Thực hư bộ ba “chanh, muối, dầu tràm” giúp trẻ nằm điều hòa cả ngày cũng không ốm vặt
Nhiều mẹ truyền tai nhau cách giúp trẻ khỏi ốm vặt bằng chanh, muối, dầu tràm khi sử dụng điều hòa vào mùa hè. Tuy nhiên, biện pháp này có đúng và thực sự hữu hiệu?
Mùa hè ở miền Bắc, điều hòa trở thành vật bất ly thân đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Thế nhưng, việc sử dụng điều hòa không đúng cách cũng gây ra nhiều bệnh cho trẻ, trong đó, phổ biến nhất là tình trạng viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản hoặc nặng hơn là viêm phổi, viêm đường hô hấp…
Chính vì vậy, làm thế nào để con khỏe mạnh, không bị ốm vặt khi sử dụng điều hòa luôn là vấn đề mà nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm.
Chanh, muối, dầu tràm giúp trẻ khỏi ốm vặt khi sử dụng điều hòa?
Mới đây, phương pháp sử dụng chanh, muối, dầu tràm giải quyết mọi vấn đề như xua đuổi muỗi hay nằm điều hòa bí bách khó chịu; cơ thể hay mệt mỏi, stress, ngủ không sâu giấc, đặc biệt là ốm vặt thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.
Theo đó, một tài khoản Facebook T.L cho biết, “chanh có tác dụng hút ẩm và giải năng lượng xấu trong phòng. Nếu phòng điều hòa, phòng ngủ bí bách, cơ thể hay mệt mỏi, stress, ngủ không sâu giấc, ốm vặt, liên quan đến tim phổi,… hay phòng có trẻ nhỏ, người già, người ốm lâu năm; phòng ngủ có muỗi, kiến, côn trùng hay bay vào thì sử dụng quả chanh cắt làm 4, bỏ chút muối vào giữa, cho thêm giọt dầu tràm đặt cạnh giường hoặc một số góc nhà sẽ giải quyết tất cả những vấn đề này”.
Phương pháp sử dụng chanh, muối, dầu tràm được nhiều người quan tâm. (Ảnh minh họa)
Chia sẻ thêm, một Facebook khác cũng cho biết, bản thân đã dùng thử rất hiệu quả, đặc biệt phương pháp này tốt cho trẻ nhỏ, tránh được ốm vặt khi nằm điều hòa cũng như xua đuổi được muỗi trong phòng.
Liệu phương pháp này có giúp chữa ốm vặt cho trẻ khi sử dụng điều hòa? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nói về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Lân, Viện Y học Cổ truyền Quân đội phủ nhận việc sử dụng chanh, muối, dầu tràm trong phòng điều hòa giúp trẻ đỡ ốm vặt. Đồng thời, bác sĩ Lân cũng cho biết, chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Phương pháp này có thể đuổi được muỗi bởi có tinh dầu tràm.
“Muỗi rất thích đến nơi bẩn, mùi hôi thối và rất sợ nơi có mùi thơm bởi vậy dầu tràm có mùi thơm sẽ giúp muỗi không đến nữa. Dầu tràm để trong phòng điều hòa sẽ giúp cho không khí thoáng mát, có mùi dễ chịu hơn cho trẻ và giúp trẻ cũng như mọi người thoải mái hơn.
Tuy nhiên, để giúp trẻ không ốm vặt khi sử dụng điều hòa, mọi người cần phải lưu ý về cách sử dụng điều hòa hơn. Không nên để cho trẻ nằm điều hòa cả ngày, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp với cơ thể trẻ, và vệ sinh điều hòa thường xuyên, không nên để con vào phòng điều hòa đột ngột mà phải thích nghi với nhiệt độ từ từ.
Ngoài ra, bố mẹ nên cho con tắm bằng những loại nước lá mát từ xưa nay dân gian vẫn truyền tai và sử dụng như lá chè xanh, kinh giới, sài đất…”, bác sĩ Lân cho biết.
Đồng tình với bác sĩ Nguyễn Văn Lân, Ths. lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Tinh dầu có tính chất làm mát và có tác dụng xua côn trùng. Khi nằm điều hòa, không khí trong phòng sẽ không được lưu thông và khô, phương pháp này giúp bay hơi tốt hơn, có mùi thơm để trẻ dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, chanh muối và dầu tràm không có tác dụng khiến trẻ khỏi ốm sốt mà chỉ có tác dụng đuổi muỗi trong thời gian ngắn. Trẻ hay bị ốm vặt không phải do nằm điều hòa mà cách sử dụng điều hòa chưa đúng”.
