‘Thực hiện Di chúc Bác Hồ, cán bộ không thể sống trên dân’
Theo TS Nguyễn Viết Chức, thực hiện Di chúc của Bác Hồ, cán bộ phải nêu gương làm những điều tốt, phải lao vào khó khăn, không thể sống xa hoa, trên dân.
Học Bác, phải làm gì thật sự xứng đáng là đảng viên
Nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng QH Nguyễn Viết Chức cho hay, 50 năm đã trôi qua nhưng những điều Bác Hồ viết trong di chúc vẫn luôn gần gũi với cuộc sống của nhân dân.
Trong Di chúc, Bác rất lo lắng sự đoàn kết trong Đảng. Vì vậy Bác nói phải giữ gìn đoàn kết trong Đảng như giữ gìn chính con ngươi của mắt mình.
Nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng QH Nguyễn Viết Chức
“Muốn giữ gìn thì phải tuân thủ Điều lệ, mỗi đảng viên phải thực hiện nghị quyết, những điều lệ của Đảng.
Đảng đã có chỉ thị về nêu gương, từ uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến uỷ viên TƯ. Rõ ràng chúng ta đang thực hiện di chúc của Bác”, ông Chức nói.
Tuy nhiên, theo ông, hiện nay có bộ phận không nhỏ cán bộ tha hoá về đạo đức, lối sống làm cho người dân mất niềm tin. Điều này cần phải khắc phục sớm.
Thực hiện Di chúc Bác Hồ, mỗi đảng viên làm điều gì phải thật sự xứng đáng mình là đảng viên. Đảng đã có chỉ thị về nêu gương, sàng lọc đảng viên thì mỗi người hãy tự sàng lọc mình.
“Bác đặt vấn đề ‘tự mình’ vô cùng quan trọng, không phải chờ tổ chức sàng lọc mình hay có ý kiến thì mình mới làm. Đảng viên là phải tự nguyện, tự giác ngộ, tự rèn luyện tu dưỡng, điều đó rất quan trọng”, ông Chức nhấn mạnh.
Nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng QH nêu, học Bác thì phải học tỉ mỉ từng câu từng chữ, học từng điều Bác đã căn dặn, những điều vô cùng quan trọng rằng cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Video đang HOT
“Chúng ta có một số cán bộ chẳng cần, kiệm lại không liêm, chính, không chí công vô tư nữa. Từng đấy tội cùng lúc thì sẽ ra những tội lớn. Tội lớn thì phải chịu trách nhiệm, không có ai đứng trên luật pháp cả, dù là cán bộ gì”, TS Nguyễn Viết Chức nói.
Ông nhắc lại phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Không có vùng cấm, không ai ngoài vòng pháp luật, đứng trên pháp luật cả; Ai không muốn đấu tranh chống tham nhũng thì đứng sang một bên…
Trót “nhúng chàm” thì phải sớm tự gột rửa
Không có lợi ích nào ngoài lợi ích nhân dân, cán bộ đảng viên làm trái điều đó thì phải loại ra khỏi đội ngũ. Điều này thể hiện được việc học tập Di chúc của Bác Hồ một cách thực tế, thiết thực.
Những cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, theo TS Nguyễn Viết Chức, là bài học cảnh tỉnh cho người khác. Những người trót nhúng tay xuống chàm phải tự kiểm điểm mình, tự gột rửa, trót có những khuyết điểm chưa đến mức vào vòng lao lý thì cũng phải dừng lại, quay lại là bờ.
Để thực hiện Di chúc của Bác thì cán bộ phải nêu gương, làm những điều tốt, phải thực hành, làm mẫu để cho người dân noi theo.
“Làm mẫu như thế nào? Đó là phải lao vào khó khăn, lao động sáng tạo, khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ.
Không thể lách luật, sống trên dân, sống xa hoa, không đúng bản chất cán bộ đảng viên.
Suy thoái đạo đức, tư tưởng, tha hoá, buông lỏng lối sống thì rõ ràng không chấp nhận được. Chúng ta phải học tập Bác Hồ nêu gương sáng để toàn xã hội cùng làm”, TS Chức chia sẻ.
Ông cũng cho hay, việc đặt vấn đề xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là hoàn toàn chính xác, vì phải trong sạch mới có thể vững mạnh.
Hương Quỳnh
Theo Vietnamnet
[Quy tắc ứng xử nơi công cộng - chuẩn mực văn hóa Hà Nội] Bài cuối: Chấn chỉnh hành vi ứng xử thiếu văn hóa
Trước những vấn để nổi cộm liên quan đến hành vi phản cảm nơi công cộng, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp xử lý, nhắc nhở đối với từng cá nhân, địa phương để xảy ra vi phạm.
Đồng thời, Hà Nội đang tiếp tục triển khai những biện pháp mới trong việc tuyên truyền quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng, chú trọng những điểm đã xảy ra vụ việc khiến dư luận bức xúc.
Đổi mới phương thức tuyên truyền
Qua một số vụ việc báo chí đề cập, dư luận lên tiếng về hành vi ứng xử nơi công cộng gây phản cảm thời gian qua như: "Tè bậy" trong thang máy, sàm sỡ hay hành động biến thái trên xe buýt, Sở VH&TT Hà Nội đã có Công văn số 2313/SVHTT-NSVH gửi một số sở, ngành và UBND các huyện, thị xã về việc tăng cường công tác tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi ứng xử không phù hợp nơi công cộng.
Người dân phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân) thực hiện tuyên truyền về mô hình "5 không", nâng cao ý thức nơi công cộng. Ảnh: Lại Tấn
Theo đó, Sở VH&TT Hà Nội đề nghị Sở GTVT Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chỉ đạo các đơn vị quản lý phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn TP phổ biến, hướng dẫn lái xe, phụ xe các kỹ năng cần thiết khi phát hiện hành vi trộm cắp, biến thái để kịp thời xử lý, bảo đảm an toàn cho hành khách. Niêm yết nội dung liên quan của QTƯX trên xe khách, xe buýt, các điểm chờ, điểm dừng đón khách; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh... nhằm nâng cao ý thức của người dân, chấn chỉnh hành vi các đối tượng.
Đồng thời, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu Ban quản lý các khu chung cư, tòa nhà lắp đặt hệ thống camera giám sát tại những khu vực có nguy cơ xảy ra các hành vi không phù hợp với chuẩn mực văn hóa; tập huấn cho đội ngũ nhân viên phục vụ tại chung cư về thái độ ứng xử đúng mực trong khi làm nhiệm vụ và xử lý tình huống khi phát hiện vi phạm. Niêm yết nội dung QTƯX nơi công cộng ở nơi dễ quan sát.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH&TT Hà Nội) Ngô Văn Nam cho biết: Khi có các vụ việc nổi cộm liên quan đến ứng xử nơi công cộng, Sở VH&TT Hà Nội đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp trong công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm ngăn chặn các vụ việc tương tự có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, Sở VH&TT Hà Nội có hình thức tuyên truyền ở các khu vực dễ xảy ra vụ việc bức xúc dư luận. Ví dụ, qua một số vụ việc trong thang máy, Sở đã thiết kế mẫu hướng dẫn về ứng xử văn minh trong thang máy với các nội dung khuyến cáo như: Nói nhỏ, đứng gọn, không đùa nghịch; nhường lối ra vào cửa và khu vực bấm số; rọ mõm chó; không làm ướt sàn thang máy; cấm hút thuốc, vứt rác, khạc nhổ, mang vật dễ cháy nổ vào thang máy.
Hình thức tuyên truyền này đang được thực hiện tại chung cư An Bình (quận Bắc Từ Liêm) và bước đầu có tác dụng, người dân khi nhìn thấy đều tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau. Ngoài ra, tại các bến xe, điểm chờ xe buýt, sân bay Nội Bài, Sở VH&TT Hà Nội sẽ tổ chức tuyên truyền, niêm yết bảng QTƯX nơi công cộng.
