Thực hư J-20 Trung Quốc có khả năng của “sát thủ tàu sân bay”
Mạng công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, máy bay chiến đấu J-20 thuộc giai đoạn thứ nhất đã có khả năng của “sát thủ tàu sân bay”.
Cũng theo trang mạng này, rất có thể J-20 sẽ được tích hợp thiết bị điện tử hàng không cùng vũ khí vào năm 2017 và đưa vào trang bị hàng loạt.
Trao đổi với Đài truyền hình CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, thông tin từ truyền thông Nga có nhiều yếu tố “mang tính đồn đoán”.
Đối với thông tin truyền thông Nga gọi J-20 là “sát thủ tàu sân bay”, ông Doãn cho hay, J-20 đang trong giai đoạn thử nghiệm các thiết bị như hệ thống điện tử hàng không tổng hợp, hệ thống kiểm soát bay…, chưa tiến hành thử nghiệm hệ thống vũ khí.
Do đó, trong tương lai máy bay này sẽ có khả năng gì vẫn là một dấu hỏi.
Chuyên gia Doãn Trác cũng cho biết:
J-20 giống với tiêm kích F-22 của Mỹ, tất cả vũ khí phải đặt bên trong thân để bảo đảm tính năng tàng hình, dẫn đến chiều dài và đường kính của những vũ khí mà máy bay mang theo bị giới hạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tầm bắn của nó.
Vì vậy, khả năng tấn công mục tiêu ngoài vùng phòng không và sức mạnh tấn công của máy bay đều sẽ có hạn chế nhất định.
“Nhiệm vụ mà J-20 đảm nhận là giành quyền kiểm soát trên không, yểm trợ các máy bay phi tàng hình khác có khả năng rất mạnh để thực hiện tấn công mục tiêu đối phương. Máy bay J-20 không phải đảm nhận tất cả nhiệm vụ tấn công”.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2015 bay thử nghiệm
Video đang HOT
Khi đề cập đến việc J-20 liệu có được triển khai vào năm 2017 hay không, chuyên gia Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng:
Việc phương tiện truyền thông Nga nói J-20 là “sát thủ tàu sân bay” có vẻ là không đáng tin, nhưng nói máy bay J-20 có thể triển khai vào năm 2017 “cơ bản là đáng tin”.
Ông Đỗ cho rằng, thông thường, chu kỳ bay thử nghiệm của máy bay khoảng 6 – 8 năm.
Hiện nay, nhiều máy bay J-20 đang tiến hành bay thử nghiệm cùng lúc nên đến năm 2017, J-20 cơ bản có thể hoàn thành phần lớn hạng mục bay.
“Nếu hệ thống điện tử hàng không, kiểm soát bay và hình dáng của máy bay dần được khắc phục thông qua các lần điều chỉnh bay này thì trong tương lai có thể tiến hành thử nghiệm trang bị vũ khí hàng loạt. Như vậy, thời gian máy bay được triển khai ngày càng gần hơn”.
Ngoài ra, ông Đỗ Văn Long cho biết thêm,Ngoài ra, ông Đỗ Văn Long cho biết thêm, J-20 còn có thể “phục vụ khẩn cấp”.
Nếu Trung Quốc phải đối mặt với mối đe dọa trên không, ví dụ như máy bay tàng hình nước ngoài xâm phạm, cũng không loại trừ một lượng nhỏ máy bay J-20 sẽ nhanh chóng được trang bị vũ khí.
Tính năng của máy bay sẽ được kiểm tra và hoàn thiện dần trong quá trình chiến đấu.
“Trong trường hợp này, J-20 vẫn có thể được triển khai sớm” – ông Đỗ nói.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc phát triển máy bay J-20 để phục vụ mưu đồ chiếm toàn bộ Biển Đông
Nếu cất cánh từ sân bay ở đảo Hải Nam, J-20 có thể vươn tới tất cả các đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trugn Quốc (nguồn mạng Tin tức Trung Quốc)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 7 đăng bài viết tự khen ngợi loại "máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm" J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.
Theo bài báo, Triển lãm hàng không Farnborough năm 2014 đã khai mạc đúng hạn, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đã rất bắt mắt tại triển lãm, trong đó động cơ có thể sử dụng để cất hạ cánh thẳng đứng được trưng bày độc lập, càng gây thu hút cho mọi người đối với loại may bay chiên đâu tiên tiến này. Nhưng, có chuyên gia cho rằng, hành trình của máy bay F-35 ngắn, vấn đề bán kính tác chiến luôn bị phê phán.