Cách sử dụng điều hòa cho nhà có trẻ vào những ngày nắng nóng để bé không mắc bệnh
Video đang HOT
Tư vấn về vấn đề sử dụng điều hòa đúng cách để trẻ không mắc bệnh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết sử dụng điều hòa phải đáp ứng 3 yêu cầu về thông gió cùng chiều với điều hòa, vị trí đặt điều hòa một cục hay điều hòa 2 cục và thiết bị đo nhiệt độ phòng.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý những điều sau khi sử dụng điều hòa trong những ngày hè nóng nực cho con:
- Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phải dựa theo độ tuổi em bé và sức khỏe của em bé. Trẻ càng lớn, sức khỏe tốt hơn thì nhiệt độ càng giảm. Theo đó, trẻ sơ sinh đẻ non tháng hoặc ở tuần đầu nhiệt độ phù hợp là 32 độ còn trẻ sơ sinh đủ tháng nhiệt độ thường khoảng 30 độ tùy theo tuổi của trẻ. Tuy nhiên, quãng nhiệt khoảng 26 – 32 độ.
- Để đặt nhiệt độ phù hợp cho bé, các mẹ nên giảm hoặc tăng từ từ khoảng 0,5 độ cho đến khi bé thoải mái, không có biểu hiện ra mồ hôi hoặc ho.
- Ở Việt Nam, nhiệt độ nóng ẩm, không nên đặt chậu nước hay những thứ khác khi sử dụng điều hòa.
- Không để con ở trong phòng điều hòa 24/24 hoặc quá nhiều.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phải dựa theo độ tuổi em bé và sức khỏe của em bé. (Ảnh minh họa)
- Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé.
- Vệ sinh kỹ điều hòa sau thời gian dài không sử dụng
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Để cho trẻ thích nghi dần với nhiệt độ khi cho từ phòng điều hòa ra ngoài hoặc từ ngoài vào phòng điều hòa tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
- Sử dụng điều hòa phụ thuộc vào công suất và mức độ mới hay cũ của điều hòa. Đo nhiệt độ phòng để điều chỉnh nhiệt độ trên điều hòa là rất cần thiết.
- Để nhiệt độ phòng ổn định điều kiện cần phải có là quạt thông gió cùng chiều với gió của điều hòa thổi ra.
Theo Eva
Có 3 loại ung thư "từ miệng mà ra": Thay đổi ngay thói quen ăn uống kẻo hối không kịp
Ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư. Trong số đó, 3 loại ung thư dưới đây có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ hơn cả đối với chế độ dinh dưỡng.
Ung thư ruột: Do ăn ít rau, nhiều thịt
Ngoài ung thư ruột, người ăn nhiều thịt đỏ cũng dễ mắc các loại ung thư khác và các bệnh béo phì, béo bụng, huyết áp và tim mạch. (Ảnh minh họa).
Ung thư đại tràng có mối liên hệ mật thiết với táo bón. Theo đó, táo bón là tình trạng đại tiện không thông, gây ùn tắc, ứ đọng cặn bã trong ruột. Bởi vậy, tình trạng táo bón kéo dài sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể hấp thụ ngược trở lại các chất độc tố đó, lâu ngày sẽ dẫn tới ung thư.
Kết quả khảo sát đối với nhóm các bệnh nhân này đã cho thấy hầu hết những người mắc bệnh đều có chế độ ăn uống không cân bằng, ăn quá nhiều thịt, ít rau, dẫn tới cơ thể thiếu chất xơ và vitamin, gây nên tình trạng đại tiện khó khăn, táo bón trầm trọng, nguy cơ ung thư đại tràng tăng cao.
Hơn nữa, thịt đỏ sở hữu hàm lượng chất xơ rất thấp, ăn quá nhiều dễ dẫn tới táo bón, ảnh hưởng tới khả năng trung hòa acid của mật, gây kích thích các tế bào biểu mô ruột và tăng khả năng mắc ung thư.
Một số nghiên cứu chuyên sâu cũng khẳng định, cơ thể con người hấp thu quá nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật trong thời gian dài cũng thúc đẩy việc sản xuất các chất gây ung thư.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh. Theo đó, tỉ lệ ăn thịt và rau theo mỗi bữa nên duy trì ở mức 1:4 hoặc 1:5, đồng thời kiến nghị mọi người mỗi ngày nên ăn 50 - 100gr lương thực phụ.
Ung thư dạ dày: "Thủ phạm" là những thực phẩm ướp, muối
Ung thư dạ dày và đại trực tràng là hai loại bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày đa số là người cao tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng phần đông lại là người trẻ tuổi.
Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do người cao tuổi có thói quen ăn nhiều thực phẩm muối ướp như dưa muối, cà muối... Còn người trẻ tuổi lại đặc biệt ưa chuộng đồ ăn nhanh. Hai loại thực phẩm này đều có chứa nhiều chất gây hại đối với dạ dày và trực tràng.
