Thực hư chuyện “thổi” giá 30 triệu đồng/khóa thi bằng lái xe ôtô
Kể từ đầu năm 2020, số lượng người đăng ký học lái xe bỗng dưng tăng đột biến khiến nhiều trung tâm đào tạo rơi vào tình trạng quá tải.
Đặc biệt, nắm bắt được nhu cầu tăng mạnh, không ít kẻ môi giới, cò mồi đã “thổi” giá học phí lên mức cao chót vót 30 triệu đồng/khóa.
Nhiều thay đổi trong đào tạo, sát hạch lái xe trong năm nay
Đầu năm học, cuối năm mới được thi
Theo Thông tư 38/2019 của Bộ GTVT ban hành năm 2019, phần thi sát hạch lý thuyết sẽ có hiệu lực trong năm nay, còn phần sát hạch thực hành sẽ có hiệu lực từ 1-1-2021. Chính vì vậy, hàng triệu người chưa có bằng lái xe ô tô đã ùn ùn đổ xô đi học để… chạy thời điểm. Thực trạng này đã đẩy các trung tâm đào tạo, sát hạch, rơi vào cảnh dở khóc dở cười bởi quá tải, còn học viên thì phải rồng rắn xếp hàng.
Chị Đặng Hoàng Trang ở phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội thông tin, đầu tháng 2-2020 chị nghe nhiều người nói về việc học và thi lấy bằng lái xe sẽ cực kỳ khó khăn so với trước đây. Bởi vậy, chị đã tìm một trung tâm đào tạo có tiếng trên địa bàn Hà Nội để đăng ký học lái xe hạng B2. “Tuy nhiên, khi tôi điện thoại tới 2 trung tâm để hỏi thì đều nhận được câu trả lời rằng, phải đến tháng 3 hoặc tháng 4 mới có thể vào học. Nhưng điều tệ hơn là phải đợi đến cuối năm 2020 hoặc đầu 2021 mới được thi. Lý do của sự chậm chạp này là do quá tải lượng học viên đăng ký” – chị Trang cho hay.
Không chỉ riêng chị Trang, nhiều người có nhu cầu học và thi sát hạch lái xe đang rơi vào cảnh phải xếp hồ sơ cả năm trời. Thậm chí, có những học viên đã học xong từ cuối năm 2019 nhưng vẫn được các trung tâm đào tạo thông báo phải chờ đến cuối năm 2020 mới được thi.
Ông Trần Văn Toản, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô (Bắc Ninh) cho biết, trung tâm đang bị quá tải hồ sơ đến tận tháng 6-2020. Tương tự, ông Lê Văn Đại, Giám đốc trung tâm đào tạo lái xe Sài Đồng (Hà Nội) thông tin, từ đầu năm 2020 đến nay lượng người đăng ký học và thi sát hạch lái xe tại trung tâm tăng thêm 40-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện trung tâm mới khai giảng lớp tháng 2, song hồ sơ chờ xếp lớp mới đã hết tháng 3, còn lịch sát hạch thì phải chờ Sở GTVT Hà Nội thông báo.
Mức học phí lái xe phổ biến dao động từ 10-15 triệu đồng cho cả khóa học thực hành và lý thuyết
Video đang HOT
Học “chạy” thông tư
Trả lời về việc, có hay không các trung tâm đào tạo “bắt tay” nhau để tăng học phí nhân thời điểm học viên đông đúc? Lãnh đạo các trung tâm đều khẳng định, mỗi trung tâm đào tạo có mức phí khác nhau để cạnh tranh, nhưng không thể bắt tay tăng giá. Đào tạo lái xe hiện đã được xã hội hóa, bản thân các cơ sở đào tạo tự xây dựng thương hiệu, thông tin tuyển dụng học viên, học viên tự đăng ký cơ sở đào tạo không cần qua trung gian, cò mồi gây thông tin sai lệch.
