Thực hiện chi trả hỗ trợ cho nhóm lao động tự do, lao động dừng hợp đồng
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung, đến nay 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai, hỗ trợ trên 20.000 tỷ đồng, 45/63 tỉnh đã rà soát xong và bắt đầu từ ngày 9/5 sẽ hỗ trợ nhóm lao động tự do, lao động dừng hợp đồng.
Phát tiền hỗ trợ cho người có công trên địa bàn quận Đống Đa theo gói 62.000 tỷ đồng.
Ước tính, số tiền chi cho nhóm đối tượng lao động tự do, lao động dừng hợp đồng vào khoảng 7.630 tỷ. Bên cạnh đó, đã có 47 tỉnh đã triển khai giải quyết việc tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho 900 doanh nghiệp với 80.000 lao động với trên 300 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/QĐ-TTg về gói hỗ trợ lao động bị giảm sâu về thu nhập có mức sống dưới mức tối thiểu với 62.000 tỷ, dự kiến hỗ trợ cho trên 20 triệu lượt đối tượng.
Trong 7 nhóm hỗ trợ, Chính phủ nhấn mạnh quan tâm nhóm lao động trong các doanh nghiệp bị tạm hoãn hợp đồng, lao động nghỉ không hưởng lương lao động bị chấm dứt hợp đồng, lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, lao động tự do, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể bị ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và việc lao động, doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào Quỹ Bảo hiểm hưu trí tử tuất.
Video đang HOT
Liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương, đặc biệt là cán bộ xã phường, thôn bản khi triển khai, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Văn Thanh cho biết thêm: Chính quyền cấp xã là người hiểu sâu sắc nhất, rõ nhất và đồng thời phát huy được vai trò của người dân tại địa phương trong việc lập danh sách, cũng như việc kiểm tra các đối tượng có phù hợp với chính sách . Chính vì vậy, đối với gói an sinh xã hội này chính quyền địa phương cấp xã giữ vai trò hết sức quan trọng.
Khi danh sách được lập ra, Chủ tịch UBND tỉnh, thành chịu trách nhiệm chỉ đạo, rà soát, xem xét và phê duyệt. Danh sách được lập từ thôn, tổ dân phố được niêm yết công khai ở xã, phường.
Đối với doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm trước danh sách lập ra để hỗ trợ các đối tượng. Các vấn đề đều được công khai, minh bạch từ các cấp để tránh việc lợi dụng, trục lợi từ chính sách này. Đồng thời đưa ra những chế tài xử lý nghiêm vi phạm đối với những người trục lợi chính sách này, dù đó là cán bộ, công chức, người dân hay doanh nghiệp”- Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.
Giảm nghèo cần tư duy mới
Với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", năm 2020, công tác giảm nghèo bền vững với các hộ nghèo, hộ chính sách không có điều kiện và khả năng thoát nghèo sẽ được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai quyết liệt.
Tạo cơ hội phát triển cho người nghèo
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 5,23% cuối năm 2018. Đặc biệt, nhờ các dự án giảm nghèo được triển khai đến từng hộ dân, từng thôn, bản, xã phường... đã góp phần giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo, có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Phát triển chăn nuôi dê đang giúp nhiều đồng bào Tày, Nùng ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) thoát nghèo
Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, nhà văn hóa cũng góp phần vào sự thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, miền núi nhất là ở các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Đến nay, tại các vùng DTTS và miền núi, đã có 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 98% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% xã vùng DTTS và miền núi có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của con em người DTTS; 99,3% xã có trạm y tế, trong đó khoảng 70% xã có bác sỹ chăm sóc sức khỏe nhân dân; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại; 100% xã đã có điện thoại cố định và di động cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet. Hộ nghèo ở các huyện 30a, các xã đặc biệt khó khăn giảm 3% - 4%/năm, có nơi giảm trên 5%; các tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống đã có trên 90% người dân được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế.
Hiệu quả đạt được từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo cũng góp phần hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, để "Không ai bị bỏ lại phía sau".
Giảm nghèo bền vững đứng trước nhiều thách thức
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian qua, nhưng thực tế, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang đứng trước nhiều thách thức. Trong đó, tình trạng nghèo ngày càng tập trung vào các "lõi nghèo" ở vùng DTTS, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Thêm vào đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn lập kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo theo cách tiếp cận đa chiều còn chậm trễ. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, giá cả thị trường ngày càng gia tăng; viện trợ phát triển của thế giới dành cho công tác giảm nghèo của Việt Nam ngày càng giảm.
Bàn về việc duy trì và đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Bộ lao động, Thương binh và Xã hội - ông Đào Ngọc Dung cho rằng: Công tác giảm nghèo vẫn đứng trước rất nhiều thách thức; không phải ngày một, ngày hai và phải xác định ngày càng khó hơn. Chính vì vậy, chắc chắn năm 2020, công tác giảm nghèo phải có một tư duy mới. Cụ thể như xây dựng một chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2021 - 2025 trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm, thành công của giai đoạn 2016 - 2020 (bao gồm thu nhập, các tiêu chí vệ sinh, nước sạch, thông tin, giáo dục...). Tách những nơi, những khu vực và những người có khả năng thoát nghèo để chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, không bao cấp hay cho không nhưng sẽ tạo cơ chế tốt nhất để vùng đó, người đó thoát nghèo. Với những người không có khả năng thoát nghèo do hoàn cảnh, sức khoẻ... sẽ chuyển mạnh sang hỗ trợ, bảo trợ xã hội theo cách để họ vừa được thụ hưởng chính sách bảo trợ hơn mức bình thường, vừa có biện pháp khuyến khích để không ỷ lại.
Song song với đó, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào DTTS thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 -2020; từng bước thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hoàng Mai
Theo Congthuong
Vai trò người đứng đầu trong các phong trào thi đua khen thưởng Ngày 6/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng" và triển khai nhiệm vụ thi đua, khen thưởng năm 2020. Toàn cảnh Hội nghị Dự Hội nghị có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy...