Thực hiện tiêu chí thủy lợi nông thôn mới
Nhận thức về vai trò của tiêu chí thủy lợi phục vụ sản xuất, sinh hoạt đã được nâng lên và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân khu vực nông thôn của tỉnh.
Các địa phương không chỉ huy động tốt nguồn lực đầu tư, mà còn có sự tham gia của các đoàn thể và người dân vào các khâu quản lý, khai thác, bảo vệ để công trình phát huy hiệu quả đầu tư.
Cán bộ xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà) giám sát chất lượng mương dẫn nước tưới tiêu sau thi công.
Thủy lợi là một trong những tiêu chí thuộc nhóm “Hạ tầng kinh tế – xã hội” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, được ban hành kèm theo Quyết định số 4335/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh. Nội dung của tiêu chí này là tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động phải đạt từ 90% trở lên, riêng đối với các xã khu vực II, III (có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) thì tỷ lệ đạt từ 80% trở lên. Các công trình thủy lợi cũng phải đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai.
Theo đó có thể nói, tiêu chí thủy lợi sẽ góp phần phục vụ được nền nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, là đòn bẩy trong thực hiện các tiêu chí khác về nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Làm tốt tiêu chí này cũng chính là đảm bảo mục tiêu của chương trình xây dựng NTM: Bền vững, đích đến cuối cùng là phải nâng cao cuộc sống cho bà con nông dân.
Video đang HOT
Đoàn Thanh niên TP Cẩm Phả ra quân hỗ trợ thôn Tân Tiến, xã Dương Huy nạo vét mương dẫn nước nội đồng, đảm bảo sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Bảo Long (Trung tâm TT-VH Cẩm Phả)
Tại TP Cẩm Phả, diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm chủ yếu tại địa bàn 3 xã gồm Dương Huy, Cẩm Hải và Cộng Hòa. Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của người dân, những năm gần đây, thành phố đã chủ động triển khai các giải pháp về phân bổ nguồn lực để kiên cố hóa, đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa, kênh mương thủy lợi… tại các vùng nông thôn.
Theo Bộ NN&PTNT, Cả nước có hơn 900 hệ thống thủy lợi quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Trong đó, có 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích phục vụ hơn 2.000 ha. Hơn 86 nghìn công trình thủy lợi, gồm: 6.998 đập, hồ chứa thủy lợi có dung tích trữ từ 0,05 triệu mét khối và có chiều cao đập từ 5,0 m trở lên; gần 20 nghìn trạm bơm; 28 nghìn cống; 32 nghìn đập dâng, đập tạm; 290 nghìn ki-lô-mét kênh mương và 26 nghìn ki-lô-mét đê các loại… bảo đảm cấp nước tưới cho khoảng 4,28 triệu héc-ta đất canh tác nông nghiệp, 686.600 héc-ta nuôi trồng thủy sản và khoảng 6 tỷ mét khối nước cho sinh hoạt, công nghiệp.
Cụ thể từ năm 2017 đến nay, thành phố đã dành tổng số kinh phí gần 46 tỷ đồng cho việc nâng cấp 3,5km kênh mương dẫn nước, cải tạo, nâng cấp 4 hồ chứa nước, gồm: Cao Vân, Tân Tiến, Lựng Do, Đầm Đá. Đồng thời đang tiếp tục nghiên cứu phương án cải tạo, nâng cấp các hồ Khe Giữa, Rừng Miếu, Ao Cói… Nhờ đó, 90% diện tích khu vực sản xuất nông nghiệp của thành phố đã được đảm bảo nguồn nước tưới tiêu được cung cấp đầy đủ, thường xuyên quanh năm.
Tại huyện vùng cao Bình Liêu, đặc thù địa hình núi đồi cũng gây ít nhiều khó khăn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ nông nghiệp. Thậm chí khi đã được quan tâm đầu tư, ghi nhận thực tế cho thấy nhiều tuyến kênh, mương đều có chiều dài tương đối lớn, đi qua nhiều loại địa hình… khiến cho mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường cao. Chi cho công tác sửa chữa, cải tạo sau mưa bão, thiên tai cũng không ít, có lúc có nơi vẫn chưa kịp đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất của nhân dân.
