Thực hành phương án cứu hỏa khi cháy Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng
Phòng cảnh sát PCCC&CNCH ( Công an tỉnh Hà Tĩnh) vừa triển khai diễn tập phương án PCCC tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I.
Các lực lượng tham gia diễn tập quán triệt tinh thần trước khi triển khai phương án
Trước đó, trong thời gian 3 ngày (17-19/9/2018), hơn 100 cán bộ, công nhân viên nhà máy đã được truyền đạt những kiến thức căn bản về công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; phương thức phòng và xử lý các tình huống cháy nổ; quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác đảm bảo an toàn PCCC…;
Hướng dẫn thực hành các thao tác kỹ, chiến thuật, sử dụng thiết bị PCCC dập tắt đám cháy ban đầu…
Video đang HOT
Diễn tập phương án chữa cháy
Tình huống cháy (giả định) xảy ra tại xưởng sửa chữa PVPS của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng cũng được đưa ra.
Đám cháy phát triển nhanh và tỏa ra nhiều khói khí độc gây cản trở việc thoát nạn và chữa cháy. Khi phát hiện cháy, lực lượng phòng cháy cơ sở đã phát lệnh báo động, phân công người gọi điện thoại báo cháy, cắt điện khu vực cháy….
Nhận được tin báo cháy, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Vũng Áng đã điều 3 xe chữa cháy, 30 cán bộ chiến sỹ nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng các phương tiện chữa cháy chuyên dụng, triển khai đội hình dập tắt đám cháy.
Trong thời gian ngắn, đám cháy đã được khống chế, dập tắt hoàn toàn.
Theo baohatinh
Trên thao trường của người lính trinh sát đặc nhiệm
Dù thời chiến hay thời bình, là người chiến sĩ vốn đã vất vả, nhưng với người lính trinh sát đặc nhiệm còn gian khổ gấp bội phần, bởi cường độ huấn luyện, diễn tập, trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) luôn ở trạng thái cao. Song, thời gian qua, các chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn 20, Bộ Tham mưu (Quân khu 2) đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, viết tiếp truyền thống của những người lính "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng".
Giờ luyện tập võ thuật của các chiến sĩ Tiểu đoàn 20, Bộ Tham mưu (Quân khu 2).
Một ngày giữa tháng 8, có mặt trên thao trường chuyên dụng huấn luyện chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm của Tiểu đoàn 20, mặc dù chưa đến bảy giờ sáng, nhưng trên bãi vượt vật cản, ta luy, khu tập võ thuật và ngôi nhà năm tầng, bộ đội đã tập trung đông đủ, cùng các loại vũ khí, trang bị theo biên chế. Thượng úy Nguyễn Văn Thìn, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 20 chỉ huy bộ đội chuẩn bị thực hành huấn luyện với đề mục: "giải thoát con tin" bị bắt giữ trên nhà cao tầng. Sau khi nghe Đại đội trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, những quy định, ký tín, ám hiệu trong huấn luyện, các chiến sĩ nhanh chóng cơ động đến vị trí được phân công. Ngay sau khi kiểm tra các mũi, các hướng hoàn thành công tác chuẩn bị bảo đảm, Trung úy Nguyễn Quốc Tú, Trung đội trưởng Trung đội 1 thổi hồi còi báo giờ luyện tập bắt đầu. Từ tầng thượng ngôi nhà năm tầng, chỉ với sợi dây thừng, các chiến sĩ thoăn thoắt thả người nhẹ nhàng xuống, từng bước tiếp cận "mục tiêu" ở tầng ba. Cùng với đó, lợi dụng hai hàng dây chống sét đầu nhà, bốn chiến sĩ bí mật leo lên áp sát vị trí được giao. Một số chiến sĩ khác thì dùng sào đẩy, "chạy" một mạch từ tầng một lên tầng ba. Ngay sau đó, hai chiến sĩ ở dưới sân dùng loa tay tuyên truyền vận động kẻ xấu nhanh chóng đầu hàng, trao trả con tin cho lực lượng chức năng để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tất cả hoạt động của bộ đội đều diễn ra rất khẩn trương, thuần thục, với những động tác nhanh, mạnh, dứt khoát.
