Thực hư bữa ăn 2 người hết gần 700 triệu đồng
Sau khi dùng bữa cùng một người bạn và thanh toán hơn 2 triệu đồng, du khách người Úc đã được nhân viên nhà hàng ở quận 1, TPHCM “quẹt thẻ” gần 700 triệu đồng. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận.
Thay tên, đổi chủ
“Khổ chủ” trong vụ mất gần 700 triệu này là ông Caracciolo David John (quốc tịch Úc). Trong lá đơn gửi Công an TPHCM ông này cho biết, tối 11/8, ông đến nhà hàng Nightfall (đường Thái Văn Lung, Q.1) ăn tối cùng bạn. Sau khi sử dụng thẻ để thanh toán tiền ăn uống tại đây rồi về nước, ông này phát hiện thẻ bị trừ hơn 683 triệu đồng.
Nhà hàng Nightfall nơi bị tố “cà thẻ” của khách mất gần 700 triệu đồng giờ đã đổi chủ và kinh doanh bar. Ảnh: U.Phương
Theo ông Caracciolo David John, nhân viên nhà hàng đã yêu cầu ông nhập mật khẩu nhiều lần (cả 2 thẻ của hai ngân hàng (NH) ANZ và Macquarie – một NH ở Úc), với lý do có trục trặc và không đưa cho ông bất cứ hóa đơn thanh toán hay biên lai chuyển tiền. Do tin tưởng, ông không kiểm tra cho đến khi về Úc, nhận bản sao kê của NH thì ông phát hiện Nightfall đã quẹt 8 lần, tổng số tiền bị lấy mất là 39.429 AUD tương đương 683.150.000 đồng. Người đại diện cho Caracciolo David John tại Việt Nam khẳng định, ông không ký bất cứ hóa đơn thanh toán tiền nào ở Nightfall.
Trưa 9/10, phóng viên báo Tiền Phong đã đến nhà hàng Nightfall (8A/1D1-2D1 Thái Văn Lung, Q.1, TPHCM) nhưng được biết nhà hàng đã nghỉ bán gần cả tháng nay. Hiện, nơi này đã sang tên cho chủ mới để mở quán bar. Một người làm việc tại bar nói: “Quản lý không có ở đây, muốn gì tối tới. Bar kinh doanh được 20 ngày rồi. Tui chỉ biết có nhiêu thôi”. Những người dân, buôn bán bên cạnh cũng không biết chủ là ai, chỉ biết nhà hàng trước đây vẫn kinh doanh bình thường, rồi tự nhiên đóng cửa, chuyển đi đâu không rõ.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, hiện Công ty TNHH Nightfall Restaurant vẫn đang trong tình trạng hoạt động, nơi đăng ký kinh doanh công ty này tại một địa chỉ trên đường Nguyễn Siêu (P.Bến Nghé, Q.1). Khi chúng tôi đến địa chỉ này thì đó là một căn nhà khóa cửa không có để biển công ty. Liên lạc vào số điện thoại bàn theo đăng ký, người bắt máy cho biết, đây là số máy gia đình ở đường Trần Khánh Dư (P.Tân Định, Q.1), không liên quan đến Công ty Nightfall.
Có dấu hiệu lừa đảo?
Video đang HOT
TS Doãn Hữu Tuệ, chuyên gia kinh tế cấp cao chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho biết có khá nhiều điểm vô lý trong vụ việc này.
Thứ nhất, nếu ông Caracciolo David John khẳng định mình không ký bất cứ giấy tờ gì trong hóa đơn thanh toán thì nhà hàng khó có thể giao dịch được với NH để lấy tiền. Bên cạnh đó, về pháp lý, động tác “quẹt thẻ” chỉ có hiệu lực khi chủ thẻ ký nhận đúng với chữ ký đã đăng ký mở tài khoản tại NH. Chữ ký là giải pháp tránh trường hợp gian lận công nghệ khi máy POS bị treo. Tuy nhiên, có nhiều NH chỉ yêu cầu nhập mã CODE, nhưng cách này rất không an toàn, vì vậy đa số NH (nhất là NH lớn, NH của nước ngoài) đều yêu cầu khách hàng phải có chữ ký khi thanh toán qua thẻ” – ông Tuệ nhấn mạnh.
