Thực hư chuyện chôn sống trinh nữ cùng vàng ở gò Ếch
Gò Ếch ở xóm Đình, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội có ngôi miếu thờ nữ thần giữ của “linh thiêng cả vùng, không ai dám động đến”.
Có thông tin rằng một nhóm người Trung Quốc đã đào được số vàng đó, cũng có tin đồn ông chính trị viên xã đội đào được 13kg vàng… Thực hư câu chuyện thế nào, đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Bị đau mắt vì cột trâu cạnh gò
Gò Ếch nằm giữa xóm Đình, nay đã được xây tường kiên cố bao quanh. Trên gò là ngôi miếu nhỏ quanh năm hương khói nghi ngút bởi những người trong làng đến thắp hương cầu khấn. Sự linh thiêng của ngôi miếu này, già trẻ trong làng ai cũng tỏ tường. Cạnh miếu là bốn cây duối có tuổi đời “trên trăm năm” như lời người già trong làng xác nhận, trong đó có một cây bị “chết đứng” từ khoảng hai năm nay càng làm cho câu chuyện về Gò Ếch thêm phần ly kỳ, huyền bí.
Cụ Trần Thị Hai năm nay bước sang tuổi 90 nhưng vẫn còn minh mẫn lắm. Cụ là người gốc ở làng, nhà lại nằm gần gò. Hỏi cụ về tích của cái tên “Gò Ếch”, cụ không rõ. Chỉ biết rằng, “hồi tôi còn bé, bốn cây duối đã mọc to gần như thế rồi. Xung quanh rất rậm rạp. Trên đỉnh gò, ngôi miếu gianh với bốn góc là bốn cột gỗ. Dù chỉ là miếu tạm nhưng dân làng vẫn thường xuyên lo hương khói, vì miếu linh thiêng lắm”, cụ kể.
Để minh chứng cho điều mình nói, cụ Hai nhắc lại câu chuyện xưa. “Có dạo, lũ trẻ con vẫn thường chăn trâu quanh gò. Có đứa mải chơi, cột trâu vào gốc cây ngay cạnh gò, về nhà bị đau mắt, không nhìn thấy gì nữa. Lại có người ra chặt củi ở gò về đun bếp nhưng chẳng hiểu sao không thể nào mở mắt ra được. Sau, có ông thầy bói đi ngang qua, bảo là làm như thế đã phạm đến thánh thần, bị thánh thần “quở”. Người nhà vội vã làm lễ lên miếu xin. Kỳ lạ thay, làm lễ xong thì người kia cũng khỏi đau mắt”.
Câu chuyện cứ thế lan truyền và từ đó chẳng ai dám “phạm” đến miếu nữa.
Phần chân tường của ngôi miếu được cho là địa điểm đã chôn vàng.
Chôn sống trinh nữ cùng vàng để giữ của?
Ngôi miếu gianh trên Gò Ếch thờ vị thần nào, không ai biết. “Chỉ đến khi có ông thầy bói phán rằng đó là nơi thờ nữ thần thì dân làng mới hay”, ông Nguyễn Xuân Căn, 81 tuổi kể lại.
Cũng theo ông Căn, đó chính là căn nguyên cho câu chuyện “ Gò Ếch giữ vàng” sau này được người ta thêu dệt. Bởi “người ra vẫn truyền tai nhau rằng, khi người Tàu đô hộ nước ta, họ vơ vét của cải của dân mình nhưng không kịp vận chuyển về nước nên đã chôn xuống đất, chôn luôn cả cô gái đồng trinh rồi yểm bùa, làm thần giữ của. Gắn câu chuyện truyền miệng đó với lời thầy bói phán, đặc biệt là với sự xuất hiện rồi biến mất đột ngột của mấy người Trung Quốc ở làng đã khiến cho người ta thực sự tin Gò Ếch giấu vàng”, ông Căn bảo.
Đến bây giờ, ông Nghiêm Quốc Đạt, 70 tuổi vẫn còn nhớ như in những ấn tượng về hai anh em người Trung Quốc đã từng đến sống ở làng. Ông kể: “Cách đây chừng hơn 30 năm, ông Sảo Con trong làng có người em gái từng lấy chồng bên Trung Quốc trở về, dẫn theo hai chàng thanh niên và giới thiệu là con trai. Ba mẹ con họ tá túc ở nhà ông Sảo Con. Ngày ấy, xóm Đình đang có nghề làm ghế song mây. Có những khúc gỗ mà ba người mới vác nổi thì chỉ cần một trong hai anh em họ cũng tự tay vác bổng lên. Lại có đợt nhà ông Sảo Con chở phân ra đồng bón lúa. Ruộng nằm bên kia bờ mương, phải đi đường vòng mới sang được nhưng hai anh em họ tự đẩy xe phân đầy qua mương trong sự kinh ngạc của nhiều người”.
