Thực hư chuyện mất nick Facebook vì game ‘Cuộc đời của bạn màu gì?’
Mấy ngày gần đây, trên Facebook rộ lên một số game vui của OMG như ‘Cuộc đời của bạn màu gì?’ và nhiều người dùng đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ mất tài khoản do các trò chơi này.
Tuy nhiên, theo Quản trị viên J2TEAM (một nhóm các lập trình viên trẻ thành lập năm 2012 hoạt động trính về lập trình và kiểm thử bảo mật ứng dụng web) thì không thể có chuyện chơi các game này sẽ bị mất tài khoản.
Một số Facebook cảnh báo mất tài khoản do chơi OMG
Quản trị viên J2TEAM (Facebook Mạnh Tuấn) cho biết, OMG là dạng Instant Game (trò chơi tức thời), nhà phát triển muốn đưa game lên Facebook Platform, phải:
Tuân thủ tất cả các Chính sách dành cho nhà phát triển của Facebook.
Không được yêu cầu bất kỳ thông tin người dùng nào mà SDK không cung cấp.
Không được hiển thị quảng cáo của bên thứ ba.
Trong quá trình xác thực, chỉ yêu cầu tuổi, email và quyền đăng bài.
Video đang HOT
Không tạo, thêm, chỉnh sửa, tác động hoặc bổ sung vào trang cá nhân của người dùng.
Dựa theo tài liệu API, Instant Game chỉ có thể truy vấn các thông tin công khai của người dùng bao gồm UID, Name (tên), Profile Picture (Ảnh đại diện).
Game vui “Cuộc đời của bạn màu gì?” đang gây sốt mạng xã hội Facebook
Và quá trình đánh giá ứng dụng bởi team kiểm duyệt của Facebook rất nghiêm ngặt. Nếu không tuân thủ lập tức bị hủy.
Theo đó, game này chỉ có thể truy cập một số thông tin công khai của người dùng (ID, tên, ảnh đại diện) và do Facebook cho phép.
Ngoài ra, không có thông tin nhạy cảm nào được phép truy cập, cũng như không có access_token nào có đủ quyền để chiếm đoạt tài khoản của người dùng mà game này có thể lấy.
Theo Báo Mới
Signify công bố Interact, nền tảng thông minh quản lý hệ thống chiếu sáng
Signify, tên gọi mới của mảng ánh sáng tập đoàn Philips, công bố nền tảng Interact giúp quản lý thông minh các hệ thống chiếu sáng cho doanh nghiệp, tổ chức.
Signify, tên gọi mới của Philips Lighting, hôm 9/11 công bố nền tảng Interact tại Việt Nam, và giới thiệu các hệ thống chiếu sáng mới có khả năng kết nối, tạo ra và tải dữ liệu lên Interact để hỗ trợ một loạt các dịch vụ chiếu sáng sử dụng dữ liệu.
Nền tảng chiếu sáng Interact tập trung vào nhóm khách hàng là các tổ chức công-tư và cộng đồng doanh nghiệp trong việc chiếu sáng kết nối trong thời đại kỹ thuật số. Interact cũng đánh dấu một bước tiến của Signify trong chiến lược mở rộng cung cấp các dịch vụ chiếu sáng sử dụng dữ liệu, bên cạnh các sản phẩm và hệ thống chiếu sáng thông minh.
Đại diện Signify đang giới thiệu về Interact Office cho văn phòng.
Trên toàn cầu, Signify đã lắp đặt 29 triệu điểm đèn có kết nối. Tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2020, tất cả các sản phẩm Philips LED đều được trang bị chức năng kết nối.
Interact được thiết kế nhắm đến việc thu thập và xử lý khối lượng khổng lồ các dữ liệu chiếu sáng tạo ra từ số lượng điểm đèn, cảm biến, thiết bị và hệ thống chiếu sáng IoT.
Là một nền tảng đám mây, có thể mở rộng quy mô và có tính bảo mật cao, Interact có các khả năng xử lý và quản lý dữ liệu, bao gồm cả máy học, để mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ chiếu sáng mới.
Một ví dụ cụ thể của các dịch vụ này là thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu về các mức độ sử dụng chiếu sáng từ các tòa nhà khác nhau để giúp chủ sở hữu/quản lý tòa nhà hiểu và dự báo được xu hướng sử dụng các không gian, khu vực trong tòa nhà, mức tiêu thụ năng lượng, lượng khí thải carbon. Trên cơ sở dữ liệu phân tích, chủ sở hữu/quản lý tòa nhà có thể thiết kế lại các không gian để tối ưu hóa việc sử dụng và tiết kiệm các chi phí vận hành tòa nhà.
"Với nền tảng Interact mới, các điểm đèn, thiết bị và hệ thống chiếu sáng có thể thu thập những dữ liệu về tình trạng hoạt động của chính mình cũng như trạng thái môi trường xung quanh. Dựa trên kết quả phân tích các dữ liệu này, chúng tôi tạo ra các ứng dụng và dịch vụ chiếu sáng mới để mang đến cho khách hàng những giá trị cộng thêm, những khả năng và trải nghiệm mới mẻ", ông Trần Gia Huấn, Giám đốc tiếp thị & truyền thông Signify tại Việt Nam nói.
Các tính năng của Interact: Quản lý bảo mật thiết bị và thông tin người sử dụng, xác minh truy cập, cấp quyền tiếp cận các hệ thống chiếu sáng, bóng đèn, bộ điện và các dịch vụ:
Quản lý thu thập, lưu trữ, quản trị và phân tích dữ liệu từ các điểm đèn LED và thiết bị cảm biến trong hạ tầng chiếu sáng ở trong nước và trên toàn cầu;
Phân tích dự báo, lịch sử sử dụng, phân tích thời gian thực và lập báo cáo để hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu, chẳng hạn như phân tích dữ liệu sử dụng tòa nhà để đưa vào một ứng dụng, một trình điều khiển hoặc kết hợp với các bộ dữ liệu khác;
Interact là một nền tảng IoT mở. Trong tương lai, Signify sẽ ra mắt cổng thông tin Interact Developer, là nơi quản lý các giao diện lập trình ứng dụng API được cấp phép để các bên thứ ba có thể phát triển các ứng dụng và dịch vụ dữ liệu khác nhau.
Đến thời điểm hiện tại, Signify đã công bố 6 cấu phần chiếu sáng Interact, và dự kiến trong tương lai sẽ giới thiệu thêm nhiều cấu phần mới với các khả năng phần mềm được mở rộng, tăng cường tiện ích người sử dụng.
6 cấu phần chiếu sáng Interact hiện tại gồm: Interact Office dành cho văn phòng, Interact City cho thành phố thông minh, Interact Retail cho hệ thống bán lẻ, Interact Industry cho các nhà máy và kho, Interact Landmark dành cho các khu trung tâm đô thị, Interact Sports dành cho sân vận động.
Signify là tên mới của Philips Lighting kể từ ngày 16/05/2018. Tên pháp nhân Signify sẽ được áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2019.
Theo Báo Mới
Google đang thử tính năng cho phép ứng dụng vừa chạy vừa nâng cấp Người dùng sẽ không bị đóng ứng dụng một cách đột ngột để chúng tự cập nhật nữa. Trong Android dành cho nhà phát triển mới nhất, Google đã tích hợp hệ thống API mới, cho phép ứng dụng có thể vừa sử dụng vừa cập nhật. Với tính năng này, người dùng có thể chọn giữa việc đóng ứng dụng để chúng...