Thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư tại Bắc Kạn: Nông dân được hưởng lợi
Thực hiện đề an “Nâng cao vai tro, trach nhiêm cua Hôi Nông dân (ND) Viêt Nam trong phat triển nông nghiêp, xây dưng nông thôn mơi, xây dưng giai cấp nông dân Viêt Nam giai đoan 2010-2020″, những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Kạn đã trở thành cầu nối tiếp vốn và hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân…
Đưa vốn về từng hộ sản xuất
Theo ông Hoàng Duy Chinh-Pho Bí thư Tỉnh uy, Trương Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2018 Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh đa tổ chưc thưc hiên hoan thanh tốt các nhiêm vu theo kế hoach đề ra. Hội ND tỉnh (cơ quan thường trực thực hiện đề án) thường xuyên chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn và triển khai chỉ đạo các cấp Hội thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ. Hội cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các nghị quyết của Tỉnh ủy về giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa…
Tính đến nay, Hội ND tỉnh Bắc Kạn đã chủ trì cấp nhãn hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn” cho 22 cơ sở sản xuất. Ảnh: P.V
Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ban chỉ đạo đề án các cấp tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo các cấp Hội ND triển khai nhiều giải pháp để tăng trưởng nguồn quỹ. Năm 2018, UBND các cấp đã cấp bổ sung ngân sách cho Quỹ HTND được 710 triệu đồng. Trong số này, ngân sách tỉnh bổ sung 500 triệu đồng, ngân sách huyện bổ sung 210 triệu đồng. Việc cấp bổ sung vốn đã góp phần nâng tổng số nguồn vốn ngân sách cấp cho Quỹ HTND là hơn 4,81 tỷ đồng.
Hội ND tỉnh Bắc Kạn cho biết, tính đến 31.12.2018, tổng số nguồn vốn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh đạt hơn 20,7 tỷ đồng; trong đó nguồn T.Ư uỷ thác là 11,66 tỷ đồng, nguồn các Hội ND trong tỉnh xây dựng được là hơn 9 tỷ đồng, nguồn huyện, xã là hơn 4,521 tỷ đồng. So với năm 2017, Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn tăng trưởng hơn 1,36 tỷ đồng.
Thực hiện thỏa thuận liên ngành giữa Hội ND tỉnh với Ngân hàng NNPTNT tỉnh về “Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ”, đến nay các huyện, thành Hội đã tổ chức triển khai thành lập được 64 tổ vay vốn với 739 thành viên với tổng số tiền vay là hơn 52,2 tỷ đồng. Về hoạt động nhận ủy thác vốn ưu đãi với Ngân hàng CSXH, đến nay Hội ND đang quản lý 479 tổ tiết kiệm và vay vốn với 13.367 hộ đạt tổng dư nợ là là hơn 552 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản
Nhằm nâng cao chất lượng nông sản, xây dựng thương hiệu sản phẩm, Hội ND tỉnh ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty CP Nông sản Bắc Kạn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân trồng nghệ hữu cơ được 99,78ha và tổ chức ký hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm nghệ củ vụ năm 2018 của nông dân. Hội cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn” cho 3 cơ sở, đưa tổng số cơ sở được sử dụng nhãn hiệu tập thể này đến nay là 22. Công tác vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất cũng được các cấp Hội chú trọng thực hiện.
Theo đó, Hội ND các cấp đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ thành lập 1 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã do Hội hỗ trợ thành lập lên 8 hợp tác xã với 88 thành viên tham gia. Trong năm 2018, toàn tỉnh có 3.403 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Trong xây dựng nông thôn mới, Hội ND các cấp trong tỉnh Bắc Kạn đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, các cấp Hội vận động tương trợ giúp đỡ được 6.513 công lao động và tổng số tiền trên 145 triệu đồng cho 270 hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; vận động hội viên nông dân tham gia đóng góp được 1.117 triệu đồng, 217.744 ngày công lao động, hiến 21.266 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi cộng cộng.