Video đang HOT
Dân làng rất mến nết làm của hai anh em họ. Nhưng rồi “đùng một cái, vào một buổi sáng thì dân làng không còn thấy ba mẹ con họ đâu. Cũng sáng đó, Gò Ếch bị đào bới nham nhở. Người ta đồn ầm lên rằng ba mẹ con nhà ấy quay trở lại làng, mang theo gia phả và biết được vị trí giấu vàng ở Gò Ếch. Họ đã đào được vàng. Từ bấy đến nay cũng không thấy họ quay lại làng nữa”, ông Đạt cho hay.
Từ trăm năm nay, người dân thôn Đình vẫn nghĩ Gò Ếch giấu vàng.
13kg vàng và nỗi oan của chính trị viên xã đội
Thực hư câu chuyện Gò Ếch giữ của đến đâu, không ai tỏ tường. Thế nhưng, cũng đã có những câu chuyện dở khóc dở cười về chuyện đào được vàng dưới chân miếu.
Ông Nguyễn Xuân Căn từng là Chính trị viên xã đội, Phó Chủ nhiệm tài vụ Hợp tác xã Sơn Đồng, Đội trưởng Đội sản xuất thời còn hợp tác xã. Kinh qua nhiều cương vị công tác ấy – ở quê ông, thế cũng đáng tự hào, đủ để lại cho con cháu một lai lịch đẹp. Thế nhưng, một ngày nọ, tai bay vạ gió đến với ông, tưởng như bao cố gắng của ông suýt chút nữa thì đổ xuống sông, xuống biển.
Giọng ông vẫn chưa hết chua xót khi nhắc lại chuyện cũ. Ấy là hồi năm 1980, bốn cột gỗ ở chân miếu bị mục. Ông Căn cùng những vị cao niên trong làng đứng ra vận động bà con dân làng quyên góp gạch đá, xi măng để xây lại miếu cho vững chãi. “Lúc ngồi giải lao, mấy người làm cùng mới bảo nhau: “Sao ở xóm mình không đào được cục vàng nhỉ”. Tôi bảo “cục vàng thì to quá, chỉ cần một thỏi vàng bằng bao diêm cũng đã giàu to rồi”. Lúc ấy, có cháu bé đi học ngang qua, chẳng hiểu nghe tin thế nào mà về nhà nó kể lại cho bố mẹ nghe, rồi người ta đồn ầm lên rằng khi đào móng làm miếu, chúng tôi đào được 13kg vàng chia nhau”.
Thông tin đó thực sự gây chấn động cả xã Sơn Đồng. Ông Căn cùng hai người khác tham gia xây miếu được triệu tập lên xã, lên huyện để làm rõ việc đào được vàng này. Thế nhưng “sau hai ngày xét hỏi, không phát hiện được gì nên chúng tôi được thả về. Mà thực ra thì có gì đâu mà xét chứ”, ông Căn nhớ lại.
Thực hư câu chuyện đào được vàng trên Gò Ếch ấy thế nào vẫn chỉ là lời đồn thổi. Người liên quan thì một mực phủ nhận và kêu oan. Còn những người trong làng vẫn bán tín bán nghi về sự “bỗng dưng giàu có” của một số hộ gia đình quanh Gò Ếch. Có điều, như ông Nghiêm Quốc Đạt thừa nhận: “Sau này cũng có mấy người lạ mang máy dò kim loại đến tìm vàng quanh làng, đến cả khu Gò Ếch. Thế nhưng, chẳng nghe người ta đào được vàng mà chỉ nghe kể họ đào được những cái chuông voi bằng đồng từ thời xưa”.
Gò Ếch có 4 cây duối nhưng một cây đã bị “chết đứng” khiến dân làng lo sợ đã có ai đó vi phạm đến miếu.
“Tôi là người ở làng này và cũng có nghe chuyện đào được vàng ở Gò Ếch. Đúng là cũng có mấy người từng bị bắt giải lên huyện vì tin đồn họ đào được vàng. Tuy nhiên, đó chỉ là lời đồn thổi và chưa có ai kiểm chứng được. Bởi nếu thực sự họ đào được vàng thì đâu có được thả về như thế? Chuyện này có thể người ta đồn đại để tăng thêm sự ly kỳ cho Gò Ếch mà thôi”.
