Thực hư “làng ăn mày” đóng cửa đi ăn xin ngày Tết
Đã từng có một thuở gần như cả làng phải đi ăn mày, để rồi cho đến bây giờ, xã Quảng Thái ( huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) vẫn mang cái biệt danh để đời “làng ăn mày”.
Chuyện “làng ăn mày” một thuở…
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia, Quảng Thái là một trong những vùng đất nghèo khó nhất của huyện Quảng Xương, người dân chủ yếu sống bằng nghề đi biển và trồng lúa. Những năm 1980, Quảng Thái liên tiếp dính nhiều trận bão, nhà cửa ruộng vườn bị tàn phá hết. Đặc biệt, cơn bão số 6 năm 1980, hơn 90% nhà cửa và tài sản của người dân bị bão đánh sập cuốn trôi ra biển. Cùng lúc này, 2 Hợp tác xã Thống Nhất và Độc lập chuyên sản xuất chiếu cói, thêu ren xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu đóng cửa. Người dân không có công ăn việc làm, nhà cửa tan hoang, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.
Không còn cách nào khác, để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982 – 1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi. Những năm 1993, 1994, cả xã hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3, 4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Để rồi tên “làng ăn mày” cũng có từ đó.
“Làng ăn mày” bây giờ đã khác xưa rất nhiều
Ông Trần Công Tính, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái kể lại: “Sau khi nhận thấy tình trạng người dân bỏ xứ đi tha phương, tại Đại hội Đảng bộ xã năm 1994, xã đã thông qua nghị quyết tập trung nâng cao đời sống kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân về quê ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, kêu gọi con em trở về quê tới trường học. Nhờ đó mà hàng trăm trẻ em lang thang trước đó đã về nhà và tới trường theo học”.
Ngoài việc kéo trẻ em và người già lang thang trở lại quê hương, Quảng Thái chủ trọng kêu gọi hỗ trợ đầu tư, nâng cao trang thiết bị đánh bắt hải sản cho người dân, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển chăn nuôi. Nhờ có một cuộc “cách mạng” táo bạo mà người dân Quảng Thái đã nhận thức và thay đổi được chính mình.
Đã qua rồi cái thời vì cái đói mà phải tha phương cầu thực nhưng rồi bao nhiêu năm qua, người đời vẫn không thể quên cái tên “làng ăn mày” để nói về người Quảng Thái. Trẻ em Quảng Thái đi học bị trêu chọc là “dân ăn mày”, người Quảng Thái đi làm ăn xa thì bị coi người “xã cái bang”. Những lời đồn thổi về “làng ăn mày”, những câu chuyện được thêu dệt vẫn không được dập tắt.
Video đang HOT
Và câu chuyện ăn xin ngày Tết
Hiện nay, trên mảnh đất của làng Đồn Điền thuộc xã Quảng Thái có một đền thờ Thành Hoàng Làng- nơi thờ hai vị tướng Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu. Thế nhưng cũng chỉ vì làng từ lâu bị gán cho tên “làng ăn mày” nên sự thật về ngôi đền cũng được người đời thêu dệt thành một câu chuyện hoàn toàn khác.
Đền thờ Thành Hoàng Làng bị cho là ngôi đền thờ “ông tổ cái bang” và hàng năm cứ Tết đến, người dân Quảng Thái phải đóng cửa đi ăn xin, không kể già trẻ, trai gái hay những người có chức có quyền. Sau chuyến đi ăn xin về thì những gì có được đều phải mang ra đền làm lễ tế. Ngôi đền còn được đồn thổi thờ một chiếc gậy và cái bị, những vật không thể thiếu của những người làm nghề “cái bang” nên hàng năm mới có cái Tết mùng 1/2 to hơn cả Tết cổ truyền.
Thành Hoàng Làng- nơi thờ hai vị vưa có công với dân nhưng lại bị đồn thổi là thờ ông tổ “nghề cái bang”.
Theo sử sách ghi lại, làng Đồn Điền xưa kia là vùng đất hoang vu, chỉ có cát nóng, cây dại, ruộng đồng hoang vu. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chánh sứ Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu được nhà vua cử về đây trấn giữ vùng đất này và thành lập nên sở đồn điền với mục đích “‘ngự binh ư nông” có nghĩa vừa phát triển quân lính, vừa sản xuất lấy lương thực. Trong một lần sắp tới Tết Nguyên đán, 2 ông được vua ra lệnh dẫn quân đi đánh giặc Chiêm Thành. Sau khi chiến thắng trở về, lúc này đã qua Tết cổ truyền từ lâu. Nhưng để mừng thắng trận, hai vị tướng đã mở hội khao quân và cho người dân ăn Tết lại vào ngày 1/2 (âm lịch). Từ đó, tập tục ăn Tết lại của người dân Quảng Thái được duy trì cho đến tận ngày nay.
