trong của hang. Để có thể đến được hang chúng tôi cần một hoa tiêu, may mắn khi anh Ma Ngọc Hùng – công an viên của xóm đồng ý dẫn đường đến hang.
Vừa đi đường anh Hùng cho biết những câu chuyện anh đã thu thập tin tức từ người xưa kể lại: “Ngày xưa, thời chiến tranh có mấy lớp học sơ tán vào trong đó, học ở bên ngoài cửa hang. Khi trong làng bị ném bom, cả làng đã vào trong đó ẩn náu mất ngày, còn nấu ăn ở trong đó. Ở bên trong hang có một hũ nước rộng hình như lòng chảo, nước từ trong hang chảy ra. Người dân còn phát hiện có cả ở trong đó, có người còn đi vào sâu tận bên trong các ngõ ngách nhưng giờ thì không thể vào được”.
“Đi qua cửa hang chừng khoảng 1 mét, các anh sẽ thấy trong có một tảng đá, nước chảy từ trên hang xuống lách tách, nhìn vào tảng đá đó trong giống như bà mẹ đang bế con. Đứng ở đằng xa, rọi ánh áng đèn pin vào đó thấy lấp lánh ánh vàng. Trước đây, người dân thấy đá ở đó óng ánh nên đã vào một trong đập một ít đem về làm kỷ niệm, nên giờ không được nguyên vẹn như trước. Đi sâu vào bên trong đó có nhiều rắn”, anh Hùng nói thêm.
Sau gần nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi mới đi đến cửa hang máng lợn, ở trước cửa hang, tảng đá đã bị tụt xuống che lấp gần một nửa cửa. Khi đi vào bên trong hang tối đen như mực, chúng tôi phải dùng đến đèn pin để có thể lần đường vào bên trong.
Trong hang máng lợn rộng chừng bằng 4 gian nhà, có nhiều ngóc ngách. Để đi đến được cái máng lợn chúng tôi phải chiu qua một khe đá nhỏ rất chật vật mới có thể vào được bên trong. Máng lợn dài khoảng 1 – 1,2 mét rộng chừng khoảng 40 cm. Trên bề mặt thành máng lợn nhẵn bóng, khi sờ vào không có cảm giác rợn tay. Ở ngay bên cạnh có con rắn màu giống đá nằm cuộn tròn khiến chúng tôi vô cùng hoảng sợ.
Trước sự xuất hiện của con rắn màu xám, cả đoàn bất giác nghĩ đến lời người dân đồn đoán về chuyện rắn độc ngự trong hang để canh giữ kho tiền được cất giữ trên vách đá một cách bí ẩn. Bằng sự cứng vía mọi người bình tĩnh rọi đèn xung quanh để quay ra. Chúng tôi cũng không quên chiếu đèn pin lên các vách đá để tìm kiếm xem có dấu vết gì của kho tiền như lời đồn của người nơi đây.
Giải mã
Những thắc mắc về nguyên nhân cái chết bí ẩn của 5 mẹ con có tên Cải Xương, cụ Hoàng Văn Mậu giải thích: “Nếu tôi nhớ không nhầm vào khoảng năm 1945, bà Cải Xương đang mang bầu dắt theo 3 đứa con nhỏ, từ miền xuôi lên đây làm ăn. Người dân nơi đây đã nghi ngờ phản cách mạng, cũng vì đó là thời loạn lạc, trước những thông tin đó nên đã bị người dân xử họ trong hang. Quả thật, cái chết của mấy mẹ con họ thật tức tưởi. Còn chồng bà Cải Xương đã chạy thoát được, đất nước hòa bình ông ấy sống ở dưới phố Quán Vuông, Định Hóa”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vịnh – Chủ tịch UBND xã Trung Lương cho biết: “Hang máng lợn là tên người dân vẫn thường quen gọi, thực chất hang đó gọi là hang Thắm. Chính quyền địa phương đã đề nghị là di tích vì ngày xưa kháng chiến người dân di dời vào trong để cư trú ở đó. Địa phương đã khoanh vùng, trong các danh mục di tích nhưng vẫn chưa được xây dựng”.
Chỉ là những hình ảnh do thiên nhiên tạo hóa
“Ở bên trong hang, nếu ai đó có vào khi nhìn lên tảng đá trông giống như bà mẹ đang bế con nhưng nếu nói đó là hình ảnh của người phụ nữ đã chết oan hồn hiện trên đó là không đúng. Những hình ảnh giống bà mẹ đang bế con chỉ là do thiên nhiên tạo hóa nên. Còn chuyện những nơi có người chết, theo tâm linh của người dân thì đó thường là nơi thiêng liêng.
Ngày xưa, hang Thắm để giấu ngân khố Nhà nước, chúng tôi đã nghe nói về việc người dân vào trong hang thấy tiền trong đó nhưng không rõ là tiền giấy hay bản in tiền. rắn ở trong hang quả thật có nhiều vì đó là khu rừng rậm rạp, có nước nên thường ẩm ướt, là nơi cư trú của nhiều loài rắn, có cả những loại rắn độc nhưng giờ người dân không ai vào trong hang.
