Thực hư công dụng bổ sung collagen của chân và da gà
Da và chân gà ngon nhưng có thể khiến người ăn đối mặt một số vấn đề về sức khỏe. Thực tế, chúng không giúp bổ sung collagen nhiều như kỳ vọng.
Nhiều người cho rằng chân gà có thể giúp bổ sung collagen, tốt cho da và xương khớp. Tuy nhiên, xét về mặt dinh dưỡng, chúng có thực sự mang lại những giá trị như vậy?
Lượng collagen trong chân gà rất nhỏ
Trả lời điều này, thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện Dinh dưỡng lâm sàng – cho hay: “Collagen là thành phần rất tốt cho các vấn đề xương khớp. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn chân gà một lượng đủ để nhận được ảnh hưởng tích cực đó, nhiều khả năng cơ thể sẽ gặp phải các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu”.
Lượng collagen rất nhỏ từ phần gân trong chân gà không đủ để đáp ứng nhu cầu của xương khớp dù chúng ta ninh nhừ. Bởi vậy, bác sĩ Tường Vi khuyên mọi người nên bổ sung collagen bằng cách khác khi muốn cải thiện sức khỏe xương khớp.
Da gà là phần thường bị bỏ đi ở các nước phương Tây. Ảnh: Ruled Me.
Nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid vì da gà
Thực tế, ở nhiều quốc gia, da của gà cũng như các loại gia cầm nói chung thường bị bỏ qua. Thậm chí, chúng còn được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe vì nhiều chất béo.
“Chất béo dưới lớp da của gia cầm là dạng chất béo no nên mang đến những tác hại không tốt đến cơ thể”, bác sĩ Tường Vi cho biết thêm.
Chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm này để phòng tránh các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất béo.
Trên lý thuyết, 1 gram chất béo tương đương 9 kcal, nhiều hơn tinh bột (4 kcal) và đạm (4 kcal). Yếu tố này trực tiếp dẫn đến vấn đề thừa cân, béo phì khi năng lượng nạp vào cao hơn tiêu hao.
Video đang HOT
“Không chỉ da gà, khẩu phần ăn quá nhiều thịt có thể gây ra rối loạn chuyển hóa lipid bởi thịt nạc cũng chứa một lượng mỡ nhất định trong thành phần dinh dưỡng”, bác sĩ Tường Vi cho hay.
Những người gầy cũng có thể gặp phải vấn đề này do liên quan đến yếu tố di truyền. Khoảng 75-80% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại đến từ thức ăn. Do đó, những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa chất béo nên hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như mỡ động vật, thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật,…
“Người dân nên hạn chế các chất béo no đến từ động vật, thay thế chúng bằng nguồn chất béo không no như omega 3, omega 6 từ dầu thực vật, dầu gan cá, ưu tiên ăn cá thay thịt lợn, bò, gà với tần suất khoảng 2-3 lần/tuần”, bác sĩ Tường Vy khuyến cáo.
Omega 3 còn được gọi là axit béo không no cần thiết, chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể và rất tốt cho sức khỏe. Omega 3 có tác động tích cực tới mắt cũng như các hoạt động của não và tim mạch. Đặc biệt, omega 3 còn giúp phòng ngừa các yếu tố viêm, hỗ trợ quá trình tập luyện giảm cân, giảm mỡ.
Theo bác sĩ Tường Vi, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, chân gà cũng gây lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chúng được nhập khẩu từ nhiều nơi, không rõ ràng về xuất xứ. Thậm chí, nhiều lô chân gà được phát hiện mốc, ôi thiu. Do đó, người dân cần cảnh giác khi sử dụng loại thực phẩm này.
5 thói quen tàn phá hủy sức khỏe xương khớp mạnh mẽ nhưng rất nhiều người vẫn mắc phải
Duy trì xương khớp chắc khỏe luôn là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Rất nhiều người quan tâm tới sức khỏe tim mạch, đường ruột và não bộ trong khi lại không dành nhiều thời gian chú ý tới vấn đề về xương khớp. Theo thống kê, khoảng 1,2 triệu người Úc hiện nay đang phải sống chung với bệnh loãng xương, một tình trạng sức khỏe khiến xương trở nên yếu, giòn, gãy và dễ gãy.
Theo Rivkeh Haryono, tiến sĩ, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ: " Chúng ta có xu hướng không quan tâm tới vấn đề xương khớp cho đến khi bị ngã hoặc gãy xương". Yếu xương làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Không chỉ duy trì sức khỏe, sự cơ động và tính linh hoạt cho cơ thể, bộ phận này còn hỗ trợ tim và các cơ quan quan trọng khác.
