Thực đơn cho trẻ biếng ăn
Trẻ cần ăn đủ ba bữa chính trong ngày với cơm hoặc: cháo, xôi, bún, mì, nui, hủ tiếu, phở… (ăn với thịt, cá, tôm , cua, lươn, trứng, đậu hũ, rau củ…) và có 2-3 bữa ăn phụ xen giữa các bữa chính với ly sữa hoặc cái bánh bông lan, hũ sữa chua, củ khoai, trái bắp, bánh flan, đậu hũ nước đường, kem, trái cây tươi… Bữa ăn phụ và bữa ăn chính cách nhau ít nhất hai giờ.
Câu hỏi: Chị Phùng Thị Phúc (ducphuchai…@gmail.com.vn) có hỏi: Cháu trai nhà tôi 6 tuổi, cao 108cm, nặng 16kg. Cháu rất lười ăn, không chịu uống sữa. Xin các chuyên gia giúp tôi!
Trả lời:
Bé nhà bạn đang có cân nặng và chiều cao theo tuổi ở mức dọa suy dinh dưỡng (gần bị suy dinh dưỡng). Bạn tham khảo khẩu phần ăn cho bé giai đoạn này như sau:
Trẻ cần ăn đủ ba bữa chính trong ngày với cơm hoặc: cháo, xôi, bún, mì, nui, hủ tiếu, phở… (ăn với thịt, cá, tôm , cua, lươn , trứng, đậu hũ, rau củ…) và có 2-3 bữa ăn phụ xen giữa các bữa chính với ly sữa hoặc cái bánh bông lan, hũ sữa chua, củ khoai, trái bắp, bánh flan, đậu hũ nước đường, kem, trái cây tươi… Bữa ăn phụ và bữa ăn chính cách nhau ít nhất hai giờ.
Lứa tuổi này trung bình có thể ăn 1-1,5 chén cơm mỗi bữa. Nếu trẻ chỉ ăn được nửa hay 2/3 chén cơm cũng không sao, có thể cho ăn thức ăn phụ khác hoặc uống sữa thêm cho đủ no và đủ dinh dưỡng.
Ảnh minh họa.
Nếu trẻ đòi ăn snack, kẹo, bánh quy… thì có thể cho trẻ ăn ngay sau bữa chính hoặc trong bữa phụ. Có thể ăn nhiều món trong một bữa ăn, nhưng trong vòng 90 phút trước bữa ăn chính không nên cho trẻ ăn gì, dù là một ít nước ngọt hay viên kẹo, miếng mứt ngọt, bánh ngọt…việc này sẽ làm tăng đường huyết và gây mất cảm giác đói ở trẻ.
Mỗi ngày trẻ cần ít nhất 600ml sữa để tăng trưởng tốt về chiều cao (Dielac Pedia 3 ).
Video đang HOT
Dielac Pedia 3 là sản phẩm đặc thù cho trẻ biếng ăn có các vi chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine kích thích sự thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
- Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa: sự kết hợp của các chủng lợi khuẩn BB-12 & LGG với chất xơ hòa tan Inulin & FOS làm tăng cường vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh nhờ đó hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thu: cung cấp các axít amin thiết yếu từ nguồn đạm sữa, đạm đậu nành. Chất béo dễ hấp thu và chuyển hóa nhanh thành năng lượng nhờ bổ sung chất béo MCT và L- Carnitine. Ngoài ra, sản phẩm được bổ sung Cholin, DHA, Taurin cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.
Đây là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho những trẻ biếng ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng và có thể dùng trong thời gian dài với lượng sữa phù hợp (khoảng 500-600ml/ngày).
Bạn có thể cho bé khám dinh dưỡng để được hỗ trợ thêm.
Các sản phẩm Vinamilk phù hợp với bé:
- Sữa bột Dielac alpha 456; Dielac Pedia 3
- Sữa tươi Vinamilk: ADM, Đàn bò 100%
- Sữa chua ăn : SuSu, Probi, Nha Đam…
- Phomai Vinamilk
Thân mến!
Theo VNE
Sai lầm khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ
Nhỏ nước tỏi ép, hút mũi, rửa mũi quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc nhỏ mũi khi bé ngạt, sổ mũi, chỉ khiến bệnh của con thêm nặng.
Ảnh: media.nola.com
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho con theo cách "truyền miệng", tuy nhiên chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng.
Dưới đây là 4 sai lầm các ông bố, bà mẹ nên tránh:
1. Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé
Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.
Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.
2. Hút mũi cho trẻ
Bác sĩ Lộc cũng cho hay, trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hoặc nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Thấy trẻ có những biểu hiện vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Thực tế,cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Ngoài ra, việc sử dụng hút mũi hay xilanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
3. Rửa mũi quá nhiều
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, nhiều cha mẹ còn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Đây cũng là sai lầm làm hại tới trẻ.
Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc... Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 đến 1 lọ tùy theo độ tuổi. Rửa khoảng 3-4 lần một ngày.
4. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh... khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.
Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết... Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B...) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao... cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Những việc cần làm khi trẻ ngạt, sổ mũi - Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ. - Với trẻ lớn, khi bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần. - Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian. - Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
Theo VNE
Cách phòng ngừa bệnh hô hấp khi giao mùa Giữ ấm khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc sáng sớm, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, tránh ăn đồ lạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất... là một số cách phòng ngừa bệnh về hô hấp cho trẻ. Vào thu, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theo sương...