Trên thực tế, dù đã trải qua quá trình muối và lên men, các món như cà muối xổi, dưa muối vẫn còn vị cay nồng. Những loại đồ ăn này có chứa hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa, cà muối tác động.
Khi đi vào dạ dày, nitrit dưới sự tác động của môi trường trong dạ dày sẽ tiến hành kết hợp với các axit amin trong những thực phẩm khác (tôm, cá, mắm tôm...) và trở thành nitrosamine. Chất nitrosamine là tác nhân gây nên nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Vì vậy, thói quen thường xuyên ăn cà muối xổi, đặc biệt đối với những người đang ốm yếu, có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, đường ruột sẽ làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí có thể chuyến biến thành ung thư.
Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo người dùng không nên ăn quá nhiều cà muối xổi hay dưa muối chưa chín vẫn có vị cay nồng, nếu không sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, thường xuyên hút thuốc hay ăn các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói)... cũng thúc đẩy việc hình thành chất gây ung thư nitrosamine trong cơ thể.
Ung thư vòm họng: Ham rượu bia, thuốc lá và... ăn trầu
Theo báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, hơn 40% trường hợp mắc bệnh ung thư vòm họng có nguyên nhân trực tiếp liên quan đến rượu và thuốc lá. Đặc biệt, hút thuốc là chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh ung thư nguy hiểm này ở nhóm người dưới 40 tuổi.
Bên cạnh đó, thói quen nhai trầu của nhiều người dân châu Á cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Theo thống kê của Bộ Y tế Đài Loan, 80% bệnh nhân mắc ung thư miệng tại đây đều có thói quen ăn trầu. Vào năm 2003, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư đã chứng minh trầu có chứa chất gây ung thư.
Giải thích về điều này, các chuyên gia y tế cho biết, tương tự như hút thuốc, uống rượu, việc nhai trầu có thể gây kích ứng miệng, làm thoái hóa tế bào và dẫn tới ung thư.
Bởi vậy, muốn phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, ngoài việc kiêng rượu và thuốc lá, hạn chế ăn trầu cau cũng là điều cần làm, cùng với đó là thói quen giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
Bí quyết ăn uống giúp phòng tránh ung thư
Ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Nên ăn nhiều các loại rau, quả, củ, hạt. Một chế độ ăn uống và dinh dưỡng trên cơ sở nguồn gốc thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết sẽ giúp cơ thể có được sức đề kháng tốt để chống lại các yếu tố gây ung thư. Thêm vào đó, các thực phẩm này ít chất bột, nghèo năng lượng nên hạn chế được việc tăng cân của cơ thể đấy.
Mỗi tháng hãy duy trì ăn chay 4-5 ngày: Để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng giúp bạn phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả, hãy thực hiện chế độ ăn chay 4-5 ngày / tháng. Ăn chay còn giúp bạn đổi khẩu vị và sẽ thấy ăn ngon hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn đấy. Để làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách ăn uống, chúng ta nên:
- Ăn nhiều chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ một số bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng.
- Cắt giảm lượng muối và đường trong công thức nấu ăn nếu có thể. Đường chứa nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng dễ gây thừa cân.
- Ăn các thực phẩm chế biến ít thường xuyên hơn.
- Nấu và ăn ở nhà thường xuyên hơn giúp kiểm soát lượng muối và lượng chất béo.
- Nên chọn chất béo không bão hòa có trong quả bơ, bơ thực vật, dầu như dầu ô liu... Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa được tìm thấy trong dầu cá như cá hồi, cá trích và cá thu, đậu nành...
- Bớt ăn thịt, cá... chiên, nướng với nhiệt độ quá cao, nhất là mỡ động vật (các chất làm gia tăng nguy cơ ung thư có thể hình thành ở nhiệt độ cao).
- Nên ướp thịt, cá trước khi nấu ăn.
- Không sử dụng hộp đựng bằng nhựa để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng, ngoại trừ loại được dán nhãn an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
- Không ăn thức ăn có dấu hiệu của nấm mốc.
- Tránh uống nước ô nhiễm (chất asen có thể tăng nguy cơ một số loại ung thư) như nước giếng chưa được kiểm nghiệm. Chất clo dùng để làm sạch nước nhưng nếu chất này quá nhiều có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Theo Eva
4 nguyên tắc phòng ngừa bệnh đau đầu gối hiệu quả nhất Đau khớp gối là một hiện tượng rất thường gặp ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt những người từ 40 tuổi trở nên. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sống, bởi đôi chân là nơi hoạt động nhiều và chịu toàn bộ trọng tải của cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách phòng ngừa căn...