Thực hư Đức-Anh chơi bóng trên chiến trường thời Thế chiến I
Câu chuyện về trận bóng giữa các binh sĩ đối địch trong ngày Giáng sinh năm 1914 khơi gợi nhiều cảm hứng, dù còn nhiều nghi ngờ.
Tranh minh họa về trận bóng giữa Đức và Anh năm 1914. Ảnh: BBC.
Sáng sớm ngày 25/12/1914, hàng nghìn binh sĩ Anh, Bỉ và Pháp cùng buông súng, bước ra khỏi chiến hào, tạm gác cuộc chiến với người Đức để cùng nhau tận hưởng giây phút Giáng sinh tại mặt trận phía tây của Thế chiến I.
Đây là câu chuyện vẫn được kể lại tại Anh cho tới ngày nay về một “phép lạ”, về giây phút hòa bình hiếm hoi trong cuộc chiến từng cướp đi sinh mạng của hơn 15 triệu người trên khắp thế giới, theo Time.
Theo câu chuyện này, sau khi trao đổi tặng phẩm như thuốc lá, thực phẩm, mũ và chôn cất những đồng đội thiệt mạng, binh sĩ hai bên đã tổ chức một trận đấu bóng đá “hòa bình” ngay tại địa điểm từng đọ súng ác liệt.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1983, binh nhì Ernie Williams thuộc tiểu đoàn 8, trung đoàn Cheshire của quân đội Anh, kể lại rằng khi ông đang đứng trên chiến hào, đột nhiên một quả bóng không biết từ đâu bay tới. Ông quả quyết rằng quả bóng không phải từ phía Anh mà do các binh sĩ Đức đá sang. Cuốn nhật ký của trung úy người Anh Charles Brocklebank cũng xác nhận về trận bóng này.
Video đang HOT
“Các sĩ quan cho rằng đây là một cái bẫy và yêu cầu binh lính quay lại chiến hào, nhưng họ phớt lờ và trao tặng phẩm cho nhau rồi cùng nhau uống rượu”, Williams kể. “Một trận bóng sau đó diễn ra”.
“Tôi tiến tới phía quả bóng. Lúc đó tôi 19 tuổi và chơi khá tốt môn thể thao này. Rồi mọi người thấy hứng thú với trò chơi. Chúng tôi chơi không trọng tài, không điểm số”, Williams hồi tưởng.
Ông miêu tả trận đấu như một trận hỗn chiến với trái bóng tròn, không giống như môn bóng đá vẫn thấy trên truyền hình hiện nay. Binh sĩ hai bên điều khiển bóng bằng những đôi bốt to và quả bóng da nhanh chóng thấm đẫm nước.
Thông tin về trận đấu sau đó lan tỏa khắp trên chiến trường Thế chiến I như biểu tượng của hòa bình và thậm chí gây ảnh hưởng mạnh đến tận ngày nay trên hai lĩnh vực thể thao và giáo dục.
Vào năm 2014, Liên đoàn bóng đá Anh và ban tổ chức giải vô địch Ngoại hạng Anh (Premier League) đã tổ chức hàng loạt sự kiện cũng như ra mắt nhiều chương trình giáo dục cho trẻ em, nhân kỷ niệm 100 năm trận bóng diễn ra.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là những người trẻ phải học được bài học từ lịch sử. Việc sử dụng trận đấu này để phục vụ giáo dục rất quan trọng. Trận đấu chứa nhiều thông điệp về sự hòa giải, tình bạn và sự tôn trọng”, giám đốc bộ phận giáo dục của Premier League Martin Heather nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhiều nhà sử học sau này tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện. Giáo sư lịch sử Anh hiện đại Mark Connelly nhận định không có bằng chứng xác thực nào cho thấy trận đấu đã diễn ra. Đây có thể không hẳn là một trận đá bóng thực sự mà có ai đó tung ra quả bóng rồi những binh sĩ lao vào đá qua đá lại.
“Lệnh ngừng bắn rất phổ biến trong các cuộc chiến. Tuy nhiên đây là quãng thời gian mà binh sĩ hai bên thường không chú ý đến đối phương mà chỉ tập trung chôn người chết và tìm kiếm người bị thương”, giáo sư Connelly phân tích.
