Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển
Thời gian qua, công tác phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển đã được các sở, ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển triển khai thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại xảy ra.
Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015 – 2020 đã được Đại hội Đảng bộ..
Ngư dân xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) chuẩn bị vươn khơi.
Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù không có bão, áp thấp nhiệt đới, nhưng tình trạng tai nạn tàu cá xảy ra trên biển vẫn diễn ra. Ngày 4-2, tàu cá TH 90183TS, có công suất 280CV, làm nghề bóng ghẹ của ông Trần Văn Thành, thôn Tiến, xã Quảng Nham (Quảng Xương) đang khai thác hải sản cách bờ biển Lạch Hới 26 hải lý về hướng Đông thì bị chìm. Khi bị nạn trên tàu có 7 ngư dân. Đồn Biên phòng Sầm Sơn và Hải đội 2 đã huy động 10 cán bộ, chiến sĩ, sử dụng xuồng cao tốc, tàu tuần tra để tìm kiếm cứu nạn và huy động 2 tàu cá đang khai thác gần đó tham gia hỗ trợ, tìm kiếm cứu vớt kịp thời. Ngày 1-3 vừa qua, khi đang trên đường vào bờ, đến phao số 0 cửa Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, tàu cá TH 90178TS, công suất 360 CV, chở 11 thuyền viên do ông Ngô Văn Bảo (TP Sầm Sơn) làm thuyền trưởng bị sóng to đánh vỡ mạn thuyền. Nhận được thông tin, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thuận An cùng người dân địa phương đã kịp thời ứng cứu 11 thuyền viên trên tàu. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn tàu cá do khai thác hải sản trong điều kiện sóng, gió bất thường, tàu cá cũ không kiểm định… Việc các tàu cá chưa đủ điều kiện an toàn nhưng vẫn ra khơi đã khiến không ít vụ tai nạn thương tâm trên biển xảy ra. Thậm chí, một số ngư dân ở các địa phương ven biển vẫn còn tồn tại quan niệm sai lầm rằng, đi biển mang theo áo phao là chẳng lành cho nên nếu có trang bị cũng để cho vui chứ không sử dụng. Mặt khác, công tác quản lý tàu thuyền của các cơ quan có liên quan, địa phương chưa tốt, còn để nhiều tàu thuyền chưa đủ điều kiện kỹ thuật, thiếu các thiết bị an toàn ra khơi.
Video đang HOT
Hiện toàn tỉnh có 7.286 tàu cá, thu hút khoảng 28.000 lao động trực tiếp tham gia khai thác hải sản trên biển. Ngư trường khai thác của ngư dân trong tỉnh chủ yếu ở Vịnh Bắc bộ và một số tàu hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Theo dự báo, năm nay thời tiết có nhiều tính chất bất thường, diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, các huyện, thành phố ven biển chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các đơn vị có liên quan của tỉnh phổ biến cho chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân nắm vững các quy định về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Tầm quan trọng và trách nhiệm đối với việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo đảm an toàn cho người và tàu cá. Tăng cường quản lý chặt chẽ các tàu cá khai thác hải sản trên địa bàn quản lý; vận động ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo quy định. Tiếp tục triển khai củng cố, phát triển các tổ đoàn kết trên biển để phát huy được sức mạnh tập thể trong khai thác hải sản, hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra. Yêu cầu các chủ tàu trang bị, vận hành sử dụng thiết bị giám sát hành trình theo quy định và ký bản cam kết không vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển. Các lực lượng: Công an, chi cục thủy sản, đồn biên phòng tuyến biển quản lý chặt chẽ việc xuất cảng, về cảng của tàu cá, kiên quyết không cho tàu đi khai thác khi chưa bảo đảm đủ điều kiện an toàn. Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến đến cộng đồng ngư dân các quy định về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển. Vận động ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo quy định. Đồng thời, hướng dẫn chủ tàu/thuyền trưởng các quy tắc an toàn về cứu sinh, cứu hỏa, chống thủng, chống chìm, trang bị và vận hành thiết bị giám sát hành trình. Các biện pháp phòng tránh tai nạn, kỹ năng sơ cấp cứu cho bà con ngư dân, người điều khiển tàu thuyền hoạt động trên biển để người đi biển có thể tự cứu mình, xử lý vết thương trong thời gian chờ lực lượng cứu nạn hỗ trợ khi gặp sự cố trên biển. Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển theo quy định.
Lê Hợi ( Baothanhhoa )
Thẩm định hồ sơ đề án thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn
Chiều ngày 13-2, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị thẩm định hồ sơ đề án thành lập thị xã Nghi Sơn và thành lập các phường thuộc thị xã Nghi Sơn.
Đồng chí Trần Anh Tuấn, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội và các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tài nguyên và Môi trường. Về phía tỉnh Thanh Hoá, có đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở xây dựng và huyện Tĩnh Gia
Qua quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, huyện Tĩnh Gia đã đạt được những kết quả quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hạ tầng cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, điểm nhấn cho phát triển của huyện Tĩnh Gia là Khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều dự án quan trọng được xây dựng và đã đi vào khai thác như: Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, Cảng nước sâu Nghi Sơn... góp phần thu hút các loại hình công nghiệp có công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, giải quyết nhiều việc làm, tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tĩnh Gia và các vùng phụ cận. Những thay đổi về kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hoá đã và đang đặt ra cho huyện Tĩnh Gia và các xã của huyện nhiều vấn đề mới mà mô hình quản lý chính quyền nông thôn như hiện nay không còn phù hợp, cần thiết thành lập thị xã và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tạo tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lý đô thị.
Thảo luận tại hội nghị, các thành viên hội đồng thẩm định đều đánh giá cao sự công phu, khoa học của tỉnh Thanh Hóa trong xây dựng đề án thành lập thị xã Nghi Sơn và thành lập các phường thuộc thị xã Nghi Sơn. Bố cục đề án cơ bản đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết 1211 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII. Nội dung đề án đã nêu được cơ sở pháp lý, đồng thời phân tích các tiêu chuẩn thành lập thị xã và thành lập phường. Thông qua đề án, tỉnh Thanh Hoá cũng đã đề ra được định hướng, giải pháp phát triển và sắp xếp đơn vị hành chính sau khi thành lập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong đề án cần giải trình và làm rõ hơn về việc đặt tên thị xã Nghi Sơn.
Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc thành lập thị xã Nghi Sơn là bước cụ thể hóa mục tiêu xây dựng đô thị gắn với sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn và cụ thể hoá quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn và điều chỉnh xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tương xứng với vị thế là vùng động lực phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Miền Trung, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối giữa các địa phương trong cả nước và trên thế giới; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Tĩnh Gia. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục dành mọi nguồn lực để đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng và các tiêu chí đô thị tại khu vực này.
Thứ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: Việc thành lập thị xã Nghi Sơn và 16 phường thuộc thị xã là cần thiết và hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thành lập các đô thị động lực, tạo sự lan toả cho khu vực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Thứ trưởng Bộ nội vụ đề nghị Vụ chính quyền địa phương, Bộ nội vụ phối hợp với tỉnh Thanh Hoá tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề án theo ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, nhanh chóng hoàn thiện đề án báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét.
Việt Nguyên
Theo Bienphong
Đưa 40 thuyền viên gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa vào bờ an toàn Sáng 9/2, toàn bộ 40 thuyền viên gặp nạn cùng tàu QNa 90037 TS đã được lực lượng cứu nạn hàng hải đưa về cảng Hải đoàn 48 ở TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) an toàn. Tàu bị nạn được lai dắt vào bờ. Ảnh: Trương Định Ông Phan Bá Linh (SN 1969, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam)...