Thực hư chuyện bán máu kiếm tiền cày game
Liệu phản ánh về hiện tượng sinh viên dùng nguồn tiền bán máu để nạp thẻ chơi game online có thực sự chính xác?
Vừa qua, một số phương tiện truyền thông đã đưa tin về hiện tượng sinh viên bán máu lấy tiền cày game. Hành vi này nhanh chóng khiến cộng đồng người chơi Việt Nam xôn xao bàn tán, có người thương cảm, có người phản đối nhưng cũng có không ít người đặt dấu chấm hỏi trước tính xác thực của thông tin ấy.
Chân dung sinh viên bán máu kiếm tiền chơi game online. (Ảnh: Vietnamnet).
Bán máu, không phải dễ
Nếu đã một lần đi hiến máu tình nguyện hẳn các bạn sẽ biết rằng để được hiến máu đã không dễ chứ chưa nói đến bán máu. Người hiến máu phải trải qua nhiều khâu như xét nghiệm máu, sức khỏe… nhất là với các bệnh viện danh tiếng thì quá trình kiểm trả này lại càng “lằng nhằng” và sẽ không mấy dễ dàng để có thể bán máu để lấy tiền chơi game ngay lập tức đặc biệt là “lần đầu tiên”.
Trên thực tế, với số tiền 250.000 VNĐ mà bài báo đưa ra sau mỗi lần bán máu, nó chưa thấm vào đâu nếu game thủ muốn cày kéo đua top, đặc biệt là đối với các trò chơi như VLTK, Kiếm Thế. Đã “phát cuồng” tới mức mang cả máu mình để cầm cố thì chắc chắn những sinh viên ấy không thể chơi cho vui.
Video đang HOT
Hiến máu cũng có quy tắc. (Hình minh họa).
Theo một đại gia làng game online Việt Nam, để nhân vật ảo “có máu mặt” thôi cũng phải rót vào trò chơi không dưới 250.000 VNĐ trong 1, 2 ngày, còn đua top thì tiền triệu là chuyện rất bình thường. Vậy thì với quy định giữa hai lần bán máu phải kéo dài hàng tuần cho tới cả tháng tùy sức khỏe, liệu sinh viên có cơ hội để làm “chuyện đó” liên tục hay không?
Sức khỏe đâu ra mà bán máu?
“Chơi game thâu đêm suốt thế làm quái gì có sức khỏe mà bán máu cơ chứ. Như mình này, lần hiến máu tình nguyện xong phải ăn bao nhiêu mới hồi sức. Mấy bác ở quán game thế có mỗi cơm rang với bánh mỳ thì hiến máu xong mệt chết đi được chơi sao nổi?”, phát biểu của nhiều game thủ có kinh nghiệm “cày kéo” không phải không có cơ sở.
Cày game còn chả đủ sức, nói gì tới bán máu? (Hình minh họa).
Với một người sau khi hiến máu thì trong vòng vài ngày liền phải ăn uống đầy đủ mới phục hồi lại lượng máu bị mất. Đó là với những người có sức khỏe bình thường ăn uống đầy đủ và điều độ.
Còn với những con nghiện game online thì điều này lại càng khó hơn bởi sức khỏe của họ như thế nào thì ai cũng biết. Sức khỏe bình thường để làm việc còn khó chứ đừng nói đến cho máu xong vẫn làm chơi được game. Thử tưởng tượng một người vừa đi bán máu về rồi sà vào trước màn hình máy tính cày game thâu đêm suốt sáng, có đến “thánh” cũng không khỏe được như vậy.
Đừng nghĩ chơi game online là không tốn sức. (Hình minh họa).
Game online tuy nói là giải trí nhưng game thủ nhiều lúc phải tập trung cao độ và những lúc như thế này cơ thể yêu cầu phải đầy đủ máu mới có thể làm việc hiệu quả. Nếu như thiếu máu, họ sẽ khó mà nhìn rõ nhân vật, trang bị chứ chưa nói tới cày cuốc.
Điều này lại càng đúng với nhưng người thức đêm bởi thức đêm nhiều sẽ đi ngược lại với những điều căn bản của sinh hoạt của con người nên nếu cơ thể không khỏe mạnh lại thiếu máu thì không mấy ai có thể trụ nổi qua một đêm chứ đừng nói thức khuya liên tục.
Tóm lại, câu truyện bán máu vẫn gây sốt game thủ trong những ngày gần đây nhưng sự thật của câu truyện này đến đâu thì khó ai có thể biết và kiểm chứng được.
Theo Gamek
Hãi hùng sinh viên bán máu lấy tiền chơi game
Bạn bè của các game thủ không còn ngạc nhiên mỗi khi hết tiền hết các đệ tử game lại mượn "tạm" xe máy, latop, điện thoại... để đi cắm trả nợ. Nhưng câu chuyện về một nam sinh viên đã đi bán máu để lấy tiền chơi game khiến không ít người phải kinh hoàng.
"Kẹt tiền chơi lại xuống bệnh viện"
Trúng tuyển đại học với số điểm 25 vào khoa Cầu đường, ĐH GTVT, ai cũng nghĩ tương lai của K.V. (SN 1983, Đức Thọ, Hà Tĩnh) sẽ sáng rạng.
Nhưng ngay từ những năm đầu khi được tiếp xúc với game online thì cuộc đời cậu chỉ là những dấu lặng buồn.
Mê mẩn game "đế chế", V. thường xuyên ném hết tiền chu cấp hàng tháng của bố mẹ vào 24/24h ngoài quán game. Đến khi nợ tiền nhà bị nhà chủ đòi riết quá, V. phải cuốn gói đồ đạc chuồn đi trong đêm để "xù" được khoản tiền nhà. Cậu vào nhờ các bạn trong kí túc xá trường cho tá túc "chui" .
Không ít lần kẹt tiền chơi game, v. đã phải đi bán máuLịch trình của K.V. bắt đầu từ đêm cho đến 7h sáng hôm sau tại các quán game ở phố Pháo Đài Láng. Ngày ngủ cho đến tận 5h chiều, V. mới xuống cổng mua tạm ổ bánh mì hay bát phở cho qua cơn đói. Hôm nào cạn tiền, lại ăn mì tôm để tối tiếp tục "chiến".
Cao điểm nhất là lần hết tiền không xoay xở được, lại đang lúc "cơn nghiện game" lên, V. đã bắt xe bus xuống BV Bạch Mai (Hà Nội) bán máu để lấy tiền. Cầm trong tay 250 nghìn, chiều V. lại tiếp tục vùi đầu vào game. Từ đó, mỗi lần bí tiền, V. đều đến các bệnh viện để bán máu rồi đổ hết vào quán game.
L., một bạn cùng phòng V. cho biết: "Người hắn gầy như cái que nhưng mỗi lần bán máu có tiền về hắn vui lắm, như được tiếp thêm đạn để tối lại thâu đêm".
Để có tiền chơi, V. không từ chối bất cứ việc gì từ thi hộ, học hộ cho SV tại chức... Đến nay, sinh viên này vẫn chưa ra được trường vì thường xuyên bị "bật K" (học lại) và đang có nguy cơ bị đuổi học vì bị phát hiện trong một lần thi hộ để có tiền chơi game.
Những câu chuyện cười ra nước mắt
Từng nổi tiếng ở mảnh đất xứ Nghệ khi còn là học sinh THPT với thành tích là học sinh giỏi Quốc gia, nhưng H. (ĐH GTVT) vẫn không thoát khỏi "con ma" game online. H. vùi đầu vào game và dành hết tâm trí cho thế giới ảo, cậu không có nhu cầu giao tiếp với nhiều người xung quanh, không tham gia hoạt động giải trí.
H. chỉ ăn, uống và game. Và để có tiền chơi game, H. thường chơi lô, đề.
H. đã bị chuyển từ lớp cầu đường Anh (ĐH GTVT) sang lớp khác, sau đó tiếp tục phải "tăng ca". Nhưng cậu vẫn không từ bỏ game, luôn tranh thủ chơi thâu đêm vì ban đêm tốc độ Internet thường rất nhanh.