Đề cập đến nguyên nhân khiến tình trạng người dân ùn ùn đi học lái xe, ông Toản cho rằng, nguyên nhân thứ nhất là do Nghị định 100 quy định xử phạt nặng về lỗi vi phạm nồng độ cồn. Vì vậy, nhiều gia đình có nhu cầu cả 2 vợ chồng cùng phải biết lái xe, để khi người chồng có hơi men thì các bà vợ sẽ lái thay. Nguyên nhân thứ hai là một số trung tâm đào tạo, sát hạch của quân đội hiện dừng đào tạo, do đó số lượng người muốn học phải dồn về các trung tâm dân sự.
Đặc biệt nhất là sự truyền miệng về Thông tư 38 của Bộ GTVT, sẽ có sự thay đổi đáng kể theo hướng siết chặt việc đào tạo, sát hạch, và người thi sẽ phải học nghiêm túc hơn. Cụ thể: từ 1-5-2020 sẽ thực hiện điểm danh học viên học môn Pháp luật Giao thông đường bộ. Đến tháng 1-2021 sẽ điểm danh về thời gian lái xe thực hành.
Cũng từ ngày 1-5-2020, các cơ sở đào tạo lái xe trên toàn quốc sẽ phải ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn Pháp luật Giao thông đường bộ đối với học viên (trừ hạng B1); Tổ chức đào tạo về phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông. “Học viên muốn “né” những khó khăn sắp tới nên việc đăng ký học từ thời điểm này đã tăng đột biến” – ông Toản nhìn nhận.
Ngoài vấn đề học thì việc sát hạch lái xe cũng sẽ rất nghiêm ngặt. Đó là sẽ thực hiện lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Sở GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 1-1-2020. Đó là chưa kể đến việc chuẩn bị triển khai sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe.
Từ ngày 1-6-2020, GPLX cấp mới sẽ có mã 2 chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của cơ sở đào tạo lái xe. Như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước có thể dễ dàng thống kê được số lượng và loại lỗi vi phạm của cựu học viên theo từng cơ sở đào tạo lái xe.
Liên quan đến nhiều thông tin cho rằng, lợi dụng tình trạng người dân ùn ùn đi học lái xe để tăng học phí, ông Đại khẳng định, mức học phí ở trung tâm vẫn duy trì 5 triệu đồng/khóa. Tuy vậy, chắc chắn mức học phí này sẽ được điều chỉnh khi trung tâm phải đầu tư thêm trang thiết bị để đáp ứng theo yêu cầu mới của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam. “Trước đây có tình trạng nở rộ trung tâm đào tạo sát hạch lái xe nên không ít nơi đã phải hạ học phí để có học viên. Nay thì mức học phí được điều chỉnh về đúng giá trị thực. Mức học phí lái xe dao động từ 10-15 triệu đồng cho cả khóa học thực hành và lý thuyết là phổ biến và duy trì cả chục năm nay” – ông Toản cho hay.
Trả lời về việc, có hay không các trung tâm đào tạo “bắt tay” nhau để tăng học phí nhân thời điểm học viên đông đúc? Lãnh đạo các trung tâm đều khẳng định, mỗi trung tâm đào tạo có mức phí khác nhau để cạnh tranh, nhưng không thể bắt tay tăng giá. Đào tạo lái xe hiện đã được xã hội hóa, bản thân các cơ sở đào tạo tự xây dựng thương hiệu, thông tin tuyển dụng học viên, học viên tự đăng ký cơ sở đào tạo không cần qua trung gian, cò mồi gây thông tin sai lệch.
Giữ ổn định mức học phí trong 1 khóa đào tạo
Trước tình trạng người dân đổ xô đăng ký đi học, thi sát hạch lái xe và có một số đơn vị tăng mức phí đào tạo, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi các Sở GTVT các tỉnh, thành phố khẳng định: Chương trình đào tạo lái xe ô tô không thay đổi về tổng thời gian khóa đào tạo, chỉ bổ sung hình thức, nội dung giảng dạy lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ô tô. Nội dung bổ sung này nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo lái xe. Lộ trình thực hiện các nội dung bổ sung trên được quy định cụ thể tại khoản 28, Điều 1 Thông tư 38; khoản 3, Điều 3 Nghị định 138/2018 về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch.