Chính quyền địa phương cũng không cho khai thác đá, còn trồng cấy những khu đất bên cạnh vẫn cho người dân làm”, ông Vịnh – giải thích thêm.
Theo Hôn nhân & Pháp luật
Đánh đổi sinh mạng bằng nghề nuôi rắn độc
Chưa kịp mở lồng, rắn đã phun phì phì. Lúc mở ra, rắn "phi thân" vào mặt hay "đớp tạm" vào đầu ngón tay một phát cho... "đỡ đói". Nhẹ thì ngón tay biến dạng, phải tháo khớp, nặng thì tử vong.
"Ăn, ngủ" cùng rắn độc
Đi dọc thôn 3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thoạt nhìn không ai nghĩ đây là một làng nuôi rắn độc bởi nhà cửa mọc liền nhau san sát, xen kẽ những ngôi nhà cao tầng khang trang là những ngôi nhà mái rạ, tường gạch cổ kính. Hỏi ra mới biết hầu như nhà nào cũng nuôi rắn trong chính ngôi nhà của mình. Vì điều kiện đất đai chật hẹp nên đa phần các hộ gia đình đều xây dựng những lồng rắn nhân tạo ngay trong nhà.
Trên là giường ngủ, dưới sàn nhà là những chuồng rắn chia thành những ô nhỏ, hình chữ nhật, chiều dài ước chừng 0,5m, cao 0,4m, rộng 0,3m. Nhà nào rộng hơn một chút thì có thể làm hẳn một "phòng" riêng để xây chuồng cho rắn. Nhà nào giàu có thì lập thành trang trại, chăn nuôi từ a đến z, nghĩa là vừa nuôi vừa sinh sản, vừa cho ấp trứng kèm theo là một loạt những dịch vụ nhà hàng, ăn uống chuyên món rắn đặc sản.
Anh Hưng, một tay nuôi rắn có hạng trong làng cho biết: "Nhiều nhà chật chội, cả bố mẹ, ông bà, con cái đều ngủ chung một phòng, dưới nền nhà là chuồng rắn. Nơi người ngủ và hang rắn ở chỉ cách nhau chưa đầy một bước chân, không khí đặc quánh một thứ mùi gây gây, khăn khẳn, đêm ngủ còn nghe tiếng rắn kêu phè phè ngay bên cạnh, nhưng quen rồi, thấy bình thường thôi".
Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn có từ bao đời nay không ai rõ, chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên người dân đã được làm quen với rắn độc. Dù là loại hổ mang phì khiến nhiều người phải e dè, sợ sệt nhưng với người dân Vĩnh Sơn, chúng là một người bạn, đem lại nguồn thu nhập cao cho các gia đình. Ngay cả những đứa trẻ con trong xóm cũng đều là những "cao thủ" tay không bắt rắn. Mỗi khi rắn "sổng chuồng" chạy trốn, lũ trẻ trong làng lại nhao nhao đi bắt rắn như những thợ săn rắn đích thực.
Anh Kiên tay không bắt rắn.
Cả xã Vĩnh Sơn hiện có khoảng 1.300 hộ với khoảng 5.700 nhân khẩu thì có tới 850 hộ nuôi rắn, nhà ít thì nuôi 100 con, nhà nuôi nhiều lên đến 2.000 con, chủ yếu là hổ mang phì và hổ trâu. Riêng thôn 3 cũng 60-70% hộ gia đình nuôi rắn.
Nuôi rắn cũng là một nghề khá công phu và tốn nhiều thời gian. Chị Lan, một hộ nuôi rắn trong thôn cho biết: "Chỉ tính riêng thời gian ấp trứng, đến thời gian trứng nở thành rắn con, rồi nuôi trưởng thành đến lúc xuất khẩu, nhanh thì cũng phải hai năm, còn lâu cũng phải mất ba năm. Thức ăn cho rắn tuy không cầu kì, chủ yếu là loại gà, vịt thải với giá thành rẻ, nhưng mỗi khi cho rắn ăn, vẫn phải vặt sạch lông, cắt thành từng miếng nhỏ. Riêng cóc thì phải mổ bỏ sạch phân. Rắn nhỏ thì ngày nào cũng phải cho ăn, đề phòng chúng đói nuốt chửng lẫn nhau. Rắn lớn thì 3-4 ngày mới phải cho ăn một lần".
Cứ mỗi tuần, người nuôi rắn lại phải vệ sinh một lần. Chuồng nuôi rắn luôn phải đảm bảo đủ ánh sáng và không khí để cho rắn phát triển. Thường rắn sinh sản vào tháng 6, còn mùa đông là thời kỳ rắn nghỉ đông nên không phát triển, thậm chí còn hao hụt trọng lượng. Thời gian này, người nuôi phải đặc biệt chú trọng đến thời tiết, luôn phải sưởi ấm cho rắn tránh tình trạng nóng quá hoặc lạnh quá dễ làm rắn mắc bệnh khô da, hoặc viêm phổi.
