Thực đơn gần 400 USD cho hội thích ‘ăn cả thế giới’
Chuỗi khách sạn W Hotels ở Washington, Mỹ, đã ra mắt thực đơn phục vụ riêng cho hội thích quay video “ăn cả thế giới” kèm một số thiết bị hỗ trợ như micro, giá đỡ điện thoại.
Thực đơn W Hotels đưa ra có tên Sip & Slurp. Theo One Mile At A Time, list đồ ăn “no vỡ bụng” này có tổng cộng 9 loại đồ ăn, bao gồm món chính và đồ tráng miệng như tôm hùm, thịt bò thăn, bánh hamburger…
Số tiền bạn cần trả là 285 USD cho phần đồ ăn kèm theo các khoản phụ phí. Tổng cộng, để thưởng thức thực đơn này, khách hàng sẽ phải chi 388 USD. Để thuận tiện cho quá trình làm video, phía khách sạn còn hỗ trợ thêm một micro gắn áo kèm giá đỡ điện thoại để ghi hình.
Thực đơn trị giá gần 400 USD của chuỗi khách sạn W Hotels. Ảnh: One Mile At A Time.
Thực đơn này chỉ được phục vụ giới hạn ở chuỗi khách sạn W Hotels tại Washington đến cuối năm nay. Tuy nhiên, nếu nhận được nhiều sự đón nhận, những người quản lý có thể cân nhắc ra mắt thực đơn “no vỡ bụng” tại một số điểm khác trong tương lai.
Một điều lưu ý cho khách hàng là họ phải đặt toàn bộ thực đơn, không được gọi lẻ món. Slash Gear cho biết thêm thời gian giao hàng kể từ lúc đặt ước tính khoảng một giờ. Đầu bếp, diễn viên nổi tiếng Antoni Porowski là một trong những người đầu tiên được thưởng thức thực đơn “siêu to, siêu khổng lồ” của chuỗi khách sạn W Hotels.
Ý tưởng này được đưa ra khi xu hướng Mukbang đang phát triển mạnh mẽ. Mukbangs là một thuật ngữ xuất phát từ Hàn Quốc, dùng để chỉ các vlogger ăn cả “núi” đồ ăn và trò chuyện cùng người hâm mộ.
Làn sóng Mukbang xuất hiện từ năm 2010 nhưng chỉ thực sự nở rộ vào cuối 2015. Theo thống kê, những người ngồi ăn trước màn hình và trò chuyện cùng khán giả này có thể kiếm đến 10.000 USD/tháng.
Mukbang xinh đẹp ăn nồi phở bò khổng lồ, bánh mì thịt nướng Việt Nam Mukbang nổi tiếng người Mỹ hút 1,2 triệu người theo dõi đã có trải nghiệm ăn hết nồi phở bò khổng lồ cùng bánh mì thịt nướng, nem rán Việt Nam chỉ trong 30 phút.
Theo One Mile At A Time
Thực đơn món cháo đa dạng, bổ dưỡng của mẹ Việt Kiều khiến con ăn ngon, tròn núc ních
Dù lần đầu làm mẹ, gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, thế nhưng chị Kiều (26 tuổi, hiện sinh sống tại Malaysia) vẫn dành thời gian để nấu những bữa cháo ngon lành, thơm phức, lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu.
Video đang HOT
Chị Kiều chia sẻ, chị cho con ăn bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, khi ấy thức ăn dặm chị làm ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo: 10 muỗng nước). Rau củ quả cũng xay nhuyên, mịn và rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó để riêng từng món cho bé ăn.
Chị Kiều và con trai (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh đó, mẹ trẻ Việt Kiều cũng tăng độ thô dần cho bé, nên từ tháng thứ 7 bé ăn được cháo hạt vỡ. Thức ăn thì xay hoặc rây. Sang tháng thứ 8 thì bé ăn cháo nguyên hạt và thức ăn được băm nhỏ luôn.
9X Việt Kiều tâm sự : "Cách chế biến để con ăn ngon hơn mỗi bữa của chị là chế biến cháo riêng , thức ăn riêng nên bé thấy lạ miệng ăn rất thích thú. Ngoài ra mình cũng thay đổi thực đơn cháo liên tục để bé không bị nhàm chán.
Mình chế biến riêng từng loại thức ăn nên bé rất thích. Để ý thì biết được bé ăn và không ăn được loại thức ăn nào để lần sau nấu cho bé. Tại bé đầu mình cứ nấu cháo theo kiểu thuyền thống cho lẫn vào hết, khiến bé không phân biệt được mùi vị của từng loại thức ăn, nên lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn. Bởi vậy giờ "tập 2" mình sợ lại như vậy, nên rất chú trọng trong khâu chế biến đồ ăn cho bé".
Bé Micheall vô cùng đáng yêu (Ảnh: NVCC)
Hầu như những món chị Kiều nấu món nào con cũng thích ăn, lần nào cũng ăn hết sạch bát cháo mẹ chuẩn bị. Cứ thấy đồ ăn đến còn nóng chưa kịp đút là bé đã khóc đòi ăn. Chị Kiều cũng tiết lộ món cháo con thích ăn nhất, chắc là món cháo cà rốt mix cá hồi rang bơ và món cháo củ cải bào mix cá hồi rang bơ.