Thứ hai, theo TS Tuệ, số tiền giao dịch trên không hề nhỏ nên chắc chắn NH sẽ gửi tin nhắn, email cho chủ tài khoản. Ở Việt Nam, có những NH chỉ cần mở thẻ là cập nhật ngay số điện thoại, email và gửi thông tin ngay khi có giao dịch mà không cần chủ thẻ đăng ký dịch vụ này. Trong khi đó, các NH ông Caracciolo David John sử dụng đều là NH nước ngoài, công nghệ còn cao hơn NH Việt Nam. Hơn nữa, không có người nước ngoài nào lại không dùng công nghệ để quản lý tài khoản của mình.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Giám đốc Công ty luật Đức Chánh cho rằng, để xác định ở đây có dấu hiệu của tội phạm hay chỉ là tranh chấp dân sự thì cần xác định có yếu tố gian dối và chiếm đoạt tài sản trong vụ việc này hay không? Nếu nhân viên của nhà hàng cố tình yêu cầu khách hàng nhập mật khẩu nhiều lần để chuyển tiền đến tài khoản của Nightfall thì ở đây có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS hiện hành.
Còn nếu nhân viên của nhà hàng vì sơ sót nên đã yêu cầu ông Caracciolo David John quẹt thẻ nhiều lần khi nghĩ rằng máy POS bị trục trặc, thì đây chỉ là tranh chấp dân sự thông thường. Trong vụ việc này, nếu khách hàng sớm kiểm tra tài khoản của mình thì có thể nhanh chóng liên hệ với nhà hàng để giải quyết. Còn hiện nay phải chờ kết quả điều tra, giải quyết của cơ quan điều tra về nội dung đơn tố cáo của ông Caracciolo David John. Nếu đúng là số tiền của ông Caracciolo David John đã được chuyển vào tài khoản của Nightfall thì rõ ràng trách nhiệm giải quyết vụ việc là Công ty Nightfall. Mặt khác, nhân viên của nhà hàng là người của công ty này nên Nightfall không thể vô can.
Làm rõ thực hư để không tạo ấn tượng xấu cho khách du lịch Ông Nguyễn Văn Mỹ – Giám đốc Công ty du lịch dã ngoại Lửa Việt cho biết: “Trường hợp bấm nhầm số tiền của du khách vẫn có nhưng số tiền không lớn, và hầu hết đều trả lại cho khách vì ai cũng biết, trước sau gì khách và NH cũng phát hiện. Gần đây xuất hiện nhiều trường hợp mất tiền trong tài khoản, nếu thêm vụ của du khách Úc này nữa sau tạo ấn tượng xấu với du lịch trong nước.
Theo Uyên Phương – Văn Minh (Tiền Phong)
Đã có khác biệt trong xử lý tài khoản "bỗng nhiên" mất tiền
Chiều 6/9, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nhanh chóng đưa ra hướng xử lý cho một trường hợp tại Tp.HCM, chỉ ít ngày sau khi khách hàng báo mất tiền trong tài khoản.
Với nghiệp vụ ngân hàng, nhiều trường hợp sớm được nhận diện lỗi thuộc về khách hàng hay không để xác định hướng xử lý.
Sau loạt vụ việc được phản ánh trong tháng 8 vừa qua, đầu tháng 9 này lại xuất hiện các trường hợp báo mất tiền trong tài khoản dù không giao dịch. Và phía ngân hàng đã có hướng xử lý tích cực hơn.
Như trường hợp trên tại Vietcombank, chủ tài khoản có thẻ ghi nợ quốc tế Visa debit, liên kết với tài khoản ATM với số dư hơn 240 triệu đồng. Khách hàng khẳng định vẫn giữ thẻ, không để lộ thông tin cá nhân về tài khoản và mã giao dịch..., không truy cập các trang web giả mạo, nhưng đầu tháng này liên tiếp nhận được tin nhắn báo số dư tài khoản mất hơn 22 triệu đồng.
