Thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng
Tính đến cuối tháng 2, tổng diện tích đã gieo trồng các loại cây của toàn tỉnh được 147.753,3 ha/208.000 ha, đạt 71% kế hoạch.
Nông dân xã Dân Lực ( Triệu Sơn) chăm sóc cây trồng vụ chiêm xuân 2018-2019.
Theo đánh giá của Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các cây trồng đều được gieo trồng theo đúng khung lịch thời vụ, tranh thủ được điều kiện thời tiết thuận lợi, nên sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thời tiết, cơ cấu cây trồng và thời vụ cùng với quy luật phát triển của dịch hại kết hợp với nguồn sâu bệnh từ năm 2018, nhất là diễn biến của tình hình sâu bệnh trên lúa trong vụ mùa 2018, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh dự báo tình hình sinh vật gây hại chính có thể phát sinh, gây hại trên cây lúa và các cây trồng chính trong vụ chiêm xuân 2018-2019. Như: Trên lúa, dự báo sẽ xuất hiện bệnh lùn sọc đen phương nam ngay từ giai đoạn mạ và tiếp tục gây hại cho đến cuối vụ; bệnh nghẹt rễ xuất hiện sớm và gây hại trên diện rộng, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột; bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại sớm trên tất cả các giống, hại mạnh thời điểm cuối đẻ nhánh đến giai đoạn làm đòng trổ bông vào cuối tháng 3, đầu tháng 4; bệnh đạo ôn lá và cổ bông xuất hiện sớm từ cuối tháng 2, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại vào giữa tháng 3 đầu tháng 4; bệnh đen lép hạt thường xuất hiện vào giai đoạn trổ bông đến thu hoạch… Trên các cây trồng khác, sẽ xuất hiện một số loại sâu, bệnh, như: Trên cây lạc sẽ xuất hiện một số bệnh lở cổ rễ, héo xanh, héo gốc mốc trắng, đốm lá, gỉ sắt, héo vàng, thối tỉa; trên cây ngô có một số loại sâu bệnh có khả năng phát sinh và gây hại nặng, như: Sâu ăn lá, sâu đục thân, đốm lá, khô vằn, rệp cờ, sâu đục bắp; cây mía sẽ có các đối tượng gây hại chủ yếu, gồm: Bọ hung đen, sâu đục thân, rệp xơ trắng…
Trên cơ sở dự báo một số bệnh sẽ phát sinh, phát triển gây hại trên các đối tượng cây trồng chính nói trên, để chủ động phòng, trừ các loại sâu bệnh, chăm sóc, bảo vệ các loại cây trồng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân tập trung thực hiện một số biện pháp chủ yếu chăm sóc cây trồng, như: Thường xuyên thăm đồng, nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với diện tích có tỷ lệ nhiễm vượt ngưỡng, cần thực hiện các biện pháp phun, trừ theo nguyên tắc 4 đúng trong bảo vệ thực vật. Theo thông tin cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, trên một số diện tích lúa đang xuất hiện một số sâu bệnh, như bệnh đạo ôn lá xuất hiện cục bộ, tỷ lệ hại thấp, rầy các loại có mật độ phổ biến 2-5 con/m2, cao 30 con/m2, chủ yếu ở các tuổi trưởng thành, tuổi 1; sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện cục bộ, mật độ phổ biến 1-2 con/m2, cao 5 con/m2, chủ yếu tuổi 2, 3; ốc bươu vàng gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, mật độ phổ biến từ 2-3 con/m2, cao 10 con/m2. Lạc xuất hiện sâu cuốn lá, bọ trĩ, rệp, bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ. Trước tình hình sâu bệnh nói trên, ngành nông nghiệp đã đề nghị các địa phương, đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo bà con nông dân chăm sóc, bảo vệ cây trồng theo các biện pháp đã khuyến cáo. Đồng thời, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện bón phân cân đối…
Video đang HOT
Hiện ngành nông nghiệp đang chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi căn cứ vào dự báo tình hình khí tượng thủy văn kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối với nhu cầu dùng nước của các hộ để điều hòa phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, không để hiện tượng thất thoát nước hoặc lấy nước tràn lan gây lãng phí; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, vận hành nhằm giảm tổn thất nước trên kênh và mức tưới cho một ha. Lập lịch tưới luân phiên cho tất cả các cấp kênh trong từng hệ thống tưới, tuyên truyền công khai lịch tưới rộng rãi để người dân biết và thực hiện. Phối hợp với các cấp chính quyền dẫn nước tưới theo phương châm cao xa trước, thấp gần sau, nhất là trong thời kỳ căng thẳng về nguồn nước, tránh tình trạng tranh chấp nguồn nước, bảo đảm tất cả những vùng sản xuất có hệ thống tưới chủ động đều có đủ nước để cây trồng sinh trưởng, phát triển.
Hương Thơm
Theo Baothanhhoa.vn
Nhiều địa phương đã đủ nước gieo cấy vụ Đông Xuân
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết tính đến 16h ngày 17/2 nhiều địa phương thuộc các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã cơ bản lấy đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2018-2019.
Cụ thể, theo thống kê của các địa phương, diện tích có nước tính đến 16h ngày 17/2 là 529.757 ha, đạt 97% kế hoạch.
Các tỉnh như: Hà Nam, Thái Bình và Hải Phòng đã có 100% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân 2018-2019 được lấy đủ nước. Các địa phương như Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Phú Thọ đã cơ bản lấy đủ nước với diện tích vụ Đông Xuân có nước đạt từ 97-99% để phục vụ gieo cấy và dưỡng lúa.
Nhiều địa phương thuộc Đồng bằng Bắc Bộ cơ bản đủ nước gieo cấy vụ Đông Xuân. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng
Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc là các địa phương có diện tích đủ nước thấp hơn, song diện tích được lấy đủ nước đạt từ 90-96%.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ thủy điện, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục tăng cường chỉ đạo vận hành các công trình thủy lợi lấy nước để tích trữ nước trong hệ thống kênh mương, đầm, ao, khu trũng dành cho tưới dưỡng.
Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi sông Tích, Mê Linh tăng cường vận hành các trạm bơm dã chiến để cấp đủ nước phục vụ gieo cấy trong khung thời vụ cho phép.
Tổng cục Thủy lợi cho biết, thực hiện theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt 3 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2018-2019 từ 0h ngày 17/2 đến 24h ngày 22/2, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Sơn Tây được duy trì ở mức 2,5 m.
Mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội ngày 17/2 trung bình đạt 1,86 m, lúc 7h sáng đạt 2,05 m, lúc 16h đạt 1,66 m.
Toàn Thắng
Theo Chinhphu.vn
Tây Nguyên ứng phó với mùa khô hạn sau Tết Nguyên đán Ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sơ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, thời điểm sau Tết Nguyên đán, Tây Nguyên bước vào mùa khô hạn năm 2019. Cánh đồng lúa xã làng Klũh Lãh, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông thực hiện mô hình xuống giống sớm cho hiệu tránh hạn tốt. Để ứng phó với...