Cảnh sát giao thông Hà Nội giúp người già qua đường. Ảnh: Chiến Công
Tuy vậy, Hà Nội là nơi hội tụ người dân đến từ các tỉnh, thành, vùng miền trong cả nước nên văn hóa và trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của người dân khác nhau. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân tới làm ăn, sáng đến tối nên việc tuyên truyền phổ biến và xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội cũng gặp khó khăn.
Để văn minh bám rễ vào cuộc sống
QTƯX nơi công cộng quy định chuẩn mực ứng xử chung nhưng nhận thức và thói quen phụ thuộc vào từng cá nhân, nhất là nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về yêu cầu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh còn hạn chế. Để thay đổi nhận thức, thói quen cần phải có thời gian, kiên trì, bền bỉ và lâu dài.
GS Bùi Quang Thanh - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng: Hà Nội hiện nay không như xưa, sự đan xen giữa dân sở tại, ngụ cư ngày càng tăng. Mỗi vùng quê lại có một phong tục tập quán riêng. Điều này đặt ra thách thức trong việc xây dựng QTƯX và vận dụng nó vào trong đời sống.
Nhìn vào thực trạng xã hội hiện nay, hầu hết các cặp quan hệ xã hội đang bị sứt mẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quá trình hội nhập quá nhanh, tâm thế của người Việt chưa kịp đủ trí - lực để đón nhận. Trí ở đây là văn hóa bên ngoài, chúng ta phải đủ nhận thức để biết cái nào là đẹp, xấu.
Nếu chúng ta không có đủ trí để tiếp cận thì sẽ tiếp thu một cách vô thức. Khi đã có nhận thức yếu kém như vậy sẽ chi phối ra hành vi, lời nói không phù hợp, dẫn đến ứng xử văn hóa không phù hợp.
"Ngày xưa đề cao vai trò của gia phong nhưng hiện nay không mấy ai đề cập đến. Bên cạnh đó, khái niệm bình đẳng bị hiểu sai lệch. Do vậy, Hà Nội nên nghiên cứu, khai thác các giá trị của gia phong, giá trị di sản văn hóa truyền thống để thế hệ trẻ tiếp cận, có hành vi ứng xử phù hợp. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng bộ QTƯX thì nên có các giải pháp khôi phục các giá trị tốt đẹp của văn hóa gia đình.
Chính sự giáo dục, khắt khe trong gia đình sẽ khắc chế những hành vi, lời nói không chuẩn mực, giúp cá nhân hướng thiện, có nhận thức đúng. Tóm lại, hệ giá trị văn hóa truyền thống cần kết nối và kế thừa" - GS Bùi Quang Thanh chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Để QTƯX nơi công cộng đi vào cuộc sống, UBND TP Hà Nội cần triển khai một cách có hệ thống. Hà Nội cần có một cơ chế chính sách chung và sự vào cuộc đồng bộ của đơn vị thực thi pháp luật cũng như các thành phần xã hội.
"Hiện nay, dường như Hà Nội mới quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, vận động, thuyết phục mà chưa thật sự chú trọng việc quy định, thực hiện các chế tài đối với những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Những hành vi vô ý thức, thiếu văn hóa phải bị xử lý nghiêm, triệt để "đến nơi, đến chốn", tuyệt đối không qua loa, hình thức, xem nhẹ" - TS Nguyễn Viết Chức bày tỏ.
"Ở những nơi công cộng như bến xe, công viên, điểm du lịch, di tích, các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố hay chung cư đều đã có gắn biển QTƯX và trích nội dung phù hợp với từng nơi. Ngoài ra, cùng với việc biểu dương các tấm gương thực hiện tốt QTƯX, một biện pháp được triển khai là tăng cường kiểm tra, nêu tên các đơn vị yếu kém trong công tác tuyên truyền; đơn vị cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm." - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH&TT Hà Nội) Ngô Văn Nam
Theo kinhtedothi
Nỗ lực thay đổi nhận thức về học nghề Thông tư số 7 của Bộ LĐTBXH ban hành mới đây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ) cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tin vui với không chỉ các trường nghề mà nhiều phụ huynh và học...