Sau khi xác minh, Vietcombank đã trực tiếp làm việc với khách hàng, ứng trước khoản tiền bị mất trước khi có kết quả tra soát và xác minh cụ thể.
Sự việc trên được xử lý khá nhanh, về quy trình thủ tục cũng như yêu cầu bảo đảm lợi ích khách hàng. Đã có khác biệt so với nhiều trường hợp xẩy ra trước đây.
Trước Vietcombank, vừa qua tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank), sự việc khách hàng báo mất 120 triệu trong tài khoản ATM cũng được xử lý khá nhanh. Sau một tháng tiếp nhận, rà soát và kiểm tra lại các giao dịch, HDBank cam kết hoàn trả toàn bộ số tiền cho khách hàng.
Về hướng xử lý trên, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank cho biết, nguyên tắc đầu tiên là ngân hàng phải bảo vệ niềm tin và quyền lợi của khách hàng một cách nhanh nhất.
"Họ gửi tiền vào mình, họ tin thì mới gửi, nên phải nhanh chóng xử lý để giữ niềm tin của họ", ông Trung nói.
Tất nhiên, Phó tổng HDBank cho biết, ngân hàng cần một thời gian nhất định để xác định rủi ro do đâu, từ ngân hàng hay khách hàng. Nếu khách hàng không có lỗi, nguyên tắc là phải bồi hoàn.
Trong trường hợp trên, tại HDBank cũng như ở Vietcombank, việc xử lý đã nhanh hơn nhiều so với quy trình thông thường.
Cụ thể, với trường hợp rủi ro mất tiền trong tài khoản liên quan đến các đầu mối thanh toán ngoài hệ thống, với các tổ chức thẻ quốc tế, đặc biệt là các giao dịch gian lận xẩy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam..., quá trình xử lý thường mất 45-60 ngày để tra soát, truy xuất và đối chứng thông tin, đến kết luận cuối cùng, rồi mới thực hiện bồi hoàn hay không.
Trường hợp chuyển sang cơ quan điều tra, thời gian chờ đợi có thể phải kéo dài hơn nữa.
Tuy nhiên, với nghiệp vụ ngân hàng, nhiều trường hợp sớm được nhận diện lỗi thuộc về khách hàng hay không để xác định hướng xử lý.
Lãnh đạo chuyên trách một ngân hàng thương mại cũng cho biết, trong trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy chủ thẻ không thực hiện giao dịch, rủi ro khách quan và nhận thấy sẽ thu hồi được tiền từ các đơn vị liên quan, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc bồi hoàn.
"Nhưng đây là việc điều chỉnh chính sách vì lợi ích khách hàng, ngân hàng thực hiện bồi hoàn hoặc ứng trước nhanh chóng. Còn theo quy trình trước đây, việc hoàn trả số tiền bị mất, trong trường hợp khách hàng không có lỗi, phải chờ đến khi có kết luận và xác nhận cuối cùng", lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.
Như vậy, sau loạt sự việc tài khoản "bỗng nhiên" mất tiền xẩy ra gần đây, phía ngân hàng bắt đầu có điều chỉnh chính sách khi xử lý, theo hướng bảo đảm tốt hơn lợi ích và thời gian cho khách hàng.
Còn với trường hợp có dấu hiệu lỗi từ khách hàng, vô tình hoặc cố ý, khách quan hay chủ quan, ngân hàng sẽ phải chờ có kết luận cuối cùng, xác định mức độ cụ thể để xử lý.
Theo VnEconomy
Gần 200 triệu bốc hơi khỏi thẻ: Vợ được bồi hoàn, chồng vẫn chờ dài Chỉ trong một ngày, vợ chồng anh N.S.Thanh (Đồng Tháp) phát hiện bị mất gần 200 triệu đồng trong hai tài khoản thẻ ATM dùng để nhận lương hàng tháng từ bao giờ mà không hề hay biết. Và chỉ đến lúc này, anh Thanh mới bắt đầu đặt dấu hỏi về sự an toàn của những chiếc thẻ ATM và trách nhiệm...