Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Hầu hết các sông, hồ trên địa bàn tỉnh đều có tàu, thuyền hoạt động mưu sinh và chở khách ngang sông, chở khách du lịch. Một số vị trí sông, suối có cầu treo, cầu phao dân sinh phục vụ người dân và học sinh đi lại.
Bến du thuyền Hoàng Long phục vụ khách du lịch trên sông Mã.
Tuy nhiên, nhiều sông, suối trên địa bàn tỉnh chảy qua các địa hình phức tạp, độ dốc cao, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người dân, học sinh đi lại và hoạt động mưu sinh, nhất là trong mùa mưa bão.
Theo báo cáo của Sở Giao thông – Vận tải (GTVT), hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.690 phương tiện thủy nội địa; trong đó, 1.490 phương tiện đã đăng kiểm, 1.320 phương tiện đã đăng ký. Các phương tiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu tham gia khai thác và vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, sỏi…; một số phương tiện phục vụ nhu cầu dân sinh; một số ít phương tiện chở hàng hóa đi các tỉnh, thành phố phía Bắc, như: Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 73 bãi tập kết cát, sỏi thuộc diện phải cấp phép hoạt động bến thủy nội địa; trong đó, Sở GTVT đã cấp phép hoạt động bến thủy nội địa cho 26 bãi, còn 47 bãi chưa cấp phép. Có 4 bến thủy nội địa là bến đón trả khách du lịch đã được cấp phép (gồm bến tại bãi biển Hải Tiến, bến gần cầu Hàm Rồng, bến Vườn Quốc gia Bến En, bến Cửa Đạt). 82 bến khách ngang sông; trong đó, 40 bến đã được cấp phép, 42 bến chưa được cấp phép. Đối với các bến chưa được cấp phép hầu hết ở các huyện miền núi, vùng cao và không nằm trong quy hoạch bến thủy nội địa nên Sở GTVT chưa thể cấp phép. Ngoài ra còn có 44 đò ngang đang hoạt động để chở khách ngang sông tại 15 huyện, thị xã, thành phố.
Những tháng đầu năm, các địa phương đã triển khai kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh về bảo đảm trật tự, ATGT đường thủy nội địa. Trong đó, chú trọng tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đối với hoạt động vận tải khách trên tuyến đường thủy nội địa. Công an tỉnh, Sở GTVT chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra GTVT phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương, tăng cường tuyên truyền kết hợp kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động đường thủy nội địa; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về điều kiện hoạt động của các bến đò; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền viên, người lái phương tiện; các phương tiện không trang bị áo phao, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh và chở người quá quy định. Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban ATGT tỉnh về công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường thủy nội địa; đồng thời, căn cứ tình hình thực tế về hoạt động của các phương tiện đường thủy trên địa bàn, chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự, ATGT, nhất là mùa mưa bão năm 2020. Triển khai các phương án phòng chống đuối nước trẻ em; thiết lập điện thoại đường dây nóng, bảo đảm lực lượng ứng trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và kịp thời xử lý khi có tình huống mất an toàn trên đường thủy nội địa. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân và trẻ em chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT đường thủy nội địa; nhất là tuyên truyền sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông đường thủy… Tiếp tục thực hiện Văn bản số 101/BATGT-VP ngày 10-6-2019 của Ban ATGT tỉnh về bảo đảm ATGT đường thủy nội địa đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người. Tiếp tục đẩy mạnh và đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong trào văn hóa giao thông với bình yên sông nước giai đoạn 2016 – 2020″ theo chỉ đạo của Ban ATGT tỉnh. Công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động vận chuyển khách ngang sông được phân công, phân nhiệm cụ thể đến chính quyền các xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường thủy nội địa tại một số địa phương còn có những mặt hạn chế, như: Việc triển khai các kế hoạch, văn bản của Ban ATGT tỉnh và các sở, ngành có liên quan của tỉnh chưa kịp thời, đầy đủ. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT đường thủy nội địa tại một số địa phương chưa sâu rộng, chưa đến được với người dân. Hầu hết các bến đò đều chưa có nhà chờ cho hành khách, chưa có nội quy đi đò và chưa niêm yết bảng giá do cấp có thẩm quyền quy định. Do công tác quản lý, bảo quản của một số chủ đò chưa tốt đã làm cho dụng cụ nổi cứu sinh nhanh hư hỏng, không bảo đảm chất lượng cho người sử dụng… Do lực lượng chức năng mỏng, thiếu phương tiện, thiết bị nên công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường thủy nội địa ở các địa phương còn hạn chế, chưa thường xuyên. Một số đò chở khách ngang sông, người lái đò chưa được đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ phương tiện, chủ bến; định kỳ gia hạn cấp phép hoạt động của bến, tổ chức đăng ký, đăng kiểm chưa kịp thời; các chủ đò chưa chủ động trong việc làm thủ tục quy định… Ngoài ra, các mỏ cát, sỏi đã được cấp phép khai thác trên các tuyến sông nhưng bến thủy nội địa chưa được cấp phép để tập kết vật liệu, tập kết chưa đúng vị trí quy định, hệ thống biển báo, phao tiêu chưa được lắp đặt tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho phương tiện thủy khi lưu thông; các phương tiện vận chuyển cát hầu hết chưa được đăng ký, đăng kiểm.
