Thực đơn món cháo đa dạng, bổ dưỡng của mẹ Việt Kiều khiến con ăn ngon, tròn núc ních
Dù lần đầu làm mẹ, gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, thế nhưng chị Kiều (26 tuổi, hiện sinh sống tại Malaysia) vẫn dành thời gian để nấu những bữa cháo ngon lành, thơm phức, lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu.
Chị Kiều chia sẻ, chị cho con ăn bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, khi ấy thức ăn dặm chị làm ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo: 10 muỗng nước). Rau củ quả cũng xay nhuyên, mịn và rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó để riêng từng món cho bé ăn.
Chị Kiều và con trai (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh đó, mẹ trẻ Việt Kiều cũng tăng độ thô dần cho bé, nên từ tháng thứ 7 bé ăn được cháo hạt vỡ. Thức ăn thì xay hoặc rây. Sang tháng thứ 8 thì bé ăn cháo nguyên hạt và thức ăn được băm nhỏ luôn.
9X Việt Kiều tâm sự : “Cách chế biến để con ăn ngon hơn mỗi bữa của chị là chế biến cháo riêng , thức ăn riêng nên bé thấy lạ miệng ăn rất thích thú. Ngoài ra mình cũng thay đổi thực đơn cháo liên tục để bé không bị nhàm chán.
Mình chế biến riêng từng loại thức ăn nên bé rất thích. Để ý thì biết được bé ăn và không ăn được loại thức ăn nào để lần sau nấu cho bé. Tại bé đầu mình cứ nấu cháo theo kiểu thuyền thống cho lẫn vào hết, khiến bé không phân biệt được mùi vị của từng loại thức ăn, nên lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn. Bởi vậy giờ “tập 2″ mình sợ lại như vậy, nên rất chú trọng trong khâu chế biến đồ ăn cho bé”.
Bé Micheall vô cùng đáng yêu (Ảnh: NVCC)
Hầu như những món chị Kiều nấu món nào con cũng thích ăn, lần nào cũng ăn hết sạch bát cháo mẹ chuẩn bị. Cứ thấy đồ ăn đến còn nóng chưa kịp đút là bé đã khóc đòi ăn. Chị Kiều cũng tiết lộ món cháo con thích ăn nhất, chắc là món cháo cà rốt mix cá hồi rang bơ và món cháo củ cải bào mix cá hồi rang bơ.
Bí quyết để những món cháo được thơm non, hấp dẫn hơn là nhờ chị Kiều sử dụng loại xì dầu hoặc hạt nêm dùng cho bé, dùng khi ướp ( cá, thịt…), để chế biến thức ăn rồi mix lên cháo cho bé ăn. Còn cháo thì chị nấu cùng củ quả có độ ngọt tự nhiên nên không nêm gia vị gì nữa.
Thời gian chị chuẩn bị mỗi bữa cháo cho con cũng khá nhanh. Cháo thì lúc nấu cơm gia đình ăn, chị cho gạo vào cốc riêng thêm nhiều nước nấu thành cháo. Cơm chín thì bát cháo của bé cũng đã chín luôn rồi, còn thức ăn chị sơ chế sạch sau đó thì ướp tẩm 10-15 phút rồi chế biến thêm tầm 3-5 phút. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho mẹ, lại kinh tế hơn, vì không phải trông nồi cháo tràn hay cháy cạn nước, lại đảm bảo dinh dưỡng trong cháo hay trong thức ăn không bị mất.
Nuôi hai con nhỏ, nên chị Kiều rất có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn để con hứng thú nhất (Ảnh: NVCC)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, 9X Việt Kiều cũng chia sẻ cụ thể cách tăng độ thô của cháo thông qua mỗi giai đoạn như sau:
“Giai đoạn bé bắt đầu tập làm quen với ăn dặm và sử dụng những món ăn mới ngoài sữa mẹ mình cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1: 10 (1 gạo, 10 nước) . Yêu cầu là cháo cần phải nấu kỹ, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn.
Giai đoạn 2 là “Giai đoạn bé tập nhai trệu trạo” – bé được 7-8 tháng tuổi. Đây là giai đoạn bé có thể đẩy mạnh lưỡi lên phía trên để làm tan thức ăn nên cháo khi này không cần rây nhuyễn mà bé vẫn có thể ăn được.
Tỷ lệ cháo phù hợp với bé ở giai đoạn này là 1:7 (1 gạo, 7 nước). Khi mới bước vào tháng thứ 7, cháo nấu chín xong vẫn cần rây. Tuy nhiên, khi bé từ khoảng tháng 7 rưỡi đến tháng thứ 8 thì mình không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, lúc này chỉ cần nghiền bằng muỗng hoặc nấu nhừ ( cháo hạt vỡ) là được.
