Thực hiện 4 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân 2021
Trong Tháng Công nhân 2021, các cấp Công đoàn tập trung thực hiện 4 hoạt động trọng tâm gồm: chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”; chương trình “Lắng nghe – Thấu hiểu – Chia sẻ” với đoàn viên và người lao động; tổ chức các hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tuyên dương đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Ngày 16/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Tháng Công nhân năm 2021 và chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”.
Chủ đề của Tháng Công nhân 2021 là “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đoàn kết là để giữ vững tự do, dân chủ, kiến thiết nước nhà; đoàn kết để xây dựng một đời sống mới. Theo thống kê, giai cấp công nhân đang đóng góp cho đất nước chiếm hơn 65% tổng sản phẩm quốc dân và hơn 70% ngân sách Nhà nước. Sức sáng tạo của giai cấp công nhân Việt Nam được nâng lên tầm mức mới dựa trên cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự phát triển trên các lĩnh vực… Do đó, Tháng Công nhân năm 2021 góp phần tạo đà để phát triển năng lực “sáng tạo” trong giai cấp công nhân.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến triển khai Tháng Công nhân năm 2021 tại Hà Nội
Bên cạnh đó, do tác động của dịch bệnh COVID – 19 nên nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, “vượt khó” trong chủ đề của Tháng Công nhân mang ý nghĩa người lao động và doanh nghiệp cùng nhau bước qua những khó khăn trước mắt, có tinh thần nỗ lực vươn lên, có khát vọng phát triển vì hạnh phúc của chính mình, gia đình mình, sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp và sự phồn vinh của đất nước.
Trong Tháng Công nhân 2021, các cấp Công đoàn tập trung thực hiện 4 hoạt động trọng tâm gồm: chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”; chương trình “Lắng nghe – Thấu hiểu – Chia sẻ” với đoàn viên và người lao động; tổ chức các hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tuyên dương đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Liên quan đến chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”, bà Vũ Thị Giáng Hương, Quyền Trưởng ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, quyết định lấy con số 75 nghìn sáng kiến với mong muốn công nhân, người lao động ghi nhớ, trân trọng, làm sâu sắc hơn tinh thần ngày Quốc tế Lao động được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội cách đây 75 năm; chào mừng 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam, thiết thực hưởng ứng chủ đề năm 2021 do Thủ tướng phát động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.
Thông qua chương trình góp phần tạo động lực để công nhân viên chức lao động phát huy tính sáng tạo, xây dựng thói quen phát hiện vấn đề và ý thức cải thiện, nâng cao năng lực làm việc góp phần cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt khó, phát triển và đạt mục tiêu cùng có lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.
Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Do vậy, cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao.
Video đang HOT
Năng suất lao động tăng, gắn đào tạo với giải quyết việc làm
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2016-2020.
Trong 5 năm 2016-2020, quá trình sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến phù hợp với xu thế chung và đúng định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cụ thể: Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ từ 38,3% năm 2015 đã tăng lên 41,1% năm 2020; trong khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 32,7% năm 2015 xuống còn 31,9% năm 2020; trong khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 29,0% xuống còn 27,1%.
Chất lượng nhân lực được cải thiện, năng suất lao động tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 10,8%/năm (Năng suất lao động năm 2015 là 57,1 triệu đồng/lao động; năm 2020 đạt 94,5 triệu đồng/lao động).
Chất lượng nhân lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được cải thiện, năng suất lao động tăng đáng kể với tốc độ bình quân đạt 10,8%/năm.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực được tỉnh Thừa Thiên Huế luôn quan tâm và chú trọng. Nhằm góp phần tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, tỉnh tập trung phát triển ngay từ bậc giáo dục phổ thông. Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện chủ trương "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".
Chất lượng giáo dục của các cấp, bậc học được nâng lên. Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), định hướng phân luồng, tư vấn hướng nghiệp được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống cơ sở GDNN được sắp xếp theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, tăng quy mô và trình độ đào tạo, đa dạng loại hình, ngành, nghề đào tạo. Quan tâm xây dựng các ngành nghề trọng điểm, gắn kết đào tạo với nhu cầu thị trường lao động.
Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phân luồng sau tốt nghiệp THCS có thể học nghề và học liên thông lên CĐ, ĐH.