Trên thực tế, ngăn ngừa gãy xương và bảo vệ sức khỏe xương là việc tương đối dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần làm là tránh các thói quen và áp dụng lối sống kém lành mạnh dưới đây:
1. Ăn nhiều muối
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm mặn, chứa nhiều gia vị như khoai tây chiên, pizza, đồ ăn chế biến sẵn sẽ gây hại cho sức khỏe xương.
Karen Inge, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng và Thực phẩm Hoa Kỳ cảnh báo: "Chế độ ăn chứa nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương trong tương lai". Khi bạn tiêu thụ quá nhiều gia vị này, thận sẽ tăng cường bài tiết natri dư thừa và canxi qua nước tiểu, từ đó làm cạn kiệt nguồn dự trữ canxi trong cơ thể và dẫn tới hiện tượng khử khoáng xương.
Vì canxi giúp duy trì xương chắc khỏe, bất kỳ thói quen nào làm giảm chất này cũng có khả năng gây yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương. Do đó, mọi người hãy hạn chế dùng đồ ăn mặn và chọn các thực phẩm chứa dưới 120mg natri trong mỗi 100g. Tích cực sử dụng thảo mộc và gia vị để tạo hương vị cho món ăn cũng là một trong những cách hiệu quả nhằm giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày.
2. Dùng đồ uống có cồn
Hội đồng Nghiên cứu về Sức khỏe và Y tế Úc lưu ý, không sử dụng đồ uống có cồn và tuân theo lời khuyên của bác sĩ là việc làm quan trọng nhất để bảo vệ xương chắc khỏe.
Sandra Iuliano, tiến sĩ kiêm thành viên tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Austin cho biết, uống nhiều rượu có liên quan đến việc giảm khả năng phát triển xương, ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ canxi và sản xuất vitamin D.
Theo chuyên gia Inge, đồ uống có cồn tác động không nhỏ tới hormone trong cơ thể. Đối với nam giới, rượu làm giảm testosterone, một loại hormone thúc đẩy hình thành xương. Trong khi đó, loại đồ uống này ức chế hormone estrogen ở phụ nữ và gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
3. Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu từ Viện Sức khỏe thế giới Barcelona đã phát hiện ra, những người thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm có nhiều khả năng bị loãng xương và giảm mật độ xương.
Natalie Sims, giáo sư kiêm người đứng đầu của nghiên cứu cho biết: "Tuy chưa có nhiều dữ liệu cho thấy tác động của môi trường tới sức khỏe xương, những người sinh sống tại các khu vực ô nhiễm bị yếu xương và dễ mắc các vấn đề liên quan tới xương khớp hơn so với người khác".
Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều khói bụi và cố gắng tránh tập thể dục gần khu vực đông đúc, xe cộ qua lại.
Ít vận động
Hoạt động thể chất là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi nhắc đến việc duy trì sức khỏe xương.
Giáo sư Sims giải thích, tập thể dục có tác dụng như một tín hiệu truyền tới các tế bào. Nếu không nhận được tín hiệu, tế bào sẽ không tái tạo và xây dựng xương.
Đi bộ và chạy rất tốt cho sức khỏe của xương. Nếu không có thời gian tập thể dục, bạn hãy tận dụng các hoạt động hàng ngày như dùng thang bộ thay vì đi thang máy để rèn luyện cơ thể.
4. Thiếu ngủ
Thường xuyên thiếu ngủ sẽ làm chậm quá trình tái tạo xương và dẫn đến hiện tượng mất xương. Trên thực tế, một nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, những phụ nữ tiền mãn kinh ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh loãng xương.
Không ít nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của thời gian và chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe của xương. Quá trình chợp mắt tác động tới đồng hồ sinh học trong cơ thể, từ đó gián tiếp điều chỉnh sự hình thành xương.
Nếu bạn gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ hoặc không thể chợp mắt được trong thời gian dài, hãy thử tìm đến các chuyên gia để được tư vấn.
5. Lạm dụng kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản sinh ra vitamin D, hợp chất rất cần thiết để bảo vệ xương chắc khỏe.
Dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời là việc làm cần thiết. Dù vậy, mọi người cũng không nên lạm dụng sản phẩm này. Trên thực tế, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp duy trì xương chắc khỏe. Giáo sư Sims giải thích, điều này rất quan trọng vì tia cực tím UVB từ mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D, hợp chất rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương.
Đái tháo đường thai kỳ Hiện nay, đái tháo đường thai kỳ xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Hà Diễm Hằng, Trưởng Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, để giúp bạn đọc...