Giải pháp của huyện những năm qua là tận dụng các nguồn kinh phí để khắc phục, sửa chữa, đầu tư xây dựng các tuyến kênh, mương dẫn nước, hồ chứa… Từ đó nhằm nâng cao tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương và năng lực tưới chủ động diện tích sản xuất nông nghiệp. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hiện trạng các công trình thủy lợi, nhằm phát hiện kịp thời, tổ chức xử lý các sự cố, đảm bảo việc tưới tiêu ổn định trên địa bàn. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc tham gia quản lý, bảo vệ các công trình; thậm chí đưa vào quy ước, hương ước chung hoặc thành lập tổ tự quản…
Đập Nà Ngờ – Xóm Đình (xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ) được hoàn thành năm 2018.
Thống kê của Ban xây dựng NTM tỉnh về thực hiện tiêu chí thủy lợi, đến hết 2019, đã có 110/111 xã hoàn thành, đạt 91,1%; tức là tăng 76,7% so với năm 2011 và tăng 19,8% so với năm 2015. Để sớm hoàn thành toàn bộ mục tiêu đề ra và để duy trì bền vững kết quả đạt được, giải pháp của các địa phương là tiếp tục chú trọng đầu tư, sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương. Đồng thời nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thái Nguyên có hơn 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Theo thống kê của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm bảy xã tại các huyện: Phú Bình, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn lên 108 xã, bằng 75,5% tổng số xã trong tỉnh.
Mô hình trồng dưa lê ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính tại xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: LƯƠNG HẠNH
Tỉnh còn xây dựng được năm xã chuẩn nông thôn mới nâng cao và ba xã nông thôn mới kiểu mẫu, bảo đảm trên địa bàn tỉnh không còn xã nông thôn đạt dưới 10 tiêu chí xã nông thôn mới. Đến nay, có 112 trong số 137 xã nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt tiêu chí giao thông; 100% số xã đạt tiêu chí về điện; 97% số xã đạt tiêu chí thủy lợi; 96% số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 90% số xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất... Đối với các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đa số các xã đã xây dựng được kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí, tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, hộ gia đình nông thôn mới.
Để tạo sự chuyển biến trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngay từ đầu năm, tỉnh sớm triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các dự án phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; phân bổ xi-măng từ nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh cho các huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và sản phẩm OCOP; chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, "Gia đình năm không, ba sạch", "Tuổi trẻ Thái Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới"... Năm 2020, tỉnh đã bố trí hơn 468 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, 215 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, hơn 75 tỷ đồng từ ngân sách xã và hơn 90 tỷ đồng từ đóng góp đối ứng của người dân, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nghề...
* Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, phát huy tinh thần "tương thân tương ái", chung tay chăm lo cho người nghèo, chín tháng năm 2020, Quỹ "Vì người nghèo" các cấp đã vận động được gần 110 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để triển khai các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; vận động xây dựng 657 căn nhà đại đoàn kết; khởi công xây dựng 42 cầu nông thôn. MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã vận động tặng hơn 135 nghìn phần quà cho hộ nghèo, hộ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; hỗ trợ hơn 21 nghìn suất học bổng, phương tiện học tập cho học sinh, sinh viên các cấp; vận động trao gần 25 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo và 74 xe lăn cho người khuyết tật, vận động khám, chữa bệnh cho 2.269 lượt người bệnh nghèo, khuyết tật...
Trong những năm qua, Ban Vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo của tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai nhiều giải pháp cụ thể để hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vay vốn, tư vấn định hướng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững cho nhân dân. Đồng thời, các ngành, cơ quan hữu quan kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người nghèo ngay từ đầu năm để Ban Giảm nghèo sớm có định hướng, giải pháp hỗ trợ cụ thể kịp thời cho từng hộ. Địa phương cũng tranh thủ khai thác, phát huy tốt các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, mở lớp dạy nghề, thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích đối với các hộ vay để họ phát huy khả năng vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống...
Giai đoạn 2020 - 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ phân loại hộ nghèo theo từng nhóm năng lực. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, phân loại, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp triển khai giải pháp hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng người nghèo. Các ngành chức năng tiếp tục phối hợp huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho người nghèo; triển khai các chương trình, đề án và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
Đề nghị chuyển đổi hơn 1000 ha rừng để thực hiện hai dự án hồ chứa thuỷ lợi Tại ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, kỳ họp thứ X, Quốc hội khoá XIV, Chính phủ đã có báo cáo đề nghị Quốc hội xem xét chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Báo cáo...