Đồng chí Vũ Hoàng Linh, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, cho biết: Ban ATGT tỉnh đề nghị các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh; ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các kế hoạch, văn bản của UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh về công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường thủy nội địa. Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự, ATGT đường thủy nội địa. Chính quyền cấp xã và các chủ đò, chủ cầu phao trên địa bàn ký cam kết bảo đảm an toàn trong hoạt động vận chuyển hành khách; trong đó, xác định trách nhiệm của chủ đò trong việc không cho đò xuất bến khi người tham gia giao thông không tuân thủ những quy định an toàn. Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn, không bảo đảm các thủ tục pháp lý theo quy định.
Đi đôi với đó, các địa phương có hoạt động đường thủy nội địa tiếp tục phối hợp với các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT đường thủy nội địa gắn với phát động sâu rộng cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, xây dựng và nhân rộng mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các sở, ngành, đơn vị có liên quan, lực lượng chức năng, các địa phương triển khai và hướng dẫn các chủ đò làm thủ tục cấp phép theo quy định. Đồng thời, phối hợp với Sở GTVT trong công tác đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho người lái đò. Các chủ khai thác, vận hành cầu phao thường xuyên kiểm tra, khắc phục hư hỏng mặt cầu, chất lượng phao, dây neo cầu, làm đường lên xuống thuận tiện, lắp đặt biển báo bảo đảm an toàn cho người dân đi lại; ngừng hoạt động khai thác cầu khi mực nước, dòng chảy trên các tuyến sông, suối không bảo đảm an toàn.
Trục vớt xong tàu 800 tấn đắm tại cầu sông Thương, gỡ bỏ lệnh cấm luồng
Đơn vị quản lý đường thủy cho biết, từ chiều nay (29/4) phương tiện thủy được lưu thông bình thường qua khu vực cầu đường sắt sông Thương.
Phương tiện bị đắm đã được trục vớt, luồng cầu đường sắt Bắc Giang trên sông Thương đã được thông trở lại
Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, sau hơn 5 ngày cấm luồng và trục vớt tàu HNa-0469 bị đắm tại gầm cầu đường sắt Bắc Giang trên sông Thương tại Km36 (tỉnh Bắc Giang), chiều nay (29/4) công tác trục vớt phương tiện, hàng hóa đã hoàn tất.
Phương tiện, hàng hóa được di chuyển ra khỏi vị trí đắm. Vì vậy, lệnh cấm luồng đường thủy được gỡ bỏ nên các phương tiện thủy được lưu thông bình thường qua khu vực trên.
Khoảng 15h00 ngày 23/4, tại khu vực Km36 phía bờ trái sông Thương (TP. Bắc Giang), tàu chở cát HNa-0469 trọng tải 815 tấn (do thuyền trưởng Trần Văn Đoàn, xã Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam điều khiển) đang neo đậu cách thượng lưu cầu đường sắt Bắc Giang khoảng 200m bị chết máy, gặp lũ ống dẫn đến đứt neo, trôi giạt đến gầm cầu thì chìm và quay ngang khoang thông thuyền.
Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình cầu, song Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc phải tổ chức cấm tàu thuyền qua lại khu vực trên để phục vụ công tác trục vớt, khắc phục hậu quả.
Từ hôm nay đi lại thế nào khi tiếp tục giãn cách xã hội Bộ GTVT vừa đưa ra quy định hoạt động vận tải hành khách trong đợt giãn cách xã hội thứ 2 theo nhóm các địa phương. Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ VN, các cục Hàng không, Hàng hải, Đường thủy nội địa, Đường sắt VN, Sở GTVT các tỉnh thành phố trực thuộc TƯ, Sở GTVT -...