Bài báo cho rằng, ngay từ năm 2009, "Thời báo Hải quân" Mỹ đã dẫn chuyên gia phân tích quốc phòng Barry Walters cho rằng, Hải quân Mỹ đã tính giảm số lượng mua may bay chiên đâu F-35, bởi vì hành trình của may bay chiên đâu F-35 không thể hỗ trợ cho tàu sân bay Quân đội Mỹ triển khai hành động ngoài phạm vi vũ khí tấn công phong tỏa khu vực do các nước như Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo, còn máy bay không người lái trang bị cho tàu chiến thì có triển vọng đem lại hành trình lớn hơn theo nhu cầu của Hải quân Mỹ.
Vào năm 2011, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo F-35 Lightning II của Không quân Mỹ thấp hơn so với thiết kế, đã giảm khoảng 15%.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 gồm có 3 loại là F-35A, F-35B và F-35C, lần lượt trang bị cho không quân, thủy quân lục chiến và hải quân Mỹ. Các cuộc kiểm tra sơ bộ cho thấy, bán kính tác chiến là 584 hải lý (1.081,57 km), bằng khoảng 85% so với bán kính tác chiến thiết kế 690 hải lý (1.277,38 km).
Chương trình kiểm tra gồm vận hành các thiết bị trên máy bay, tính năng bay của máy bay chiến đấu. Căn cứ vào báo cáo này, không quân không loại trừ khả năng điểu chỉnh một phần thiết kế để tăng lượng nhiên liệu mang theo, gia tăng bán kính tác chiến.
Hành trình và bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu F-35 rốt cuộc là bao nhiêu, cần phải xem số liệu công bố mới nhất của nhà thầu chính - Công ty Lockheed Martin.
Ngày 1 tháng 7, trên trang mạng chính thức của mình, Công ty Lockheed Martin đã công bố hiện trạng chương trình và tình hình cơ bản của máy bay chiến đấu F-35, gồm có hiện trạng chương trình, tình hình bàn giao, các công việc lớn 2 tháng trước, số lượng kế hoạch, cấp phát vốn, giá thành, cỡ loại và số lượng quốc gia, thông số tính năng và các ghi chép cơ bản của chương trình.
Bảng thông số tính năng của máy bay này đã lần lượt liệt kê hành trình và bán kính tác chiến của 3 loại máy bay F-35A, F-35B và F-35C khi mang theo vũ khí.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ
Máy bay F-35A mang theo 1 khẩu pháo GAU-22/A 25 mm, 2 quả tên lửa không đối không AIM-120C, 2 quả bom dẫn đường GBU-31 JDAM 2.000 pound (khoảng 1.000 kg), bán kính tác chiến (mang theo nhiên liệu bên trong) lớn hơn 1.093 km, hành trình lớn hơn 2.200 km.
Máy bay F-35B mang theo 2 quả tên lửa không đối không AIM-120C, 2 quả bom dẫn đường GBU-32 JDAM 1.000 pound (500 kg), bán kính tác chiến (mang theo nhiên liệu bên trong) lớn hơn 833 km, hành trình lớn hơn 1.667 km.
Máy bay F-35C mang theo 2 quả tên lửa không đối không AIM-120C, 2 quả bom dẫn đường GBU-31 JDAM 2.000 pound (khoảng 1.000 kg), bán kính tác chiến (mang theo nhiên liệu bên trong) lớn hơn 1.100 km, hành trình lớn hơn 2.200 km.
Trong khi đó, theo báo Trung Quốc, máy bay chiến đấu hạng nặng J-20 gần 30 tấn, không gian trong máy bay lớn, mang theo nhiều dầu, cho nên hành trình của nó sẽ đạt mức mà các máy bay chiến đấu hạng nặng trước đây của Trung Quốc không đạt tới. Chẳng hạn máy bay chiến đấu Su-27, J-11 hiện nay, hành trình thường khoảng 3.600 km.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ
Nếu máy bay J-20 trang bị cho quân đội trong tương lai, hành trình của nó sẽ xa hơn so với máy bay Su-27, J-11, khoảng cách hành trình có thể đạt tới 4.000 km trở lên. Bán kính tác chiến của máy bay J-20 phải là 1.500-2.000 km.
Nếu cất cánh từ sân bay ở đảo Hải Nam, J-20 có thể vươn tới tất cả các đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Do đó, theo bài báo, hành trình và bán kính tác chiến của máy bay J-20 lớn hơn nhiều máy bay F-35, hoàn toàn có thể bao trùm biển Hoa Đông, Biển Đông, "hỗ trợ mạnh mẽ cho bảo vệ an ninh lãnh hải" (thực ra là hỗ trợ cho tham vọng chiếm đoạt biển đảo của các nước xung quanh theo yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc.
(Theo Giáo Dục)
Chiêu "lăng xê" vũ khí lạ của Trung Quốc Thời bị tố chuyên đi sao chép vũ khí nước ngoài &'đã qua' và Trung Quốc bắt đầu lo lắng vũ khí của mình rơi vào tình huống bị sao chép. Dụng ý của Trung Quốc khi &'cấm' xuất khẩu J-20 Vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích J-20 do sợ bị các thế lực...