Thực hư chuyện hàng trăm người ra đầm ‘hôi của’ ở Nam Định
Chính quyền xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khẳng định thông tin hàng trăm người ra đầm “ hôi của” khiến một nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng là sai sự thật.
Khu vực ông Trường thả vang trái phép ẢNH CTV
Ngày 13.4, trên trang facebook Nam Định và trang tin tintucnamdinh.vn có đăng tải thông tin phản ánh việc hàng trăm người dân đổ về kênh tưới khu cống CM3 Cồn Xanh, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định để “hôi của” .
Theo thông tin được đăng tải thì người dân đã “tự ý” đánh bắt vang (một loại thủy sản có giá trị kinh tế) do ông Trần Văn Trường (ngụ xóm 1, xã Nam Điền) thả xuống kênh.
Đáng chú ý, trong bài viết còn cho biết việc “hôi của” diễn ra dưới sự chứng kiến của chính quyền xã.
Bài viết đã đã có hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận. Nhiều người đọc bài tỏ ra bất bình với hành động “hôi của” và có nhiều lời bình luận chỉ trích gay gắt chính quyền xã Nam Điền.
Trước thông tin trên, ông Nguyễn Xuân Tuyến, Chủ tịch UBND xã Nam Điền, bức xúc nói: “Thông tin trên mạng là sai sự thật hoàn toàn. Chúng tôi đang kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xử lý người đăng tin, vì điều đó ảnh hưởng xấu đến uy tín chính quyền xã”.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Xuân Tuyến, ngày 3.4, ông Trần Văn Trường đã có hành vi thả 50 kg vang trái phép xuống khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Việc thả vang trái phép không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ công trình thủy lợi mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường, nên người dân trong xã đã có kiến nghị tới chính quyền địa phương.
“Chúng tôi đã lập biên bản xử phạt hành chính ông Trường 4 triệu đồng và yêu cầu trả lại hiện trạng kênh như ban đầu. Sau đó, ông Trường có làm bản cam kết đồng ý cho chính quyền xã toàn quyền xử lý số vang đã thả. Chúng tôi có thông báo cho người dân ra khai thác để trả lại hiện trạng cho dòng kênh. Chính vì vậy, không ai tự ý ra “hôi của” cả. Buồn cười nhất là thông tin ông Trường bị thiệt hại hàng tỉ đồng. Trong khi đó, số vang mà ông ấy thả chỉ có 50 kg với giá ngoài thị trường khoảng 5.000 – 8.000 đồng/kg”, ông Tuyến nói.
Cũng theo ông Tuyến, trước đây ông Trường từng tự ý thả vang xuống kênh và bị phạt hành chính 3 triệu đồng.
Theo TNO
Lúa chết khô vì thiếu nước tưới
Mặc dù lãnh đạo địa phương đã khuyến cáo và có chỉ đạo chuyển đổi cây trồng cần ít nước tưới để tránh thiệt hại, nhưng nhiều hộ nông dân ở thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung, huyện Bác Ái vẫn xuống giống gieo lúa.
Do vậy, hiện nay nhiều diện tích lúa của bà con nông dân nơi đây chết khô vì thiếu nước.
Nhiều diện tích lúa của bà con chết khô do thiếu nước. Ảnh: Khoa Lê
Tốn nhiều chi phí để cứu lúa!
Có mặt tại khu vực Đồng Cây Xanh, thuộc thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung, huyện Bác Ái - nơi người dân đang đối mặt trước tình cảnh thiếu nước tưới trầm trọng cho cây lúa, nhìn những thửa lúa của bà con nông dân chết khô, một số thửa còn lại lúa phát triển rất kém mặc dù đã xuống giống được hơn 2 tháng nhưng cây còi cọc, úa vàng, chưa có hạt mà xót xa cho nông dân.
Để "cứu nguy" cho lúa, nông dân thôn Đồng Dầy đã bỏ tiền túi thuê máy múc để đào ao nhằm tìm nguồn nước ngầm. Anh Chamaléa Hớ, ngụ thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung thở dài nói: "2 sào lúa nhà tôi cách đây mấy ngày coi như úa vàng hết và đang dần chết khô. Tuy nhiên, sau đó tôi "ké" được nước tại ao nhà ông Chamaléa Sinh nên lúa đã dần phục hồi trở lại. Nếu không có nước chắc bỏ cho bò ăn. Hiện nay lúa đã phục hồi xanh lại, nhưng sản lượng chắc giảm mạnh vì bây giờ đã hơn 2 tháng lúa vẫn chưa có hạt và rất còi cọc. Tôi cũng đã mất gần 500.000 đồng tiền mua dầu, thuê máy múc".
