Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới; đô thị văn minh”: Tiếp tục xây dựng các mô hình mới
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng đã tích cực triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với nội dung, hình thức hoạt động phong phú, phù hợp với đời sống của người dân mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, giàu đẹp.
Ra quân dọn vệ sinh môi trường.
* Ông Trần Việt Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng cho biết, các chương trình phối hợp đã được lồng ghép có hiệu quả trong việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các địa phương trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, phong trào phòng chống rác thải nhựa trên địa bàn thành phố. Đồng thời, các tổ chức, đoàn thể đã tích cực tham gia cuộc vận động Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.
Để thực hiện tốt cuộc vận động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các cuộc vận động bảo vệ môi trường, tổ chức chương trình “Thành phố 4 an” và thường xuyên tuyên truyền đến nhân dân thông qua các buổi phát động, sinh hoạt tổ dân phố về các nội dung, hình thức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đồng thời, Mặt trận ban hành Chương trình hiệp thương thống nhất với 5 tổ chức chính trị – xã hội thực hiện cuộc vận động.
Trong 6 tháng đầu năm, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục duy trì, xây dựng các mô hình mới, sáng tạo, tiêu biểu như: “Người dân Hải Châu thân thiện, vỉa hè thông thoáng, đường phố sạch đẹp”, “Mỗi tuần một việc tốt, mỗi tháng một điển hình”, “Vườn hộ xanh, sạch, đẹp”, “Khu dân cư công giáo thân thiện và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Ba không trong đám tang”…
Trong công tác xây dựng Quỹ Vì người nghèo, Mặt trận đã đa dạng hóa các hình thức vận động. Tính đến ngày 31/5/2019, Quỹ Vì người nghèo toàn thành phố đạt hơn 18 tỉ đồng. Từ nguồn Quỹ, thành phố đã hỗ trợ xây dựng 74 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo với số tiền hơn 2 tỉ đồng; hỗ trợ 3 trường hợp chữa bệnh hiểm nghèo; tặng quà dịp lễ, Tết và bếp ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo Bệnh viện Tâm thần thành phố. Các tổ chức thành viên cũng đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ đoàn viên, hội viên, những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc thành phố đã thực hiện kế hoạch “Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo – Xuân Kỷ Hợi 2019″, vận động 12 tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ trực tiếp vào tài khoản Quỹ Vì người nghèo thành phố với số tiền gần 2 tỉ đồng. Từ nguồn Quỹ, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã trực tiếp trao 4.432 suất quà cho các hộ nghèo thuộc 7 quận, huyện; nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, hộ chính sách, hộ người già neo đơn… Đoàn cán bộ lãnh đạo thành phố thăm và tặng quà Tết cho đồng bào dân tộc Cơ tu 2 xã Hòa Bắc, Hòa Phú; bà con người Hoa xã Hòa Ninh; quân dân y; giáo viên…
Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng sẽ tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với chương trình “Thành phố 4 an”, các chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh Tổ quốc, an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe nhân dân… Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo”; hoàn thành xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ học bổng; tiếp sức đến trường cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi; chăm lo Tết cho người nghèo.
VÕ VĂN DŨNG
Theo Bienphong
5 bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM của Bộ Công an
Ngày 28.12, Bộ Công an đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trong lực lượng công an nhân dân, giai đoạn 2016 - 2020. Qua 2 năm thực hiện, Bộ Công an đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm.
5 bài học kinh nghiệm
Video đang HOT
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016 - 2020. Cũng trong năm này, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trong lực lượng Công an nhân dân, giai đoạn 2016 - 2020.
Sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua, theo dự thảo báo cáo sơ kết 2 năm, Bộ Công an đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Đầu tiên, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua. Có sự quan tâm của lãnh đạo, phong trào thi đua sẽ được triển khai sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng..., từ đó sớm đạt được tiêu chí đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thứ hai, nội dung phong trào thi đua phải được gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc", các cuộc vận động khác nhau như "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"...
Sau rất nhiều thành tích đạt được trong 2 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong lực lượng công an, Bộ Công an đã rút kinh nghiệm 5 vấn đề. (Ảnh: Tuấn Đạt)
Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", để quần chúng nhân dân hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhằm phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần.
Cùng với đó đảm bảo sự bình yên của người dân nông thôn, qua đó nhân dân tích cực tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, Bộ Công an rút ra bài học kinh nghiệm, để thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân.
Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động, phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hóa, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Cuối cùng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã; thường xuyên kiện toàn tổ chức, bổ sung cán bộ có trình độ nghiệp vụ, pháp luật, có kinh nghiệm tuyên truyền vận động quần chúng và phẩm chất đạo đức, đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã.
Tại hội nghị, phát biểu tham luận về kết quả thực hiện phong trào trong công an nhân dân, đại diện các tỉnh Nam Định, Lai Châu, Đồng Nai, Bình Thuận... đã có nhiều kiến nghị, đề xuất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho phong trào thi đua trong thời gian tới.
Cũng tại hội nghị, Bộ Công an đã công bố các Quyết định khen thưởng và trao cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua của các tỉnh, thành trên cả nước.
