Thực hư chuyện phường mở điểm giữ trẻ trong mùa dịch Corona
Bà Ngô Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Bình An (quận 2, TP.HCM), cho biết điểm giữ trẻ do hội thành lập dành cho con của cán bộ, hội viên phụ nữ phường để cán bộ, hội viên yên tâm công tác.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh về điểm giữ trẻ do Hội Liên hiệp phụ nữ phường Bình An, quận 2 mở ra. Thông tin trên pano đặt trước điểm giữ trẻ cho biết điểm này hỗ trợ phụ huynh trong đợt dịch Corona, dành cho trẻ em từ lớp 1 trở lên, là con cán bộ, hội viên phụ nữ phường.
Địa điểm giữ trẻ là Ban điều hành khu phố 3, phường Bình An. Thời gian giữ trẻ là từ 8 giờ đến 17 giờ, bắt đầu từ ngày 4-2.
Điểm giữ trẻ của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Bình An nhằm giúp cán bộ, hội viên yên tâm công tác. Ảnh: Website UBND phường Bình An
Video đang HOT
Dư luận bày tỏ băn khoăn việc tổ chức điểm giữ trẻ trong thời gian này có phải là đang tụ tập đông người, gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov)?
Về việc này, trao đổi với PLO, bà Ngô Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Bình An, cho biết trước khi mở điểm giữ trẻ này, bà đã xin ý kiến của lãnh đạo phường.
Theo bà Chi, việc mở một điểm giữ trẻ không phải hình thức tập trung đông người. Mà đây là việc làm nhằm hỗ trợ cho cán bộ, hội viên quá neo đơn, không có điều kiện giữ con trong thời điểm xảy ra dịch Corona, phục vụ cho người có nhu cầu nhằm giúp cán bộ, hội viên yên tâm công tác.
Theo đó, số lượng trẻ không quá đông, chỉ dưới 10 bé. Điều đặc biệt, trẻ em được gia đình đưa đến lớp đều được đo thân nhiệt, rửa tay, đeo khẩu trang y tế trước khi vào và ra khỏi lớp. “Cô giáo” bất đắc dĩ tại điểm giữ trẻ này là các chị tổ trưởng, chi hội trưởng của Hội Liên hiệp phụ nữ phường có tinh thân tự nguyện. Mỗi buổi sẽ có hai chị chăm sóc bé, thay ca thường xuyên. Công tác giữ trẻ cũng hoàn toàn miễn phí.
Trong suốt quá trình sinh hoạt tại điểm giữ trẻ, các bé được ăn thức ăn do gia đình chuẩn bị, được hướng dẫn đọc sách, được hướng dẫn giữ vệ sinh bản thân. Bên cạnh đó, các “cô” sẽ chỉ cho các bé cách làm khẩu trang và nước rửa tay “tự chế”, đảm bảo không gian lành mạnh cho bé.
“Điểm giữ trẻ được Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ phường và cơ quan y tế giám sát, kiểm tra thường xuyên” – bà Chi khẳng định.
Bà Ngô Thị Kim Chi cũng cho biết điểm giữ trẻ chỉ mới hoạt động vài buổi vào tuần trước, đến tuần này thì do các bé được tiếp tục cho nghỉ học nên đã về quê. Hiện tuần này điểm giữ trẻ chưa nhận giữ trẻ.
LÊ THOA
Theo PLO
Mô hình "Phụ nữ học nói tiếng phổ thông, học chữ"
Tham gia lớp học có 60 phụ nữ dân tộc H'Mông thuộc hai xã Sa Lông và Na Sang. Giảng viên sẽ do Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ và giáo viên Trung tâm giáo dục cộng đồng hai xã phụ trách.
Nhằm giúp hội viên phụ nữ dân tộc H'Mông, xã Sa Lông và xã Na Sang, huyện Mường Chà (Điện Biên) biết đọc, nói và giao tiếp bằng tiếng phổ thông, vừa qua, tại bản Cổng Trời, xã Sa Lông, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Chà đã tổ chức ra mắt và đi vào hoạt động lớp học chữ theo mô hình "Phụ nữ học nói tiếng phổ thông, học chữ".
Hội viên tham gia lớp học "Phụ nữ học nói tiếng phổ thông, học chữ" tại bản Cổng Trời (Điện Biên).
Tham gia lớp học có 60 phụ nữ dân tộc H'Mông thuộc hai xã Sa Lông và Na Sang. Giảng viên sẽ do Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ và giáo viên Trung tâm giáo dục cộng đồng hai xã phụ trách. Thời lượng lớp học bảo đảm ít nhất hai buổi tối trong tuần. Học viên theo học sẽ bắt đầu từ việc làm quen với bảng chữ cái, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản. Ngoài hình thức học tập trung, các thành viên còn được hướng dẫn tự học ở nhà với người thân và học tại cộng đồng.
TIN VÀ ẢNH: LÊ LAN
Theo nhandan
Triệu chứng mới chưa từng thấy ở bệnh nhân nhiễm virus corona Một số bệnh nhân nhiễm virus corona có nguồn gốc ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc được phát hiện có các triệu chứng như nôn, buồn nôn ngay cả trước khi sốt hoặc ho, theo Business Insider. Một số bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng nôn, buồn nôn trước khi ho và sốt. Đây được cho là lần đầu tiên...