Cách ruộng lúa của gia đình anh Hớ khoảng 100m là 2, 3 sào lúa nhà anh Katơr Phay cũng ngụ thôn Đồng Dầy, trong tình cảnh tương tự. Hơn 60% diện tích lúa của gia đình anh bị thiệt hại, cây lúa đã hơn 2 tháng nhưng sinh trưởng rất kém. "Khu vực Đồng Cây Xanh lúc trước cũng được địa phương khuyến cáo không nên xuống giống trồng lúa vì sẽ thiếu nước. Nhưng, nếu không trồng lúa thì bà con không biết trồng cây gì. Hơn nữa, không trồng lúa chúng tôi sẽ không có gạo để dự trữ và không có rơm, rạ cho gia súc trong mùa này... Để có nước sản xuất, nông dân chúng tôi góp mỗi người 200.000 đồng để thuê máy múc nạo vét ao của nhà ông Chamales Sinh để lấy nước ngầm tưới cho lúa, chứ không lúa sẽ chết hết", anh Katơr Phay bộc bạch.
Anh Katơr Phay buồn bã khi lúa của mình đã hơn 2 tháng nhưng vẫn còi cọc. Ảnh: Khoa Lê
Và theo một số hộ dân khác chia sẻ, để có nước "cứu" cây lúa thì họ phải mất chi phí từ 300.000 đồng đến 450.000 đồng để mua dầu đổ vào chạy máy và phải mất 3 ngày đêm mới có nước đủ cho 2 sào lúa đang "khát" nước.
Xem thường cảnh báo
Liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi đến xã Phước Trung gặp ông Hứa Xuân Quang, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã. Ông Quang cho biết: Cuối năm 2018, trên địa bàn xã Phước Trung có nhiều cơn mưa lớn nên bà con đã vội vàng xuống giống trồng lúa vì ỷ vào thời tiết có mưa. Trước tình hình đó, UBND xã cũng đã khuyến cáo bà con nên chuyển đổi cây trồng sang các loại cây màu ngắn ngày như: Ngô, đậu xanh... để tiết kiệm nước nhưng bà con không nghe lại cố tình xuống giống trồng lúa nước. Trước đó, có gần 90 hộ dân làm đơn gửi lên xã cầu cứu về nguồn nước tưới, tuy nhiên việc này nằm ngoài khả năng nên xã đã gửi 90 đơn này lên huyện để xem xét giải quyết.
Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi (Công ty Thủy lợi) tỉnh Ninh Thuận, khu vực thôn Đồng Dầy có 53,24ha đất nông nghiệp trồng lúa và 44,3ha cây hoa màu như: Ngô, đậu xanh... Trước đó, do thiếu nước sản xuất nên đã có trên 9ha lúa của bà con hư hại hoàn toàn. Hiện tại còn 27ha lúa đang trong thời kỳ trổ bông và sắp thu hoạch.
Hồ nước nhà ông Chamaléa Sinh là nơi cứu nguy duy nhất của bà con ở khu vực Đồng Cây Xanh. Ảnh: Khoa Lê
Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận cho biết: "Cuối năm 2018 có một số trận mưa lớn nên bà con tại khu vực Đồng Cây Xanh thuộc thôn Đồng Dầy cũng đã tranh thủ xuống giống trồng lúa với diện tích là 53,24ha nên đã xảy ra tình trạng thiếu nước. Trước tình hình thiếu nước, công ty cũng đã cố gắng điều tiết giúp bà con ổn định sản xuất, mỗi tuần công ty mở nước 3 ngày đêm. Cụ thể, mở nước từ 7h sáng thứ 2 đến 7h sáng thứ 5 là ngưng cấp nước để bà con có nước tưới cho các diện tích sắp thu hoạch, không để lúa của bà con "khát" nước".
Ông Hùng cho biết thêm, theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia thì trong 6 tháng đầu năm của năm 2019 sẽ có khả năng xảy ra hạn. Trước tình hình này công ty đã điều tiết nước để tưới cho cây màu. Thời gian tới công ty cũng phải điều tiết nước sao cho phù hợp để hồ Phước Nhơn tại thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung còn dung tích nước trên 300 triệu mét khối nhằm đảm bảo nước cho sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của bà con xã Phước Trung trong vụ Hè - Thu sắp tới.
Khoa Lê
Theo Baothanhtra
Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019. Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường công tác đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2019. (Ảnh minh họa) Trong...