Bé Micheall gần như không bỏ bữa nào và khá thích thú với đồ ăn mẹ làm (Ảnh: NVCC)
Giai đoạn 3, từ tháng thứ 9-11, bé có thể ăn cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này mình tăng dần thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt.
Giai đoạn thứ 4 là giai đoạn cuối trong thời kỳ ăn dặm của bé. Từ 12 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé có thể ăn được những đồ cứng và có thể cắn bằng lợi. Cháo theo đó sẽ được nấu ở tỷ lệ 1 gạo 2 nước để đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhai của bé.
Nhưng để phân biệt cách nấu cháo và độ sánh hay loãng của cháo thì có thể xúc 1 thìa cháo cho nhỏ giọt xuống bát. Khi đó, nếu bé mới bắt đầu ăn dặm tốc độ chảy của cháo sẽ là 2,3 giọt/ 1s. Sau khi bé đã quen với chế độ ăn mới, cháo lúc này sẽ thô hơn: 1s/1 giọt. Bước vào giai đoạn 7-8 tháng tuổi, cháo cho bé lúc này sẽ cần rất “nhỏ giọt” 5s/1 giọt. Và đến giai đoạn từ 9-11 tháng tuổi, cháo sẽ không còn nhỏ giọt nữa rồi”.
Với những kinh nghiệm nuôi con của mình, chị Kiều cho rằng, sai lầm khiến con biếng ăn đó là cho tất cả vào rồi ninh nấu cháo cho con rồi ép con ăn, lâu dần bé sẽ rất biếng ăn.
Vì khi cho tất cả vào rồi cùng nấu như vậy, bé không phân biệt được mùi vi của từng loại thức ăn. Ngày nào cũng như ngày nào vẫn bát cháo cho lẫn lộn vào rồi cho con ăn. Cái vị giống nhau, con sẽ cảm thấy chán, vậy nên không chỉ cần thay đổi món ăn mà còn cần thay đổi cách chế biến món ăn nữa.
Cùng tham khảo thực đơn các món cháo đa dạng, bổ dưỡng của chị Kiều dưới đây:
Theo Em đẹp
Hà Nội: Các món chay, cỗ chay đắt khách dịp Rằm tháng Bảy
Năm nay, xu hướng ăn chay thực dưỡng hay đồ chay từ thực vật đang chiếm ưu thế, mọi người bỏ dần thói quen ăn chay giả mặn làm từ bột, gia vị công nghiệp.
Các mâm cỗ chay đều được bày biện rất đẹp mắt. (Ảnh: Nhà hàng Vị Lai)
Xu hướng ăn chay vào ngày mùng Một hay ngày Rằm đang ngày càng phổ biến, trong dịp Rằm tháng Bảy, nhu cầu này còn tăng cao hơn nhiều so với những tháng khác. Năm nay, các nhà hàng chay tại Hà Nội cũng cho biết đều đông khách hơn hẳn mọi năm.
Nếu như những năm trước, phải gần ngày Rằm mới đông khách thì năm nay khách đến ăn chay tấp nập rải rác suốt từ đầu tháng Bảy Âm lịch tới nay. Nhu cầu ăn chay, cúng chay ngày Rằm ngày càng tăng, do đó các nhà hàng năm nay đều nhận đặt các món chay, cỗ chay mang về. Hầu hết các nhà hàng đều đưa ra thực đơn theo các combo với giá từ 400.000-1.000.000 đồng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn
Anh Nguyễn Tiến Hùng, Quản lý Nhà hàng chay Vị Lai (67 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, so với dịp Rằm tháng Giêng thì khách trong Rằm tháng Bảy đông hơn hẳn. Ngay từ đầu tháng, khách đến ăn chay đã đông hơn so với các tháng trước.
"Nếu như trước đây tỷ lệ ăn chay vì tâm linh chiếm ưu thế thì gần đây xu hướng ăn chayvì sức khoẻ đã tăng lên rất nhiều so với trước. Trong tháng Bảy Âm lịch, khách đặt bàn ngày thường tăng gần gấp đôi so với bình thường. Dịp Rằm với nhà hàng thì số lượng khách hàng quá tải," anh Nguyễn Tiến Hùng cho biết.
Mặc dù lượng khách ăn chay ngày càng tăng nhưng không vì thế mà các nhà hàng chay lơ là việc xây dựng thực đơn hấp dẫn, đa dạng. Xu hướng người dân ăn chay và cúng chay ngày càng nhiều hơn. Do đó, các nhà hàng không chỉ một loại bình thường mà có cả đồ chay Việt Nam, Âu, Á.