Các Sở GTVT cần tuyên truyền để người dân hiểu nội dung đổi mới và lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo lái xe trong thời gian tới, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các lớp học lái xe khi nhu cầu chưa thực sự cần thiết.
Cùng đó, các Sở GTVT cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe thực hiện nghiêm quy định về xây dựng mức học phí đào tạo lái xe tại Thông tư liên tịch 72/2011 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
Khi xây dựng mức thu học phí, các cơ sở đào tạo phải căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên và định mức về tiêu hao nhiên liệu, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng GPLX chi tiết theo từng học phần báo cáo cơ quan quản lý để theo dõi. Các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị.
Mức thu học phí của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải xây dựng ổn định tối thiểu cho 1 khóa đào tạo (trừ trường hợp phải điều chỉnh do giá xăng, dầu quy định tại khoản 4, Điều 3 của Thông tư liên tịch số 72) và phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học. “Các Sở GTVT phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý dạy nghề cùng cấp kiểm tra và yêu cầu làm rõ căn cứ xây dựng đối với các cơ sở đào tạo lái xe có báo cáo mức thu học phí điều chỉnh đột biến. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện xây dựng mức thu, tình hình quản lý thu, chi học phí đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn; trường hợp cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng, thực hiện xử lý theo quy định.
Theo ANTD
Gần 23.600 "ma men" bị xử lý, thu 90 tỷ đồng tiền phạt
Trong 1,5 tháng (1/1 - 14/2/2020), lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 454.233 trường hợp vi phạm, phạt tiền 397 tỷ 992 triệu đồng. Trong đó, có 23.590 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền trên 90 tỷ đồng, theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an).
Công tác kiểm soát nồng độ cồn của lực lượng chức năng nhận được ủng hộ, đồng thuận cao của người dân. Ảnh: Cục CSGT.
Trong các trường hợp vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, xe ô tô có 1.447 trường hợp (chiếm 6,13%); mô tô, xe máy là 22.091 trường hợp (93,64%); 5 trường hợp xe máy chuyên dùng vi phạm nồng độ cồn (chiếm 0,02%); 47 trường hợp xe đạp, xe máy điện vi phạm (0,20%). Đã có 14.849 lái xe bị tước giấy phép, tạm giữ 23.590 phương tiện các loại.
Theo Cục CSGT, một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Đắk Lắk 1.317 trường hợp; Tây Ninh 1.200 trường hợp; Thanh Hóa 1.176 trường hợp; Bắc Giang 1.042 trường hợp; Đồng Nai 970 trường hợp. TP. Hồ Chí Minh có 948 trường hợp và Hà Nội có 853 trường hợp.
Đáng chú ý, một số địa phương đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4mg/1l khí thở như Trà Vinh 394 trường hợp, Cà Mau 349 trường hợp, Kiên Giang 304 trường hợp, TP. Hồ Chí Minh 288 trường hợp,...
Công tác kiểm soát nồng độ cồn của lực lượng chức năng nhận được ủng hộ, đồng thuận cao của người dân, của xã hội, góp phần tích cực tác động trực tiếp vào ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
Tình hình trật tự an toàn giao thông trong 2 tháng đầu năm được đảm bảo. Ảnh: Cục CSGT.
Được biết, cũng trong thời gian trên, toàn quốc xảy ra 1.353 vụ TNGT, làm chết 761 người, bị thương 958 người. So với thời gian trước liền kề, giảm 770 vụ (giảm 36,27%), giảm 183 người chết (giảm 19,39%), giảm 759 người bị thương (giảm 44,21%).
Có thể thấy, trong 2 tháng vừa qua, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với người tham gia giao thông vi phạm về nồng độ cồn đã góp phần làm giảm TNGT trên toàn quốc cả 3 tiêu chí.
Theo VietTimes
Gần 15.000 trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe trong 2 tháng đầu năm Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông, chỉ trong vòng 2 tháng, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 454.233 trường hợp vi phạm, phạt tiền 397 tỷ 992 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 14.849 trường hợp, tạm giữ 23.590 phương tiện các loại . Cục thể, từ ngày 01/01 đến 14/02, thực hiện...