Ông Hoàng Duy Chinh- Pho Bí thư Tỉnh uy, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 61 tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các thành viên căn cứ nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chỉ đạo, phối hơp vơi Hôi ND triển khai thực hiện các hoạt động, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện Đề án 61, phối hợp sử dụng các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả nhất.
Theo Danviet
"Mở đường" ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
"Đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển" là chủ đề của Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, diễn ra ngày 28.8. Một vấn đề được quan tâm, đánh giá cao và tiếp tục chỉ đạo triển khai trong công tác hội cũng như phong trào ND của tỉnh thời gian tới là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Dự và chỉ đạo đại hội có ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN; ông Trần Đức Quận - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. Về đại hội là 245 đại biểu đại diện cho hơn 156.000 cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh.
Đi đầu về nông nghiệp công nghệ cao
Đại diện lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng tặng hoa và bức trướng chúc mừng Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII. Ảnh: V.L
Trình bày báo cáo tại đại hội, bà Nguyễn Thị Tường Vi - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh và tiếp tục khẳng định là địa phương đi đầu cả nước với 52.766ha sản xuất NNCNC. Tỷ trọng giá trị sản xuất NNCNC chiếm 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Theo bà Vi, nhiều diện tích sản xuất NNCNC cho doanh thu từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha (toàn tỉnh có 11.800ha đạt giá trị hơn 500 triệu đồng/ha/năm; trong đó hơn 1.790ha đạt doanh thu từ 1 - 3 tỷ đồng). Sản xuất NNCNC đã góp phần đưa nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh.
Báo cáo khẳng định: Thông qua các hoạt động của Hội và phong trào ND đã góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân. Nông dân Lâm Đồng có khả năng tiếp cận và ứng dụng nhanh công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời kỳ hội nhập; dân chủ được đảm bảo, quyền làm chủ của nông dân được phát huy. Kinh tế phát triển, an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo trung bình toàn tỉnh là 3,91%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn 11,56%.
Bà Nguyễn Thị Tường Vi cũng cho biết, trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, các cấp Hội đã tham gia hướng dẫn hội viên, nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, tạo động lực thúc đẩy phong trào phát triển.
Các cấp Hội cũng đã vận động các hộ sản xuất - kinh doanh giỏi phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ những hộ nghèo, cận nghèo về kinh nghiệm sản xuất, việc làm, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp, giống cây con; đã giúp đỡ cho 2.334 lượt gia đình hội viên nghèo, trong đó có 1.633 gia đình hội viên vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh từ 9,61% xuống còn 3,91% cuối năm 2017.
Giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất
Phát biểu tại đại hội, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính đánh giá hoạt động Hội và phong trào ND của tỉnh đã góp phần quan trọng, tạo dấu ấn rõ nét trong việc tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tham gia xây dựng, phát triển các mô hình NNCNC.
Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính đề nghị các cấp Hội ND tỉnh Lâm Đồng, mỗi cán bộ và hội viên phải nhận thức sâu sắc về vai trò nòng cốt của hội, vai trò chủ thể của giai cấp công nhân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Các cấp hội phải tập trung kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; xây dựng tổ chức hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng. Chú trọng phát triển hội viên, từng bước xây dựng được hình mẫu người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính yêu cầu Hội ND các cấp của tỉnh cần theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất.
Ông Trần Đức Quận - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cấp Hội cần xác định rõ trách nhiệm để đề ra mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức các hoạt động với hiệu quả cao nhất. "Hội cần tích cực chủ động, tham gia thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân..." - ông Quận nhấn mạnh.
Theo Danviet
Gần 3.000 hộ nông dân Cao Bằng được tiếp vốn của Hội Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), toàn tỉnh Cao Bằng đang triển khai, thực hiện 420 dự án với gần 3.000 hộ nông dân vay vốn. Năm 2019, các cấp Hội ND tỉnh Cao Bằng phấn đấu tăng trưởng nguồn Quỹ HTND đạt 5 tỷ đồng trở lên. Cuộc sống khấm khá, xây nhà khang trang Xã Bình Lãng, huyện Thông...