Mất mạng vì "nuôi con đặc sản"
Theo chân anh Kiên, Trưởng thôn 3 vào thăm "phòng" nuôi rắn của gia đình anh, chúng tôi không khỏi rùng mình. Trong căn phòng chật chội chừng 10m2, những chuồng rắn nằm san sát ngay dưới nền nhà. Bước chân đi bên trên mà chúng tôi không khỏi giật mình ghê sợ khi nghe tiếng rắn phun phì phì bên dưới. Nhanh tay, mở chuồng rắn, anh Kiên lấy kẹp lôi dần con rắn hổ mang chừng gần 1kg ra rồi cẩn thận túm lấy cổ nó.
Dù có đôi găng tay dày làm bảo hộ lao động, nhưng hầu như những người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đều không sử dụng bởi theo anh Kiên: "Dùng găng tay vừa dày vừa vướng víu, cầm con rắn không thật tay, rất dễ bắt trượt rắn. Khi ấy rắn lao vào cắn vào mặt, vào người, vào vai còn nguy hiểm hơn nên chúng tôi dùng tay không bắt rắn cho dễ. Vì thế mà tai nạn xảy ra như cơm bữa. Ai nuôi rắn chẳng một lần bị rắn cắn. Chỉ cần sơ sảy để răng rắn quệt qua là cũng phải tháo khớp ngón tay rồi. Nhất là những anh chuyên đi chợ bắt rắn giúp người dân chuyển hàng đi cửa khẩu xuất sang Trung Quốc thì 10 ngón tay chỉ còn còn 7-8 ngón. Có anh còn cụt cả 10 đốt ngón tay ấy chứ. Riêng loại rắn hổ mang phì, nếu không có thuốc giải độc thì chỉ 20 phút sau đã tử vong rồi".
Cách đây chưa lâu, người trong thôn 3 xót xa trước sự ra đi của anh Phùng Văn Long vì bị rắn cắn. Trong lúc cho rắn ăn, anh Long sơ sảy bị rắn cắn vào tay, vì cơ thể sẵn dị ứng với nọc rắn nên anh Long không qua khỏi, dù đã dùng thuốc kịp thời, bỏ lại ba đứa con bơ vơ và bố mẹ già yếu cho người vợ trẻ. Một mình chị Yến, vợ anh Long, vẫn không từ bỏ nghề nuôi rắn, quyết tâm theo đuổi cái nghiệp đã gắn bó với gia đình từ lâu. Năm 2006, thôn 3 cũng có 1 trường hợp bị tử vong vì rắn cắn.
Bà Diên, một người có thâm niên nuôi rắn mấy chục năm nay cho biết: "Trước đây khi chưa có thuốc giải nọc độc rắn thì có nhiều trường hợp tử vong hơn. Bây giờ trong thôn đã có thuốc nên hầu như chỉ bị thương tật ở tay. Tuy nhiên thuốc chỉ có thể ngăn nọc độc chạy vào cơ thể, còn khi đã bị rối loạn đường hô hấp do rắn cắn thì bắt buộc phải có dụng cụ hô hấp và phương tiện cấp cứu. Nhưng ở trong thôn chúng tôi lại không hề có, nên đôi khi cũng rất nguy hiểm. Mới đây có trường hợp ông kế toán trên xã bị rắn cắn, may nhà có ôtô đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi án tử". Khi tôi hỏi: Có cách nào để phòng tránh rắn cắn không thì bà chỉ cười: "Khó lắm, vì nghề này tiếp xúc với rắn thường xuyên, không cắn mới là chuyện lạ". Nói rồi bà xòe bàn tay ngón cụt, ngón biến dạng với chi chít những vết rắn cắn ra cho chúng tôi xem.
Nghề nuôi rắn mang lại lợi nhuận khá cao cho người dân ở Vĩnh Sơn. Những năm "được mùa", rắn bán được tới 1.2 triệu/kg, rẻ cũng phải 450.000 đồng/kg. Dù biết là nghề nguy hiểm nhưng người dân đã chấp nhận cái nghề này thì cũng đành mang lấy cái nghiệp. Làm riết, sống riết cùng rắn thành quen, giờ bảo bỏ nghề là điều cực khó với họ dù biết tính mạng luôn bị đe dọa.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Trải nghiệm ở làng... mãng xà Đến với làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài việc tham quan các khu nuôi rắn tự nhiên, du khách còn có dịp tìm hiểu cách rắn ăn, rắn ngủ, rắn đẻ... và tất nhiên không thể thiếu các món ăn liên quan tới rắn. Người Vĩnh Sơn không có cách chế biến bỗ bã mà đã được nâng lên hàng...