Thực hiện 2 Quy tắc ứng xử: Nắn chỉnh hành vi lệch chuẩn văn hóa
Không thiếu những bài học liên quan đến ứng xử của cán bộ – những “công bộc” của Nhân dân đã xảy ra. Chính vì vậy, khi QTƯX càng là tấm gương để người dân soi cán bộ và cán bộ soi mình. Văn hóa ứng xử của những người được coi là công bộc của dân đã đổi khác từ việc thực hiện QTƯX.
Cán bộ phường Văn Miếu (Đống Đa) hướng dẫn người dân kê khai thủ tục xin cấp giấy khai sinh qua hệ thống quản lý hồ sơ điện tử. Ảnh: Linh Anh
Đẹp, thân thiện từ bộ phận một cửa
Chúng tôi trở lại phường Văn Miếu (quận Đống Đa) sau một năm xảy ra sự việc cấp giấy chứng tử chậm. Tháng 7/2018, đang vào “mùa cao điểm” của hồ sơ xin cấp giấy khai sinh nhưng cán bộ tiếp nhận hồ sơ Nguyễn Thị Thu Hà vừa tập trung cao độ cho công việc vừa vui vẻ hướng dẫn người dân hoàn thành các thủ tục kê khai. Chỉ 2 ngày sau khi nộp hồ sơ, anh Nguyễn Tiến Quân đã nhận được giấy khai sinh cho con trai mình là Nguyễn Tiến Minh Khôi (trong khi theo quy định thời gian trả hồ sơ khai sinh từ 5 – 10 ngày).
Chưa kể, hiện nay bên cạnh cấp giấy khai sinh, phường Văn Miếu cũng thực hiện quy định hoàn thành các thủ tục cấp thẻ bảo hiểm, nhập khẩu cho các công dân mới sinh tại phường. “Sau khi nhận hồ sơ của người dân, cán bộ phường có trách nhiệm kết nối với công an quận, bảo hiểm xã hội quận… để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và giấy chứng nhận bảo hiểm xã hội và giấy khai sinh cho một cháu bé” – Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết.
Theo bà Thúy Hà, việc chậm trả giấy chứng tử năm 2017 là một bài học sâu sắc với cán bộ phường. Sau vụ việc Phó Chủ tịch phường, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã đến nhà dân để xin lỗi nhưng sự việc đó vẫn làm cán bộ phường áy náy đến tận bây giờ. “Hiện nay chúng tôi quán triệt tinh thần với cán bộ phường, việc hiếu là việc của gia đình nên phải hết sức tạo điều kiện cho người dân. Nếu người dân chưa hoàn thành một số thủ tục thì cán bộ làm khai tử, sau đó phải chủ động kiểm tra thông tin bằng cách gọi điện cho cán bộ cơ sở, giảm thiểu việc đi lại nhiều lần của người dân” – Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu Nguyễn Thị Thúy Hà chia sẻ.
Không thuộc khu vực khách nước ngoài hay lui đến, nhưng phường Đức Giang (quận Long Biên) xây dựng cung cách lối sống và môi trường thân thiện từ trên các con phố cho đến phòng làm việc của hệ thống chính quyền, đoàn thể. Bộ phận một cửa thân thiện với cây si nhỏ xinh đặt ngay lối cửa vào, bình hoa tươi thơm nhẹ mỗi ngày khiến áp lực của hệ thống giấy tờ, sổ sách chồng dài theo thời gian có phần giảm nhẹ.
Video đang HOT
Bác Minh Phúc (tổ dân phố 24, phường Đức Giang) vui vẻ nhận tập giấy tờ gửi công chứng sau một giờ nộp hồ sơ. Hai cán bộ ở bộ phận một cửa phường Đức Giang lúc nào cũng niềm nở nụ cười đón tiếp người dân.
Hiện nay, ở phường Văn Miếu (Đống Đa), các thủ tục cấp giấy chứng tử, sao kê công chứng… đều được giải quyết nhanh gọn trong ngày
Không nhẹ tay với những vi phạm
Sau một năm thực hiện QTƯX, có rất nhiều vụ việc vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đã được kịp thời xử lý như việc giáng chức Hiệu trưởng trường THCS Phú Đô do không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, vi phạm các nguyên tắc trong quản lý viên chức, quản lý tài chính, tài sản công; Cảnh cáo đối với một giáo viên tiểu học Mễ Trì, do không tuân thủ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và QTƯX khi thực hiện hoạt động nhà giáo; kiểm điểm trước tập thể Đảng ủy, UBND xã Ba Vì đối với Chủ tịch UBND xã Ba Vì do vi phạm kỷ cương hành chính, mời dự đám cưới của người thân trong giờ làm việc…
“Các hạn chế này là do công tác tuyên truyền QTƯX chưa thường xuyên, liên tục, vẫn mang tính phong trào” – báo cáo phiên giải trình về việc thực hiện “QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP và QTƯX nơi công cộng và công tác tổ chức, quản lý lễ hội” tại Kỳ họp HĐND TP hồi tháng 3/2018 do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung ký, khẳng định.