Chơi game đến sáng, H. lại ra vỉa hè ghi đề, rồi lại về chơi tiếp. Nếu chiều trúng đề, H. lại đem đi trả nợ cho chủ quán để tiếp tục chơi. "Đi đêm lắm có ngày gặp ma", anh chàng này bị công an bắt trong một lần tham gia đánh bạc tại nhà nghỉ với lí do... kiếm tiền để trả nợ game.
Khu KTX ĐH BK từng nổi tiếng với "Tam giác quỷ" bởi có rất nhiều quán game mà đối tượng chính là sinh viên ĐH BK, ĐH XD, ĐH KT... Sau khi bị dẹp bỏ, nhiều quán game vẫn tìm cách hoạt động ở những điểm lân cận.
Và nhiều sinh viên còn truyền tai nhau câu chuyện về một sinh viên khoa cơ khí, ĐH BK đã ngất trên bàn phím. Cậu sinh viên này chơi liên tục nhiều ngày, không ăn uống nên đã bị kiệt sức, đói và mệt sau đó bất ngờ đổ gục bên máy tính. Cuối cùng, chủ quán game phải cấp cứu tại chỗ, cho ăn uống và chở về phòng trọ để tránh "tai vạ".
Bạn bè cậu cũng cho biết anh chàng này là khách quen của quán và đang nợ một số tiền không nhỏ.
Để tránh những trường hợp tương tự, nhiều chủ quán game bây giờ kiêm luôn cả quán ăn nhanh như bánh mì, mì tôm, trà đá... tại chỗ để phục vụ các "game sĩ". Nhiều quán còn có luôn chỗ ngủ để phục vụ những sinh viên chơi về khuya không vào được KTX có thể ngủ lại tại chỗ, ngày mai về
"Cắm cả ...người"
Sinh viên hết tiền chơi game phải "cắm" điện thoại, xe... hay mượn đồ của bạn bè "cắm" không còn là chuyện lạ. Nhưng trường hợp của Kiên (ĐH XD) lại rất sock.
Quán game chủ yếu là học sinh, sinh viên
Tài sản đã dốc hết cho game oline, nhưng Kiên vẫn liều mình rủ người bạn nữa vào chơi. Hai người chơi luôn một ngày đến khi tranh thủ lúc Kiên không để ý, cậu bạn kia khôn khéo chuồn về trước.
Khi chủ quán đòi thanh toán tiền, Kiên lúc ấy không còn bất cứ một cái gì trên người có giá trị để gán nợ lại.
Cậu đành "cắm người" ở lại quán luôn một ngày. Hôm sau, Kiên phải nhờ bạn bè vay mượn đến thanh toán tiền cho chủ để... chuộc cậu về.
Nhà Kiên nghèo, bố là công nhân làm thuê vác đá cho các công trường xẻ đá ở Hưng Nguyên, Nghệ An, cả nhà trông chờ vào cậu học hành để làm chỗ dựa.
Nhưng hai năm liên tiếp Kiên đều bị "tăng ca", sợ làm bố mẹ buồn, Kiên đã đi tàu "lậu" (trốn vé tàu) về Nghệ An sau đó chầu chực suốt hai ngày ở bưu điện huyện để lấy thư thông báo học lại của trường gửi về cho gia đình.
Hai năm "tăng ca" là hai lần Kiên đều tìm cách "ém" bức thư thông báo của trường ĐH, đến năm thứ ba chàng sinh viên này có quyết định ngừng học hoàn toàn.
Hiện nay, Kiên đang là một công nhân tại Bình Dương, giấc mơ kĩ sư công trình hoàn toàn khép lại đối với chàng trai đất Nghệ này. Tất cả cũng chỉ vì mê game...
Nào cả nhà mình cùng... "cày" Tiếp theo sự kiện người mẹ trẻ vừa "cày" World of WarCraft vừa cho con bú từng gây sốc cho cộng đồng game thủ, một gia đình trẻ ở Trung Quốc đã lập kỷ lục mới với những hình ảnh cả nhà cùng chơi game. Không ngần ngại với sự chỉ trích của cộng đồng game thủ trước vụ một game nữ thủ...