Cụ Đề buồn rầu khi kể về câu chuyện của làng
“Việc thiên hạ truyền miệng Thành Hoàng Làng là nơi thờ “ông tổ ăn mày” và câu chuyện dân làng Đồn Điền 3 ngày Tết đóng cửa đi ăn mày, khi có tiền mới về quê ăn Tết lại chỉ là những câu chuyện thêu dệt của người đời mà thôi. Thành Hoàng Làng là thờ hai vị thần có công với dân với nước nhưng người ta bịa đặt ra những câu chuyện như thế thì thật là phải tội quá” – Cụ Trịnh Văn Đề (80 tuổi), một trong 3 cụ cao niên trong làng Đồn Điền trông coi đền trải lòng.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Nhờ quả cam, xã miền núi nghèo thành phố thị
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Vũ Quang, một vựa cam của Hà Tĩnh, lại bước vào mùa thu hoạch cam bù, thành quả mà họ đã dày công chăm sóc suốt cả năm.
Theo chân ông Nguyễn Khắc Hội - Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán này, đâu đâu cũng thấy những vườn cam bù trĩu cành chín màu vàng đỏ. Cũng vì thế, xã miền núi một thời hiếm thấy ô tô về làng bởi đường sá đi lại khó khăn, hàng hóa khan hiếm này sáng sáng xe tải nhỏ, xe tải lớn của các lái buôn ra vào nhận cam đưa đi các phố thị lớn trên cả nước.
Dùng cọc chống đỡ những cành cam bù sai trĩu quả.
Ông Hội nở nụ cười đầy vẻ mãn nguyện, khoe với chúng tôi, đã nhiều năm rồi người dân quê tôi mới có một vụ cam bội thu cả về sản lượng, chất lượng lẫn giá cả. Sản lượng thu nhập tăng lên đạt mức kỷ lục từ trước tới nay, những xóm thu hoạch cam bù nhiều như xóm 1,3,7. Rất nhiều hộ thu hoạch cam bù đạt sản lượng từ 6-8 tấn/hộ. Cũng theo ông Hội, đây là một năm thời tiết rất đặc biệt, không bão lũ, mưa lạnh ít nên cam dễ dàng đơm trái. "Nếu những năm trước cam chỉ đạt 60% sản lượng, năm nay phải đạt hơn 90%. Thời tiết tốt nên cam cũng phát triển đều, da cam chín đều, đẹp, đặc biệt là cam ngọt lịm và thơm".
Chúng tôi cùng ông Hội ghé vườn cam của ông bà Bình ở xóm 3. Cả vườn cam chín đều vàng óng. Hương cam thơm phức cùng nụ cười tươi rói, tự tin của đôi vợ chồng già đủ để cảm nhận niềm hạnh phúc của người trồng cam. Tiếp khách lạ, vợ chồng ông Bình hào phóng cắt mấy quả cam bù thiết đãi khách rồi trò chuyện. Hai ông bà không giấu giếm, Tết này ông bà sẽ thu cả trăm triệu đồng tiền cam. "Cả vườn thế, nhưng hôm rồi có mấy người đến sau khi thử đã đặt mua hết cả rồi. Chỉ chờ ít ngày nữa họ đến hái đi. Bán như thế có rẻ hơn chút ít, nhưng khỏe hơn nhiều" - vợ ông Bình cho biết.
Dẫn chúng tôi đến nhiều vườn cam khác, ông chủ tịch Hội nông dân xã Sơn Thọ nhẩm tính, với hàng chục ha cam, bình quân những hộ trồng cam trong xã đạt 15-17 triệu trên một hộ. Và nhiều hộ gia đình Tết Nguyên đán này sẽ rất sung túc với nguồn thu từ cam đạt từ 300 triệu -400 triệu đồng.
Phát huy tiềm năng vốn có, 90% hộ dân ở nơi đây đã chuyển sang trồng cam là cây nông nghiệp chủ yếu.
Những gốc cam mới trồng và những gốc trên 10 năm đều cho quả sai như nhau
Không phụ lòng người chăm sóc, cam đem lại cho người dân nơi đây nguồn thu nhập khá mong đợi.
Tiến Hiệp - Xuân Sinh
Theo Dantri
Bán bớt gạo của dân để trả chi phí hoạt động của làng Với lý do cuối năm thiếu chi phí trả các khoản hoạt động chung của làng trong một năm, Ban quản lý làng Hiệp Hà (thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) tự ý bán bớt "gạo đỏ lửa" hỗ trợ người dân trong dịp Tết. Nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn đủ ăn trong dịp...