Thực hiện nâng trình độ chuẩn giáo viên đến hết năm 2030
Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, sẽ thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên từ 01-7-2020 đến 31-12-2030.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định, cho biết, mục đích thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên theo quy định hiện hành.
Dự thảo nêu rõ, giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn gồm: Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên.
Độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn: Tính từ ngày 01-7-2020, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở trừ thời gian đào tạo theo quy định, phải còn đủ 5 năm công tác tính đến tuổi được nghỉ hưu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn.
Video đang HOT
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên được thực hiện từ ngày 01-7-2020 đến hết ngày 31-12-2030 và được chia thành 2 giai đoạn: Từ 01-7-2020 đến hết ngày 31-12-2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp.
Từ ngày 01-01-2026 đến hết ngày 31-12-2030, thực hiện nâng chuẩn đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên của các cơ sở giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định.
Dự thảo nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn như sau: Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ, cấp kinh phí đào tạo theo quy định; được tính thời gian đào tạovào thời gian công tác liên tục; được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
Đào tạo trình độ đại học sư phạm được thực hiện từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
TQ
Theo phapluatxahoi
Trên 257.000 giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn
Con số này được đưa ra trong dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (GV) mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, dự thảo Tờ trình ghi rõ: Theo lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên và độ tuổi giáo viên (quy định tại dự thảo Nghị định) phải thực hiện nâng trình độ chuẩn theo phương án đề xuất của dự thảo Nghị định thì tổng số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm chiết xuất số liệu ngày 15/12/2019) là: 257.506 người.
Trong đó GV mầm non: 89.607 người (công lập 40.158 người, ngoài công lập 49.449 người), giáo viên tiểu học: 116.846 người (công lập 114.972 người, ngoài công lập 1847 người), giáo viên THCS: 51.053 người (công lập 50.752 người, ngoài công lập 301 người).
Cũng theo lộ trình, việc đào tạo bắt đầu thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030 thì trung bình mỗi năm cả nước sẽ tuyển sinh để đào tạo 25.705 người (mầm non 8.960 người, tiểu học 11.684 người, THCS 5.105 người). Trung bình mỗi tỉnh/thành phố 01 năm sẽ có khoảng 408 giáo viên được cử đi đào tạo (mầm non 142 người, tiểu học 185 người, trung học cơ sở 81 người).
Hiện tại, cả nước có 15 trường ĐH sư phạm, 30 trường CĐ sư phạm và 67 cơ sở CĐ, ĐH có đào tạo giáo viên sẽ tham gia thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên. Trong đó, chủ chốt là các trường ĐH sư phạm và CĐ sư phạm (các trường CĐ, CĐ sư phạm chỉ đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên mầm non).
Việc đào tạo nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên đã được các cơ sở đào tạo giáo viên và các địa phương thực hiện trong nhiều năm qua. Chương trình, tài liệu, giáo trình đào tạo tiếp tục được xây dựng, bổ sung, cập nhật để phù hợp với yêu cầu mới, đặc biệt là phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Hình thức, phương thức đào tạo linh hoạt và có hướng mở để tạo điều kiện cho giáo viên vừa làm, vừa học.
Giáo viên hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương Bậc 5 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấp bằng cao đẳng sư phạm; tương đương với Bậc 6 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấp bằng đại học sư phạm.
Theo cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, tinh đên tháng 12/2019, toan quôc co 1.021.847 giao viên mâm non, phô thông (công lâp 912.996, ngoai công lâp 108.851). Trong đo, mâm non: 354.955 (công lâp 256.543, ngoai công lâp 85.403); tiểu học: 380.987 (công lâp 374.289, ngoai công lâp 6698); THCS: 285.905 (công lâp 282.164, ngoai công lâp 3741).
Đối với các cơ sở giáo dục công lập, tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm trở lên là 73%, trung cấp 26,6%; giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo từ đại học trở lên là 64,26%, cao đẳng 28,5%, trung cấp 7,24%; giáo viên trung học cơ sở có trình độ đào tạo từ đại học trở lên là 78,45%, cao đẳng 21,55%.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Đà Nẵng: Giải quyết chế độ trợ cấp thường xuyên cho hơn 1.000 người trong năm 2019 Năm 2019, TP Đà Nẵng cũng đã giải quyết chế độ trợ cấp thường xuyên, 1 lần cho 1.581 lượt người có công với cách mạng. Trong đó, trợ cấp hàng tháng cho 1.020 trường hợp và giải quyết trợ cấp 1 lần 561 lượt đối tượng. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công...