Một số nơi đánh giá còn xuê xoa
Phát biểu tại buổi sơ kết, ông Trần Thanh Nam - Thứ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia nhận định, hơn 8 năm qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, các bộ ngành, các địa phương, nhân dân cả nước đã chung sức xây dựng nông thôn mới, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tính đến tháng 12.2018 cả nước có 3787 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 42,4% số xã), 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhiều tiêu chí đạt tỉ lệ cao như thủy lợi, điện, chợ nông thôn, thông tin truyền thông, văn hóa... trong đó, điển hình là tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh. Tiêu chí này có 7639 xã đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự, chiếm tỉ lệ 85,35%.
Nhiều địa phương đã xây dựng thành công các khu dân cư, nông thôn mới kiểu mẫu, các mô hình bảo tồn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống...
Đối với ngành công an, đã cụ thể hóa phong trào cả nước xây dựng chương trình nông thôn mới, lực lượng công an các cấp đã tích cực chủ động, đề ra nhiều nội dung, giải pháp thiết thực để triển khai trong toàn lực lượng. Cùng với đó, tích cực tham mưu kịp thời, có hiệu quả trong cấp ủy, chính quyền các cấp, trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung, và giữ vững an ninh trật tự xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, ở một số địa phương có hiện tượng đánh giá các tiêu chí còn xuê xoa. (Ảnh minh họa)
Đại diện Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia chia sẻ, lực lượng công an đã thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các vùng nông thôn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, làm tốt công tác bảo vệ an ninh.
Lực lượng công an các cấp đã chủ động xây dựng với các ngành liên quan xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhiều địa phương có cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhất là thực hiện tiêu chí xây dựng xã đạt an toàn về an ninh trật tự và đảm bảo bình yên trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, tạo sự lan tỏa, đem lại hiệu quả to lớn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, tiêu chí 19 đã được đưa vào một tiêu chí để xét huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Theo đó, khi xét duyệt huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trước tiên phải được Bộ Công an đưa xã từ trọng điểm mất an ninh trật tự ra khỏi danh sách, qua đó mới xem xét trình Chính phủ.
"Chúng tôi đánh giá rất cao Bộ Công an có tiêu chí cụ thể này, là cơ sở để chúng tôi xét huyện đạt chuẩn nông thôn mới" - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia đánh giá cao trong những năm qua, Bộ Công an đã rất tích cực chỉ đạo và tổ chức hoạt động tốt, hiệu quả các mô hình quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, và công tác phát triển, ngăn ngừa và tố giác tội phạm.
Tại hội nghị, Bộ Công an đã tổng kết có 2150 mô hình tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự đang hoạt động, trong đó có nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Nam, ý nghĩa lan tỏa của các mô hình đã nâng cao nhận thức của quần chúng, từ đó biến thành những hành động cụ thể của các cá nhân. Các gương điển hình trong an ninh trật tự hay nhiều mô hình đảm bảo an ninh trật tự được nhân rộng, phát triển mạnh mẽ.
Tại hội nghị, Bộ Công an đã trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể đã đạt được những thành tích tốt trong quá trình thực hiện phong trào thi đua. (Ảnh: Tuấn Đạt)
Tuy nhiên, theo Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về an ninh trật tự để nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh trật tự pháp luật ở một số địa phương có lúc, có nơi còn hạn chế. Việc đánh giá đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, trong đó có tiêu chí số 19 ở một số địa phương còn xuê xoa, chưa thực chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương, phấn đấu đến hết 2019, cả nước có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 5 tiêu chí, về đích trước 1 năm so với Nghị quyết của Quốc hội. Để đạt được đòi hỏi các cấp, các địa phương, các ngành trong đó có ngành Công an phải nỗ lực cao hơn nữa, đảm bảo vừa chỉ đạo đạt mục tiêu, vừa đảm bảo tính hiệu quả và thực chất của xây dựng nông thôn mới.
Đề nghị ngành công an tiếp tục chỉ đạo tốt một số công việc: tiếp tục phát huy kết quả đạt được, hiệu quả các mô hình cả nước xây dựng nông thôn mới, tăng cường tuyên truyền thông tin, phố biến giáo dục cho các tầng lớp nhân dân ở địa bàn nông thôn về bảo vệ an ninh trật tự.
Vận động nhân dân tích cực phòng ngừa, tố giác, tham gia giữ gìn trật tự xã hội. Tích cực phối hợp với các cơ quan, chính quyền các cấp để đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Đối với các xã đủ điều kiện tiêu chuẩn nông thôn mới, ngành công an cần phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, đủ điều kiện đưa ra khỏi diện phức tạp về an ninh trật tự.
Thứ trưởng Nam cũng đề nghị ngành công an sớm hoàn thiện, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề án Nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
"Có nhiều kiến nghị xác đáng, đối với lĩnh vực trong chương trình nông thôn mới, chúng tôi đề nghị các đồng chí phối hợp, tiếp tục làm tốt việc thẩm định các xã là trọng điểm mất an ninh trật tự, để khi đưa vào xét được chính xác" - Thứ trưởng Nam bày tỏ.
Theo Danviet
Tận thấy cuộc sống bình yên, dân làm ăn khấm khá ở Châu Thành A Các ngành chức năng của huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang cùng với người dân ra sức chỉnh trang cảnh quan môi trường đô thị và nông thôn để hoàn thiện thêm "bức tranh" nông thôn mới (NTM), hướng tới việc được công nhận huyện đạt chuẩn trong thời gian tới. Hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung Trong vườn xoài...