Rời khu tập luyện ở nhà năm tầng, tôi cùng chỉ huy Tiểu đoàn 20 đến kiểm tra công tác huấn luyện võ thuật của các chiến sĩ trẻ Đại đội 1, đang luyện tập bài "35 thế võ liên quyền", đoản côn, trường côn, nhị khúc... Đại úy Hoàng Văn Quỳnh, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 cho biết, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm phải hội tụ được các yếu tố như: sức khỏe dẻo dai, ý chí quyết tâm cao, tinh, nhanh và phải có lòng dũng cảm. Bình thường nhìn một chiến sĩ trinh sát có vẻ bề ngoài rất thư sinh, hiền lành. Nhưng khi vào vị trí chiến đấu phải cực kỳ hoạt bát, khôn khéo, có bản lĩnh kiên cường, tinh thông nghiệp vụ. Bởi, thực tế trải qua các trận chiến đấu trước kia đã chứng minh, người lính trinh sát không chỉ có nắm chắc tình hình địch, đường, hướng tấn công, ý định của địch, mà còn phải trực tiếp chiến đấu tay đôi, thậm chí một người phải đối mặt với hai, ba tên địch có vũ khí. Do vậy, việc huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm phải rất kỹ lưỡng; từ những động tác, công việc phải cụ thể, tỷ mỷ. Thực tế, chiến sĩ có võ thuật, kỹ năng tốt thì khi tổ chức luyện tập tổng hợp theo đội hình mũi, trung đội hay đại đội, tiểu đoàn sẽ rất thuận lợi. Do vậy, ngay từ khâu tuyển chọn chiến sĩ trinh sát phải rất kỹ lưỡng, bước vào huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật phải tiến hành từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, để động viên khích lệ bộ đội huấn luyện, rèn luyện, đơn vị đã phát động nhiều phong trào thi đua với các chủ đề như: "vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập"; "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu"; "một phút hăng say hơn một ngày chiếu lệ"...
Theo sát chỉ đạo bộ đội huấn luyện, Thiếu tá Nguyễn Hồng Phức, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 cho biết: Hiện nay, nhiệm vụ của đơn vị là huấn luyện, SSCĐ, tham gia phòng, chống khủng bố và nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn được giao. Với đặc điểm của "nghề" trinh sát là phải "chân đến, mắt thấy, tay sờ, tai nghe", cho nên việc nhận định, đánh giá tình hình phải thật chuẩn xác, để từ đó mới có tham mưu với cấp trên đúng, trúng, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra.
Chia tay những người lính trinh sát Tiểu đoàn 20, cũng là lúc mặt trời đang dần đứng bóng; dù thời tiết nắng nóng như nung, nhưng trên các thao trường huấn luyện chuyên ngành, vai áo của cán bộ, chiến sĩ ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi, nhưng vẫn miệt mài luyện tập. Tiếng còi cùng tiếng khẩu lệnh của người chỉ huy khi trầm bổng, lúc vang dền, theo đó là những động tác võ thuật mau lẹ, chuẩn xác của bộ đội như xua tan đi cái nắng nóng cuối hè của miền đất trung du Bắc Bộ.
Bài và ảnh: ĐÀO DUY TUẤN (Báo Quân khu 2)
Theo nhandan.com.vn
Đà Nẵng-Quảng Nam:Thảm họa ngàn người thương vong, ứng phó thế nào? Đây là tình huống giả định diễn tập ứng phó thảm họa y tế khi siêu bão đi vào Biển Đông với sức gió 200km/h, càn quét trực tiếp các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng nề tại vùng tâm bão đi qua, đặc biệt tại 2 tỉnh Quảng Nam và...