Bà Bỉnh Thị Sơn (Trưởng xóm Đình, xã Sơn Đồng)
Theo Tinmoi
Rùng rợn tục sinh đôi giết một của người J'rai
Cho rằng người phụ nữ đẻ sinh đôi là do bị ma ám, là bị Yàng phạt, sinh ba lại càng kinh hoàng hơn, nên sau những đứa trẻ vô tội chào đời trong hoàn cảnh này chưa kịp bú mẹ đã bị dân làng kéo đến mang đi chôn sống để tránh tai họa.
Oan nghiệt hủ tục
Người J'rai ở Gia Lai quan niệm rằng, chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt nên mới đẻ sinh đôi. Còn "chẳng may" sinh 3 thì quả thật đó là một sự ghê rợn, gây nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Những đứa trẻ thấy mặt trời sau (em song sinh) sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con... Và để diệt trừ "tai họa" đó, anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để "con ma" không còn biết đường quay về làng gây họa.
Chưa hết đau đớn khi nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn một thập niên, già làng Ksor H'Blâm (67 tuổi, làng Kông, xã Ia Mơr, Chư Prông) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đau lòng về 2 đứa con gái sinh đôi của vợ chồng Rơ Mah Pheac. Khi Pheac mang bầu thì cái bụng của chị hơi to "bất thường" nên luôn được lũ làng dõi ánh mắt ngờ vực theo Pheac. Và đúng như vậy, Pheac đã đẻ một lúc đến... 2 đứa con gái!
Không còn gì để bàn cải nữa, Pheac đã bị ma ám, bị Yàng phạt nên mới sinh đẻ "kì dị" như vậy. Và chắc chắn rằng đứa trẻ vừa trong bụng Pheac chui ra sẽ mang tai họa đến cho dân làng và cả cha mẹ chúng nữa. Nghĩ vậy, nên lũ làng đã kéo đến bế cô bé thấy mặt trời sau (em song sinh) mang vào rừng chôn sống, để cho "con ma" không còn biết đường quay về nữa!
Già làng H'Blâm đau xót kể cho chúng tôi nghe về hủ tục đầy rùng rợn của đồng bào mình
Theo già H'Blâm, chuyện đứa con của Pheac chỉ là một trong những câu chuyện đau lòng đã xảy ra ở xã biên giới Ia Mơr. Bởi từ khi già sinh ra đến nay, đã có hàng chục đứa trẻ vô tội chỉ vì thấy mặt trời sau người anh hoặc chị song sinh của mình một chút, mà phải rời bỏ cuộc đời khi chưa kịp được thưởng thức giọt sữa mẹ. Cũng chỉ bởi cái hủ tục oan nghiệt đã ăn sâu vào tâm thức của bà con nơi đây.
"Trước đây, trong xã đã có hàng chục đứa trẻ mới ra đời đã bị mang đi chôn sống chỉ vì sự thiếu hiểu biết của bà con. Không chỉ những đứa trẻ sinh đôi bị giết chết, mà có những gia đình do quá đông con, nhưng họ không biết kế hoạch hóa gia đình nên vẫn cứ đẻ, và những đứa đẻ sau thì bị cha mẹ lén lút mang đi chôn sống vì sợ không nuôi được", già làng H'Blâm chua xót nói về hủ tục của đồng bào mình.
2 đứa trẻ... tiêu diệt hủ tục
Cách đây 12 năm, đang bận công việc thì già H'Blâm giật mình nghe tin người dân ở làng Klă bên cạnh đang kéo nhau đến chỗ người mẹ mới lâm bồn là chị Rơ Châm Thon vừa hạ sinh 2 đứa con trai, để đòi đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống. Ngay lập tức, già H'Blâm liền chạy đến báo với Trưởng công an xã lúc bấy giờ là ông Ksor Hoài đến can ngăn. May mắn, khi 2 người này đến nơi thì đứa bé vô tội vẫn còn khóc ré trong bàn tay người mẹ mà vẫn chưa bị dân làng lấy đi.
Bằng mọi cách, già H'Blâm và ông Hoài đã thuyết phục và tuyên truyền cho hàng trăm con người đang "nung nấu" ý định chôn sống đứa bé, để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình. Sau cả buổi nói chuyện, dân làng đã chịu ra về và để cho đứa bé sống.
Cặp song sinh này được vợ chồng chị Thon đặt tên là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả 2 đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn và học lớp 6, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Mơr). Không chỉ vậy, Phót còn là một trong những học sinh có học lực rất tốt của trường và được chọn đi học ở trường nội trú của huyện, nhưng vì em trai không được đi nên Phót cũng không chịu đi vì rất thương em. "Mình rất tự hào vì con mình, may mắn lúc đó con mình đã được cứu sống nên bây giờ vợ chồng mình mới không ân hận", chị Thon cười nói.
