Thực hư dịch vụ nhận “đâm thuê chém mướn” qua mạng Ineternet
Tại các diễn đàn, trang mạng xã hội, dịch vụ giải quyết mâu thuẫn, trả thù cá nhân, đòi nợ bằng những hình thức xã hội đen đang được khá nhiều đối tượng công khai quảng bá.
Để hoạt động, đối tượng này tổ chức mở diễn đàn các dịch vụ đòi nợ thuê, trả thù cá nhân, giải quyết mâu thuẫn. Sau khi hai bên thỏa thuận, khách hàng chuyển trước một phần tiền thù lao vào tài khoản của người thực hiện, gửi ảnh đối tượng cần “thanh toán”. Sau đó, chủ hàng “tổ chức” công khai, cho khách hàng bằng hình ảnh thực tế.
Những tin rao quảng cáo dịch vụ đâm thuê chém mướn nửa hư nửa thực trên thế giới ảo.
Dịch vụ cung cấp sát thủ?
Vượt khỏi thế giới ngầm, một số dịch vụ phi pháp, đặc biệt nguy hiểm như đòi nợ thuê, đâm thuê, chém mướn dần manh nha, hình thành trong đời sống ảo. Thực tế đáng sợ trên được công khai đăng tải, rao tin trên các trang web chìm. Nguy hiểm hơn, hiện nay, những dịch vụ tưởng chừng chỉ tồn tại trong thế giới mafia đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, nơi không hạn chế bất kỳ thành phần xã hội nào. Ghi nhận thực tế, một trong những dịch vụ theo kiểu xã hội đen được nhiều cá nhân, tổ chức chú trọng khai thác, phát triển nhất là đâm thuê, chém mướn. Dịch vụ này được người tổ chức công khai đăng tải, mời gọi thành viên tham gia trên các diễn đàn, trang mạng xã hội.
Ghi nhận thực tế, các trang mạng công khai rao tin thực hiện dịch vụ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực thu hút khách hàng bằng những lời mời gọi, dụ dỗ đầy kích động. Chủ những trang này cam kết sẽ “thanh toán”, “xử lý” tất cả các mối mâu thuẫn của khách hàng theo đúng yêu cầu. Cụ thể, diễn đàn “Xung…” viết: “Thiếu tiền, nhận đòi nợ thuê, giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Anh em nào có xích mích, thù oán với ai mà không tiện ra tay hoặc không thể ra tay thì hãy để lại lời nhắn trong mục này. Tùy theo yêu cầu của các bạn, tôi sẽ xử lý giúp với giá cả khác nhau. Nếu ok, thì chuyển vào tài khoản 030304040…, ngân hàng… gửi ảnh, địa chỉ người cần giải quyết cho tôi, tôi sẽ xử lý. Xử lý xong, khách hàng ok thì chuyển phần tiền còn lại. Chú ý chỉ xử lý dân bình thường, không đụng chạm dân anh chị, xã hội đen, dân chính quyền”.
Video đang HOT
Cùng nội dung trên, một trang mạng xã hội có tên “Dịch vụ giải quyết mâu thuẫn” đăng tải: “Chuyên đâm thuê, chém mướn với giá phải chăng. Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ĐT: 0935175… gặp L. băng con hổ. Dịch vụ gồm trả thù cá nhân, dằn mặt đối thủ bằng cách đánh, chém hoặc khủng bố tinh thần, đòi nợ thuê,… Khách hàng có nhu cầu, gọi điện trực tiếp, chuyển nửa tiền vào tài khoản và đợi kết quả. Đảm bảo uy tín, bí mật, không để lộ thông tin khách hàng. Giá giải quyết mâu thuẫn tùy theo yêu cầu của khách hàng?!”.