Bí quyết để những món cháo được thơm non, hấp dẫn hơn là nhờ chị Kiều sử dụng loại xì dầu hoặc hạt nêm dùng cho bé, dùng khi ướp ( cá, thịt...), để chế biến thức ăn rồi mix lên cháo cho bé ăn. Còn cháo thì chị nấu cùng củ quả có độ ngọt tự nhiên nên không nêm gia vị gì nữa.
Thời gian chị chuẩn bị mỗi bữa cháo cho con cũng khá nhanh. Cháo thì lúc nấu cơm gia đình ăn, chị cho gạo vào cốc riêng thêm nhiều nước nấu thành cháo. Cơm chín thì bát cháo của bé cũng đã chín luôn rồi, còn thức ăn chị sơ chế sạch sau đó thì ướp tẩm 10-15 phút rồi chế biến thêm tầm 3-5 phút. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho mẹ, lại kinh tế hơn, vì không phải trông nồi cháo tràn hay cháy cạn nước, lại đảm bảo dinh dưỡng trong cháo hay trong thức ăn không bị mất.
Nuôi hai con nhỏ, nên chị Kiều rất có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn để con hứng thú nhất (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh đó, 9X Việt Kiều cũng chia sẻ cụ thể cách tăng độ thô của cháo thông qua mỗi giai đoạn như sau:
"Giai đoạn bé bắt đầu tập làm quen với ăn dặm và sử dụng những món ăn mới ngoài sữa mẹ mình cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1: 10 (1 gạo, 10 nước) . Yêu cầu là cháo cần phải nấu kỹ, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn.
Giai đoạn 2 là "Giai đoạn bé tập nhai trệu trạo" - bé được 7-8 tháng tuổi. Đây là giai đoạn bé có thể đẩy mạnh lưỡi lên phía trên để làm tan thức ăn nên cháo khi này không cần rây nhuyễn mà bé vẫn có thể ăn được.
Tỷ lệ cháo phù hợp với bé ở giai đoạn này là 1:7 (1 gạo, 7 nước). Khi mới bước vào tháng thứ 7, cháo nấu chín xong vẫn cần rây. Tuy nhiên, khi bé từ khoảng tháng 7 rưỡi đến tháng thứ 8 thì mình không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, lúc này chỉ cần nghiền bằng muỗng hoặc nấu nhừ ( cháo hạt vỡ) là được.
Bé Micheall gần như không bỏ bữa nào và khá thích thú với đồ ăn mẹ làm (Ảnh: NVCC)
Giai đoạn 3, từ tháng thứ 9-11, bé có thể ăn cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này mình tăng dần thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt.
Giai đoạn thứ 4 là giai đoạn cuối trong thời kỳ ăn dặm của bé. Từ 12 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé có thể ăn được những đồ cứng và có thể cắn bằng lợi. Cháo theo đó sẽ được nấu ở tỷ lệ 1 gạo 2 nước để đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhai của bé.
Nhưng để phân biệt cách nấu cháo và độ sánh hay loãng của cháo thì có thể xúc 1 thìa cháo cho nhỏ giọt xuống bát. Khi đó, nếu bé mới bắt đầu ăn dặm tốc độ chảy của cháo sẽ là 2,3 giọt/ 1s. Sau khi bé đã quen với chế độ ăn mới, cháo lúc này sẽ thô hơn: 1s/1 giọt. Bước vào giai đoạn 7-8 tháng tuổi, cháo cho bé lúc này sẽ cần rất "nhỏ giọt" 5s/1 giọt. Và đến giai đoạn từ 9-11 tháng tuổi, cháo sẽ không còn nhỏ giọt nữa rồi".
Với những kinh nghiệm nuôi con của mình, chị Kiều cho rằng, sai lầm khiến con biếng ăn đó là cho tất cả vào rồi ninh nấu cháo cho con rồi ép con ăn, lâu dần bé sẽ rất biếng ăn.
Vì khi cho tất cả vào rồi cùng nấu như vậy, bé không phân biệt được mùi vi của từng loại thức ăn. Ngày nào cũng như ngày nào vẫn bát cháo cho lẫn lộn vào rồi cho con ăn. Cái vị giống nhau, con sẽ cảm thấy chán, vậy nên không chỉ cần thay đổi món ăn mà còn cần thay đổi cách chế biến món ăn nữa.
Cùng tham khảo thực đơn các món cháo đa dạng, bổ dưỡng của chị Kiều dưới đây:
Theo Em đẹp
Thực đơn món ngon cả tuần cho bạn (26/8) Thứ hai làm mực tẩm bột chiên, thứ ba làm trứng vịt lộn xào me đổi vị còn cuối tuần, bạn có thể nấu bún thịt nướng hoặc xôi mặn. Thứ 2: Mực tẩm bột chiên Nguyên liệu: - 400 gr mực ống - Bột chiên giòn - 1 quả trứng>> Cách làm Thứ 3: Trứng vịt lộn xào me Nguyên liệu:...