Chị Nguyễn Thu Hường (Long Biên, Hà Nội) đã đặt một mâm cỗ chay với giá hơn 600.000 đồng để cúng trong dịp Rằm chia sẻ: "Năm nay, thực đơn cỗ chay của các nhà hàng đều khá đa dạng nên tôi khá dễ dàng để lựa chọn. Đặc biệt, cỗ chay năm nay được trình bày rất đẹp, chỉ với từ 400.000-800.000 đồng là có thể có một mâm cỗ chay đẹp mắt."
[Sôi động thị trường hoa quả nội dịp lễ Vu Lan báo hiếu]
Theo anh Nguyễn Tiến Hùng, năm nay Nhà hàng Vị Lai có tới 10 combo chia thành 2 set chay Á và Âu có giá từ 620.000-1.400.000 đồng. Set Âu bao gồm 5 combo: Bảo An, Gia An, Đông An, Cẩm An, Hải An và Set Á gồm 5 combo: Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ.
Các combo cỗ chay có giá từ 620.000-1.400.000 đồng. (Ảnh: Nhà hàng Vị Lai)
Theo khảo sát của phóng viên, Nhà hàng Minh Chay (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Mâm Hiếu Tử Tâm (Đống Đa, Hà Nội), cơm chay An Phúc (Hoàng Cầu, Hà Nội)... cũng đều có những combo mâm cỗ với tên gọi rất ấn tượng. Các món cỗ chay cũng rất đa dạng, từ đơn giản như xôi gấc ba tầng, măng tây xào ngũ sắc, nem hải sản, mỳ, canh... cho tới những món ăn có tên gọi mỹ miều hơn như: kim kê hầm thuốc bắc, tôm sú chay chiên, canh thập toàn đại phúc ngô xào Dương Châu, xôi Phát lộc...
Anh Nguyễn Tiến Hùng cho biết xu hướng ăn chay đang tăng dần những năm gần đây. Đặc biệt, năm nay xu hướng ăn chay thực dưỡng hay đồ chay từ thực vật chiếm ưu thế. Mọi người đang bỏ dần thói quen ăn chay giả mặn làm từ bột, gia vị công nghiệp như: Gà, cá, bò...
Để phục vụ được hết nhu cầu ăn chay, cúng chay ngày càng tăng, các nhà hàng đẩy mạnh bán các món chay, cỗ chay mang về, anh Nguyễn Tiến Hùng cho biết combo mang về sẽ là món không bị ảnh hưởng chất lượng khi để lâu hơn (2-3 tiếng) hoặc làm nóng lại (cúng xong ăn). Những combo này sẽ dễ bày, được bày trí đẹp và xu hướng truyền thống nhiều hơn.
Tại nhà hàng Bể Cá (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận làm những cỗ chay Rằm giao hàng tận nhà, khách hàng chỉ mất khoảng 5-10 phút làm nóng lại thức ăn là có thể có hoàn thành một mâm cỗ chay. Nhân viên nhà hàng cho biết năm nay nhu cầu cúng chay tăng mạnh, thực đơn nhà hàng có nhiều món chay có sẵn để có thể phục vụ khách hàng, trong đó bánh chưng chay đang "cháy" hàng.
Thực đơn các món chay năm nay rất đa dạng. (Ảnh: Nhà hàng Vị Lai)
Chị Cẩm Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) chuyên bán các sản phẩm chay có sẵn như giò chả chay, nem chay, nộm chay, bánh chay, cá, bò, gà, tôm chay... cho biết lượng khách hàng đặt đồ chay năm nay tăng gấp đôi so với năm ngoái.
"Nấu cỗ chay cũng không quá khó, khách hàng mua giò chả, bánh chưng chay, gà chay thì chỉ cần xào thêm rau, nấu thêm canh nữa là có thể dễ dàng hoàn thành mâm cỗ chay," chị Cẩm Vân chia sẻ./.
Theo Plus
Thực đơn món ngon cả tuần cho bạn (26/8) Thứ hai làm mực tẩm bột chiên, thứ ba làm trứng vịt lộn xào me đổi vị còn cuối tuần, bạn có thể nấu bún thịt nướng hoặc xôi mặn. Thứ 2: Mực tẩm bột chiên Nguyên liệu: - 400 gr mực ống - Bột chiên giòn - 1 quả trứng>> Cách làm Thứ 3: Trứng vịt lộn xào me Nguyên liệu:...