Thông qua những yêu cầu của khách hàng, đối tượng tổ chức cho phép các “sát thủ” tự nhận dịch vụ mà mình cảm thấy phù hợp. Sau khi nhận nhiệm vụ, người này trực tiếp liên hệ với khách hàng, ra giá, đề xuất cách thức xử lý mâu thuẫn với khách hàng. Cách thức này được cho là kín kẽ có tính an toàn cao hơn cho các tay chém thuê. Bởi, các sát thủ chủ động liên lạc với khách hàng bằng sim rác, tài khoản ngân hàng “ma”,… Trực tiếp liên hệ với các sát thủ trong vai một khách hàng cần giải quyết mâu thuẫn cá nhân qua số điện thoại 0910763xxx người viết nhận được những thông tin bất ngờ. Theo đó, chủ nhân số điện thoại trên cho biết sẽ nhận các dịch vụ giải quyết mâu thuẫn, trả thù cá nhân, đòi nợ thuê nhưng phải cung cấp đầy đủ thông tin của đối thủ. “Sát thủ” này cũng cho biết, họ không nhận đối thủ là người có liên quan đến chính quyền, nằm trong các băng nhóm xã hội đen, dân anh chị,… vì sẽ “dính” phải các “rắc rối” khó gỡ.
Mầm mống tội phạm nguy hiểm
Mặc dù chưa phát triển một cách rầm rộ và quy mô, nhưng sự hình thành những trang mạng rao tin đăng tải các dịch vụ sặc mùi xã hội đen như trên khiến dư luận không khỏi lo ngại. Thạc sỹ xã hội học Nguyễn Ngọc Anh, chuyên gia nghiên cứu xã hội học vùng Nam Bộ nhận định, việc các dịch vụ đâm thuê, chém mướn được công khai trên mạng là hết sức nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến việc người ta đem bạo lực, hành vi của “dân xã hội” để giải quyết, xử lý tất cả những mâu thuẫn trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, hiện tượng các nhóm tội phạm, thành phần bất hảo trong xã hội thành lập, tổ chức ra các trang mạng để nhận yêu cầu của khách không quá mới mẻ. Cơ quan công an cho biết, hiện tượng trên bắt đầu xuất hiện từ năm 2007 khi triệt phá băng đảng chuyên đâm thuê chém mướn gồm 30 tên do Nguyễn Ngọc Duy Quang (trú tại phường Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cầm đầu. Theo đó, băng nhóm côn đồ này hoạt động khá tinh vi. Thậm chí, để giao dịch “làm ăn”, chúng còn lập hẳn một trang web riêng để nhận yêu cầu của “khách”. Cũng theo cơ quan chức năng, sự phát triển một cách thiếu kiểm soát các trang mạng kinh doanh dịch vụ đâm thuê chém mướn đang hình thành mầm mống nhiều loại tội phạm nguy hiểm.
Thượng tá Phạm Công Nghĩa, nguyên Trưởng Công an P.2 (Q.Tân Bình) nhận định: “Hiện tượng tội phạm trong nước lập trang mạng, đăng tin nhận dịch vụ đâm thuê chém mướn là rất hiếm. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện nhiều ở nước ngoài dưới dạng các trang web ngầm. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem thường và không đề phòng bởi xã hội ngày nay hết sức phức tạp. Hiện tượng các bạn học sinh, sinh viên có mâu thuẫn cá nhân lên trang mạng xã hội chửi bới, thách thức, lập hội, nhóm rồi rủ rê, tổ chức các cuộc ẩu đả không phải là hiếm. Đây cũng có thể xem là tiền đề, mầm mống của dịch vụ đâm thuê chém mướn”.
Mặt khác, Thượng tá Nghĩa cũng phân tích, những cú lừa ngoạn mục phía sau dịch vụ đâm thuê chém mướn. Theo ông, nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng sự cả tin, cũng như việc “giận quá mất khôn” của nạn nhân để chuộc lợi. Theo đó, khi có mâu thuẫn, xích mích với ai đó, nhiều cá nhân có ý trả thù, trả đũa nhưng không dám, không có điều kiện ra tay. Lợi dụng tâm lý muốn trả thù, giải quyết mâu thuẫn nên một số cá nhân, tổ chức lập ra các trang web theo kiểu như trên để nạn nhân sập bẫy. Thông thường nạn nhân sẽ được yêu cầu nộp tiền trước vào tài khoản của kẻ chém thuê. Sau khi nhận được tiền, những kẻ được thuê biến mất. Người thuê vì biết mình bị lừa cũng không dám trình báo vì chính bản thân hành động thuê người để giải quyết mâu thuẫn theo kiểu giang hồ cũng vi phạm pháp luật.