Đại học Huế đã ưu tiên phát triển các ngành nghề mới, đón đầu nhu cầu xã hội, từng bước bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Tuyển sinh hàng năm khoảng 14-15 ngàn sinh viên với hơn 145 ngành đào tạo. Tổ chức đào tạo trên 50 nghìn sinh viên cho trên 40 tỉnh thành trong cả nước.
Bên cạnh đó Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Phú Xuân, các cơ sở đào tạo, viện, học viện của Trung ương trên địa bàn đã phát huy thế mạnh, dần khẳng định vai trò, vị thế trong đào tạo, nghiên cứu.
Đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy kết nối cung - cầu lao động thông qua tổ chức hiệu quả các phiên sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm (khởi nghiệp), hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài; thông qua phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, một số chính sách, dự án, sự thành lập mới và mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, thực hiện vốn vay giải quyết việc làm... Hàng năm tạo việc làm mới cho 15.755 lao động.
Chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
Để nâng cao chất lượng nhân lực, tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường nghề, trường giáo dục phổ thông đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp đã phát triển nhanh về sô lương, nâng lên về chất lượng, từng bước khắc phục được tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề.
Thừa Thiên Huế xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Đội ngũ giáo dục nghề nghiệp có 1.705 nhà giáo và cán bộ quản lý, trong đó 43 người trình độ tiến sỹ, 557 thạc sỹ, 878 đại học, 227 người trình độ khác, trong đó có 738 nhà giáo đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm; có 68 nhà giáo đạt kỹ năng nghề các loại.
Đại học Huế cũng luôn đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nâng dần tỷ lệ giảng viên cao cấp, giảng viên chính.
Đại học Huế có 4.188 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó: 2.199 giảng viên; 350 nghiên cứu viên; 281 giáo sư, phó giáo sư, 290 giảng viên cao cấp; 786 tiến sĩ và 20 bác sĩ chuyên khoa II; có 1.495 thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa I. Đại học Huế có số lượng trí thức có học hàm, học vị đứng thứ 3 toàn quốc (26,7%).
Đề xuất nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Tại Hội nghị, đại diện nhiều cơ quan đơn vị có liên quan, Đại học Huế và Trường đại học Phú Xuân đã nhiều ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới đạt hiệu quả và gặt hái nhiều thành công.
TS. Đàm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Phú Xuân phát biểu tại Hội nghị.
Trong đó đã đề xuất tỉnh Thừa Thiên Huế cần có hướng lựa chọn cho riêng mình đó là du lịch, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế... đây là những thế mạnh của địa phương, tuy nhiên cần có tính nổi trội; cần phát triển nhân lực có trọng tâm; yập trung phát triển nội lực; cởi mở với nguồn lực bên ngoài.
Cần có chiến lực cho phát triển nguồn nhân lực quản lý; quan tâm đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp đáp ứng cho phát triển của doanh nghiệp; quan tâm quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động đào tạo phát triển trong doanh nghiệp; có giải pháp gắn kết doanh nghiệp - trường đào tạo...
Bên cạnh đó phải phát huy vài trò của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp; cần tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp với nhà trường - cơ sở đào tạo nhằm lắng nghe và có hướng đi phù hợp...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả đã đạt được của các sở, ngành, địa phương thời gian qua trong công tác phát triển nguồn nhân lực.
Ông Bình nhấn mạnh rằng, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Do vậy, trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, địa phương phải chủ động, nỗ lực cùng với cả hệ thống chính trị tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đạt nhiều kết quả hơn nữa góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Các sở, ngành, địa phương phải tập trung rà soát đánh giá thực trạng nhân lực của ngành, địa phương mình; trên cơ sở xác định cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế địa phương để chủ động kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành, địa phương mình nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
"Cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là bậc đại học, cao đẳng để đào tạo nhân lực chất lượng cao; xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với nguồn nhân lực và tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.
Các cấp công đoàn: Triển khai chương trình 75.000 sáng kiến Các cấp công đoàn (CĐ) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã và đang tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình "75.000 sáng kiến, vượt khó, phát triển" do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động. Chương trình hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, phát huy được tính năng động, sáng tạo của...