2 cậu bé Phót và Phét (thứ 2, 3 từ trái sang) may mắn được cứu sống và cũng là người "chặt đứt" hủ tục của người đồng bào mình
Cũng là một trong ít người may mắn có con được cứu, chị Siu Klơng (thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, Chư Prông) nhìn đứa con gái song sinh suýt mất mạng vì hủ tục kể cho chúng tôi nghe: Cách đây hơn 1 năm, chị Klơng chuyển dạ hạ sinh đứa con thứ 2. Anh em họ hàng vợ chồng chị Klơng liền tập chung đến nhà cúng bái ăn mừng, vì chị Klơng hạ sinh được con gái (theo chế độ mẫu hệ của người J'rai thì con gái như là tài sản quý trong gia đình).
Nhưng chuyện không hay đã xảy ra khi ngày hôm sau bụng chị Klơng vẫn còn đau và băng huyết liên tục. Sau khi được đưa người nhà tới bệnh viện huyện Chư Prông, các bác sĩ đã lấy từ trong bụng Klơng ra một bé gái nữa. Ngay lập tức, mẹ chồng chị Klơng liền về nhà báo tin cho họ hàng và dân làng chuyện "kinh dị" trên. Khiến người dân vô cùng lo lắng vì nghĩ rằng tai họa sắp ập xuống làng, trong đầu họ luôn nung nấu một ý nghĩ phải chôn sống đứa bé thấy mặt trời sau này.
Khi sức khỏe của 2 mẹ con chị Klơng đã ổn định, chị liền bế con về làng thì gặp ngay làn sóng hung dữ của họ hàng bên chồng và dân làng. Họ cùng nhau kéo đến nhà Klơng để đòi đứa bé mang đi chôn sống. Mẹ con Klơng đang trong cơn hoảng loạn, và chị cũng bắt đầu xuôi lòng giao con cho dân làng thì chính quyền xã, huyện xuất hiện ngăn cản và ra sức tuyên truyền cho mọi người hiểu rằng, sinh 2 là chuyện bình thường chứ không phải là ma quỷ gì ám hại cả.
2 cô bé khỏe mạnh con chị Klơng đang bú mẹ ngon lành sau những ngày "giông tố" mà các cô bé không hề hay biết
Sau một hồi dùng mọi biện pháp tuyên truyền, giảng giải, cuối cùng lần đầu tiên trong làng Dơ Bang, một cô bé thấy mặt trời sau chị gái mình đã thoát khỏi "án" tử thần man rợ do nhận thức hạn chế của đồng bào mình.
Ông Siu Íp - Trưởng thôn Dơ Bang - cho biết: "Từ trước đến nay, dân làng rất sợ những đứa trẻ song sinh, vì cho rằng chúng không phải người bình thường nên sẽ mang tai họa đến với mọi người. Chuyện của mẹ con Klơng là trường hợp đầu tiên được cứu sống, từ trước đến nay chưa có bao giờ xảy ra chuyện như vậy. Nhưng bây giờ nhìn 2 chị em song sinh đó sống khỏe mạnh, dân làng chúng tôi rất yên tâm và vui vẻ. Nếu có ai sinh 2 đứa con một lúc như vậy chúng tôi sẽ không kéo đến đòi đứa trẻ mang đi nữa".
Chuyện 2 cặp song sinh trên được cứu và sống khỏe mạnh, nó không chỉ là niềm vui với gia đình và bản thân các em. Mà chính sự sống của em đã "chặt đứt" những hủ tục đã ăn sâu vào tâm thức của người dân 2 xã này từ bao đời nay, và cứu được những đứa trẻ song sinh khác trong thôn, xã. "Từ khi 2 anh em Phót và Phét được cứu sống đến nay, ở xã không còn chuyện chôn sống trẻ em nữa", già H'Blâm vui mừng nói.
Tuy vậy, nhưng đó chỉ là chuyện đáng vui ở Ia Mơr và Ia Bang, còn ở những xã vùng sâu khác thì những câu chuyện về đau lòng về hủ tục trên vẫn có thể đang âm ỉ tồn tại!
Theo Dantri
Hà Tĩnh: Tổ chức họp răn đe người chồng đòi chôn sống vợ Liên quan ến chồng bạnh òi chôn sống v xy ra ở xc (Canc, Hà Tĩnh)c vừa c văn bn gian xc phi c bn pháp răn e,c ngi chồng chất hành vi á. Nh Dâ a tin, hơn 30 năm qua k từ khi lập gia nh, Trần Th Thanh (52 tuổi) trú tại xm Đô Hành, xc, nhiều lần b chồngi...