Để những vi phạm QTƯX không tái diễn, đặc biệt cần sự gương mẫu thực hiện của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan TP, Hà Nội đã đưa ra giải pháp chấn chỉnh hành vi thông qua việc triển khai thực hiện chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm QTƯX. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU Nguyễn Thị Bích Ngọc đã giao Sở Nội vụ xây dựng chế tài xử phạt cán bộ, công chức, viên chức vi phạm QTƯX và tổ chức thực hiện thí điểm.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết: Sở đã gấp rút nghiên cứu, xây dựng bộ chế tài xử lý vi phạm, bao gồm hình thức phạt tiền, nêu tên trên các kênh thông tin đại chúng, thông báo về cơ quan, đơn vị… với từng lỗi vi phạm. Dự thảo Bộ chế tài tình huống 146 điều xử phạt công chức, viên chức, người lao động vi phạm đã được Sở Nội vụ hoàn thành, đang trình UBND TP xem xét ban hành.
Ban Chỉ đạo Chương trình 04 đã xây dựng Kế hoạch số 10/KH-BCĐ và Kế hoạch số 11/KH-BCĐ để triển khai 2 QTƯX giai đoạn 2018 – 2020 với các nhiệm vụ cụ thể như: Niêm yết công khai QTƯX tại nơi dễ nhìn thấy của cơ quan; phát nội dung QTƯX để cán bộ đặt tại bàn làm việc, hàng tháng có sinh hoạt chyên môn về kết quả thực hiện QTƯX; lồng ghép, đưa nội dung QTƯX vào chương trình ngoại khóa ở các cấp học; phổ biến qua hệ thống loa truyền thanh tại các điểm nút giao thông, trên bảng, biển tại nhà ga, bến tàu, xe buýt; tổ chức hội thi tìm hiểu QTƯX từ TP đến cơ sở; bổ sung tiêu chí thực hiện QTƯX vào việc bình xét các danh hiệu văn hóa…
(Còn nữa)
Theo sggp
Đi bắt cào cào, bàng hoàng phát hiện bé sơ sinh trong nghĩa trang
Trong lúc vào nghĩa trang liệt sĩ để bắt cào cào, hai vợ chồng chị T. ở xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) bàng hoàng phát hiện một bé sơ sinh được quấn trong chiếc áo mưa.
Cháu bé bị bỏ rơi tại nghĩa trang liệt sĩ.
Trước đó, vào chiều 21/7, hai vợ chồng chị Đ.T.T. (34 tuổi) vào nghĩa trang liệt sĩ để bắt cào cào (vốn thường xuất hiện nhiều sau ngày mưa lũ) thì phát hiện một bé sơ sinh được quấn trong chiếc áo mưa mỏng. Lúc này trời vẫn đang mưa, cháu bé chưa được cắt rốn, người tím tái, thở thoi thóp... .
Hai vợ chồng chị T. vội chạy về nhà gọi thêm bà H. cùng xóm đưa áo, chăn ra ủ ấm cho cháu bé và đưa bé đi bệnh viện để cắt rốn, tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe...
Theo nhiều người dân, dù bị bỏ rơi nằm giữa nghĩa trang trong tiết trời mưa lạnh nhưng cháu bé vẫn sống kỳ diệu. Hiện sức khỏe cháu bé đang tiến triển tốt.
"Sau khi chúng tôi đưa cháu về nhà, tôi và bà H. thay nhau chăm sóc cháu bé. Bên cạnh đó, dân làng cũng đến chia sẻ giúp đỡ ủng hộ cháu nhiều món quà ý nghĩa. Hiện chúng tôi đang làm thủ tục nhận con nuôi và đặt tên, làm giấy khai sinh cho bé"- chị T. cho biết.
NT
Theo Dantri
Chuyện lạ: Bố mẹ nợ tiền làm đường, con không được khai sinh Người dân thôn Hà Đỗ, xã Hồng Phong, huyện An Dương (Hải Phòng) đến UBND xã xin giấy khai sinh cho con thì bị khước từ, gây khó dễ vì bố mẹ cháu bé chưa đóng tiền làm đường. Trao đổi với PV VietNamNet hôm qua, bà Lê Thị Hiển (56 tuổi, trú tại xóm 1, thôn Hà Đỗ) cho biết: Người dân...