Có thể bị xử phạt từ chung thân đến tử hình Luật sư Nông Minh Đức, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Nếu hành vi đâm thuê, chém mướn vì mục đích báo thù, thể hiện máu yêng hùng thì còn nghiêm trọng hơn vì có thêm tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” theo Điều 48 – BLHS”. Như vậy, hành vi “đâm thuê, chém mướn” đều cấu thành tội phạm bất kể đối tượng thực hiện do được thuê hay được nhờ. Tùy mức độ phạm pháp dừng ở tội Cố ý gây thương tích, Giết người… và đối tượng là chủ mưu, đồng phạm tích cực, đồng phạm giản đơn… mà việc xét xử sẽ định khung hình phạt từ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt tù cao nhất có thể đến chung thân, tử hình”.
HÀ NGUYỄN – NGỌC LÀI
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bắt 4 sinh viên đăng tin lừa đảo chiếm tiền tỷ
4 đối tượng liên tiếp thay phiên nhau vào các trang web chuyên về mua bán xe máy cũ để đăng thông tin giả mạo là cần bán xe máy cũ để lừa đảo.
Chiều 29/7, tin tức từ Đại tá Lê Văn Hồng, Trưởng phòng CSĐT PC46 Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị này đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng đều là sinh viên đang học ở Đà Nẵng để tiếp tục điều tra về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Bốn đối tượng vừa bị bắt giữ gồm: Trần Hữu Phước (SN 1996), Lê Bản Cường (SN 1995), Trần Tấn Vinh (SN 1995, cùng ngụ ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) và Lê Nho Nhật (SN 1995, ngụ ở Duy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam). Các đối tượng hiện đang học ở các trường CĐ, ĐH ở TP.Đà Nẵng.
1 trong 4 đối tượng tại cơ quan điều tra.
Theo điều tra ban đầu, Trần Tấn Vinh nhặt được một CMND và dùng CMND này mở một tài khoảng tại ngân hàng Viettinbank ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên để tiến hành lừa đảo.
Từ đây 4 đối tượng này liên tiếp thay phiên nhau vào các trang web chuyên về mua bán xe máy cũ để đăng thông tin giả mạo là cần bán xe máy cũ. Khi có khách hàng liên hệ để cần mua xe máy cũ thì Vinh yêu cầu "con mồi" phải đặt cọc trước từ 1 - 8 triệu đồng và chuyển vào tài khoản của đối tượng này. Trong thời gian ngắn đã có rất nhiều khách hàng bị nhóm đối tượng này lừa đảo.
Ngoài ra, các đối tượng này còn dùng thủ đoạn nhắn tin vào Zalo, điện thoại với nội dung trúng thưởng với số tiền lớn để dụ khách hàng nạp khoản tiền ban đầu trước khi nhận thưởng. Rất nhiều khách hàng đã bị lừa đảo và nạp vào tiền vào tài khoản trực tuyến do nhóm đối tượng này lập ra. Trong đó có người đã nạp vào tài khoản của các đối tượng hàng chục triệu đồng.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, từ đầu tháng 7/2014 đến nay số tiền mà các đối tượng đã lừa đảo chiếm dụng là hơn 1 tỉ đồng từ rất nhiều nạn nhân trên toàn quốc.
Cơ quan CSĐT kêu gọi ai là nạn nhân của nhóm đối tượng lừa đảo này nhanh chóng cung cấp thông tin đến cơ quan chức năng để hỗ trợ điều tra. Hiện vụ việc tiếp tục được điều tra.
Quang Trường
Theo_Người Đưa Tin
Giăng bẫy bằng clip "nóng" để chiếm tài khoản Facebook Vào Facebook thời gian gần đây nhiều người bỏng mắt khi liên tục xuất hiện những clip hót, "nóng" kích thích người xem. Tuy nhiên, chỉ cần tò mò, click vào tài khoản sẽ bị đánh cắp và bị biến thành nơi truyền bá phim, ảnh đồi truỵ ảnh hưởng đến uy tín. Ngượng chín mặt vì Facebook bỗng nhiên xuất hiện clip...