Giáo sư Thomas Weber, giảng viên thỉnh giảng Đại học Harvard cho rằng không có cơ sở khẳng định trận đấu hoàn toàn được hư cấu, nhưng cho biết thời điểm đó vai trò của bóng đá đã được thổi phồng để phục vụ nhiều mục đích, bao gồm cả chính trị.
Theo Nguyễn Hoàng (VNE)
Tổng thống Trump giải thích lý do muốn Nga quay lại G7
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các nguyên thủ trong khối G7 dành rất nhiều thời gian để bàn bạc về Nga trong cuộc họp hồi tuần trước ở Canada, vì vậy việc đưa Nga trở lại bàn đàm phán của khối là "một bước đi "vô cùng hợp lý".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: ABC News)
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, Tổng thống Trump nói rằng: "Bạn biết đấy, chúng tôi (các nguyên thủ G7) dành khoảng 25% thời lượng (cuộc họp) để bàn về Nga và tôi nói rằng nếu có họ ở đây thì mọi việc sẽ tốt hơn. Tôi (nói như vậy) không vì Nga. Tôi vì nước Mỹ".
Cuối tuần trước, Tổng thống Trump đã tuyên bố muốn mời Nga quay trở lại nhóm các cường quốc công nghiệp trên thế giới. "Họ nên để Nga quay trở lại vì chúng ta nên có Nga trên bàn đàm phán", ông Trump phát biểu trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018 tổ chức ở Quebec, Canada.
Trả lời Fox, ông Trump lý giải rằng sự hiện diện của Nga trong nhóm các cường quốc sẽ giúp cho các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ và đặc biệt là 2 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới (ám chỉ Moscow và Washington), có thể bàn bạc về những vấn đề đang "nổi cộm" trên thế giới vào thời điểm hiện tại.
"Hiện thời, tôi nghĩ rằng tôi có thể sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp với ông ấy (Tổng tống Nga Vladimir Putin) hoặc tôi có thể trao đổi với ông ấy hiệu quả hơn là việc chỉ nói chuyện qua điện thoại. Ví dụ, nếu ông Putin ở trong cuộc họp, tôi có thể đề xuất ông ấy làm những điều tốt đẹp cho thế giới, cho đất nước và cho cả bản thân ông ấy", ông Trump lý giải.
Mỹ không phải là nước duy nhất nghĩ rằng Nga nên quay trở lại khối. Ông Trump chỉ ra rằng tân Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cũng muốn Moscow quay lại bàn đàm phán. Ngoài ông Conte, Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Nga quay lại khối, nhưng với điều kiện tiến trình hòa bình Ukraine được thực thi. "Tôi có thể tưởng tượng về sự quay lại của Nga. Nhưng trước tiên, chúng ta cần bàn về tiến triển trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk", bà Merkel cho hay.
Nhóm các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới G7 được thành lập vào thập niên 1970. Nhóm trở thành G8 sau khi kết nạp Nga. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước thành viên đã quyết định loại Nga ra khỏi G8 vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Năm 2017, Nga tuyên bố rút vĩnh viễn khỏi G8.
Đáp trả lại đề xuất của ông Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các thành viên G7 được chào đón tại Nga: "Liên quan tới việc đưa Nga trở lại G7, G8, chúng tôi không (lựa chọn) rời khỏi nhóm. Các đồng nghiệp của chúng tôi từng từ chối đến Nga vì những lý do đã quá rõ ràng. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nếu được gặp mọi người ở Moscow".
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng khẳng định Moscow chưa bao giờ đề nghị bất kỳ ai để được cho phép quay trở lại G8. Ông Lavrov nói rằng Nga đã tham gia các thể chế khác như SCO, BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi), G20 (Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới) và các thể chế này đều có triển vọng tốt.
Đức Hoàng
Theo Dantrri
Trump "trải thảm đỏ", mời Putin vào lại nhóm G7 Khi đang chuẩn bị bay tới Canada để tham gia hội nghị G7, Tổng thống Donald Trump đã có những lời chắc chắn sẽ khiến Tổng thống Vlidimir Putin "hả dạ". Tổng thống Donald Trump trả lời các phóng viên trước khi lên đường tới Canada. Ảnh: Reuters. Trước các phóng viên, Tổng thống Trump khẳng định dù các nước G7 có "bằng...