Thức giấc, người phụ nữ nhìn thấy đầu con voi chui qua tường bếp
Người phụ nữ Thái Lan phát hiện con voi đói đang lục lọi đồ ăn khuya trong bếp nhà mình – và đây không phải là lần đầu tiên con vật khổng lồ ghé qua.
Ratchadawan Puengprasoppon bị đánh thức vào rạng sáng 19/6 do những tiếng vỡ và đồ vật va chạm mạnh. Khi đi tìm hiểu chuyện gì xảy ra, cô phát hiện ra một chiếc đầu voi đang thò qua tường bếp bên cạnh giá phơi đồ, theo Guardian.
Con voi đực, tên là Boonchuay, dường như đang tìm kiếm đồ ăn. Con vật dùng vòi lục tung các ngăn kéo trong bếp, làm đổ chảo và dụng cụ nấu ăn xuống sàn. Boonchuay nhai một chiếc túi nhựa trong khi Ratchadawan sửng sốt. Cô không biết phải làm gì nên đã rút điện thoại ra quay lại cảnh tượng này.
Đây không phải là lần đầu tiên Boonchuay, sống trong Vườn Quốc gia Kaeng Krachan của Thái Lan, ghé thăm làng Chalermkiatpattana.
Đây không phải lần đầu tiên Boonchuay ghé qua căn bếp của Ratchadawan Puengprasoppon. Ảnh: Guardian.
Video đang HOT
“Những con voi ghé qua khá thường xuyên. Chúng luôn đến khi có phiên chợ địa phương, có thể do ngửi thấy mùi thức ăn”, Itthipon Thaimonkol, giám đốc công viên cho biết.
Truyền thông Thái Lan đưa tin Boonchuay thậm chí đã ghé thăm căn bếp của Ratchadawan một lần trước đó, gây ra thiệt hại khoảng 50.000 baht (gần 1.600 USD).
Tiến sĩ Joshua Plotnik, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Cao đẳng Hunter, Đại học Thành phố New York, người nghiên cứu quần thể voi ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Salakpra tại Kanchanaburi, miền Tây Thái Lan, cho biết việc voi từ các công viên quốc gia tấn công cánh đồng trồng trọt gần đó là rất phổ biến.
“Ở những ngôi làng tôi làm việc ở Thái Lan, voi vào ruộng của nông dân gần như hàng đêm. Đây là một vấn đề thực sự khó khăn cho cả nông dân địa phương và đàn voi”, ông nói.
Theo lời vị tiến sĩ, hầu hết dân làng đều tôn trọng và có thiện cảm với những con voi. “Họ thất vọng vì điều này đang xảy ra và muốn tìm giải pháp để ngăn chặn, nhưng họ thường không đổ lỗi cho những con voi”.
Giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan Itthipon cho biết các tình nguyện viên từ cộng đồng địa phương và một nhân viên của vườn quốc gia đang hợp tác để theo dõi những con voi, đồng thời sử dụng tiếng ồn lớn và các biện pháp ngăn chặn khác để cố gắng đẩy chúng trở lại khu rừng.
Nhân viên sở thú bị rắn độc cắn
Cơ quan y tế của San Diego, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ tình trạng của nạn nhân nhưng chưa công bố thông tin cụ thể.
Một con rắn độc cắn nhân viên của Sở thú San Diego vào chiều 12/4 và các nhân viên y tế đã đưa người này đến bệnh viện địa phương, Latimes đưa tin cùng ngày.
Theo chia sẻ từ người phát ngôn của vườn thú, Andrew James, khoảng 14h, một con rắn vảy sừng Bush Viper châu Phi đã cắn một chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã, khi người này đang làm công việc chăm sóc các loài bò sát bên ngoài khu vực công cộng.
"Những sự cố như thế này rất hiếm xảy ra và những con rắn độc luôn bị nhốt cẩn thận trong chuồng", ông James nói trong một tuyên bố.
Rắn Bush Viber có nhiều màu sắc và có thể dài đến 2,5 m. Ảnh: Seneca Park Zoo.
Theo quy trình của sở thú, các nhân viên khác đã ngay lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện để được đánh giá và chăm sóc y tế. Tình trạng của người nhân viên kém may mắn chưa được tiết lộ, nhưng cơ quan chức năng cho biết họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ mọi chuyển biến.
Rắn vảy sừng Bush Viper (tên khoa học là Atheris) là một chi trong họ rắn lục phân bố nhiều trong các khu rừng mưa, rừng thưa và đầm lầy và một số quốc gia vùng Trung Phi.
Loài rắn này thường không tấn công con người và các động vật to lớn nhưng lượng nọc độc tiết ra sau mỗi cú đớp có thể gây tử vong cho một người trưởng thành.
Theo Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, những con Viper trưởng thành có thể dài tới 2,5 m và màu sắc cơ thể có thể thay đổi từ xanh nhạt, ô liu đến nâu hoặc đỏ.
Nọc độc của cây Bush Viper có khả năng gây độc cho máu, phá hủy các tế bào hồng cầu và làm vỡ quá trình đông máu dẫn đến tổn thương cơ quan hoặc mô. Hiện chưa có huyết thanh được sản xuất riêng cho loài này, nhưng đa số các liệu pháp tương thích đều thành công trong việc chống lại nọc độc.
Tuyệt chiêu giúp cá sấu sống được trong nước đóng băng Trong thời tiết băng giá, những con cá sấu nhô cao mõm của chúng trên mặt nước để thở, đồng thời làm chậm quá trình trao đổi chất. Những cơn bão đã ập đến nước Mỹ trong tuần này khiến nhiều loài động vật phải vật lộn trong giá lạnh. Tuy nhiên, loài cá sấu máu lạnh đang vượt qua tuần lạnh lẽo...