Thực đơn cho người khổng lồ của lực sĩ thể hình Việt Nam
“Một ngày tôi phải ăn 7 bữa, gồm 4 bữa chính và 3 bữa phụ. Trong 4 bữa chính bắt buộc phải có 150gr ức gà, rau cải, cơm cũng như thực phẩm chức năng đi kèm. Tính ra một ngày tiền ăn của tôi phải từ 400.000- 500.000 đồng”, lực sĩ Phạm Văn Mách cho biết.
Trước khi thi đấu vài tháng các VĐV thể hình hạn chế tối đa việc ăn muối để giữ cơ. Còn đến sát ngày thi đấu, VĐV tuyệt đối không được ăn muối. Phạm Văn Mách, VĐV từng 8 lần vô địch châu Á cho biết: “Trước khi thi đấu khoảng 1 tuần, tôi ăn nhạt, không có muối trong khẩu phần ăn vì thứ này làm cơ thể giữ nước, mất đi sự sắc nét của cơ”.
Để có hình thể đẹp các lực sĩ phải ăn uống rất nghiêm ngặt, hạn chế muối, thức ăn có mỡ.
Việc ăn nhạt thật sự là một cực hình của các VĐV thể hình. Về lâu dài việc kiêng muối sẽ khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm, cơ thể mệt mỏi, đau cơ, co bắp thịt. Chế độ ăn này khiến cơ thể của những VĐV thể hình rất yếu, dễ bị ốm dù thân hình vạm vỡ. Chỉ cần thời tiết thay đổi chút ít là những lực sĩ có thể “sụt sùi” ngay. Vì thế họ rất chú ý đến việc giữ ấm cho cơ thể.
So với VĐV các môn khác, tiền ăn của các lực sĩ khá tốn kém bởi họ phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Phạm Văn Mách cho biết: “Một ngày tôi phải ăn 7 bữa, gồm 4 bữa chính và 3 bữa phụ. Trong 4 bữa chính bắt buộc phải có 150gr ức gà, rau cải, cơm cũng như thực phẩm chức năng đi kèm. Mỗi bữa ăn cách nhau 2-3 tiếng đồng hồ xen kẽ giữa bữa chính bữa phụ. Tính ra một ngày tiền ăn của tôi phải từ 400.000- 500.000 đồng”.
Thịt gà là thức ăn không thể thiếu đối với các VĐV thể hình. Ngoài ra họ cũng ăn trứng gà nhưng chỉ ăn lòng trắng không ăn lòng đỏ.
Cần phải biết rằng chế độ ăn dành cho VĐV 1 tháng trước SEA Games theo quy định của Tổng cục TDTT chỉ là 300.000 đồng/người/ngày. Bởi thế các VĐV thể hình phải tự bỏ thêm tiền để ăn cho đủ chất, giữ cơ phục vụ cho việc thi đấu. Chỉ cần chểnh mảng việc ăn uống, lập tức cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng.
Tại SEA Games sắp tới, thể hình Việt Nam có 5 lực sĩ rất đáng chú ý là Phạm Văn Mách, Nguyễn Anh Thông, Phạm Văn Lâm, Sê Phan và Trần Hữu Thuận (nước chủ nhà không tổ chức thi thể hình nữ). Dù đang là đương kim vô địch thế giới và châu Á, nhưng 5 lực sĩ của ĐT thể hình Việt Nam không khỏi âu lo khi nghĩ đến chỉ tiêu huy chương tại SEA Games 27. Bởi đây là môn chấm điểm rất cảm tính, nên dù vô địch thế giới vẫn có thể văng khỏi những thứ hạng đầu của SEA Games như thường. Thế nên, thể hình Việt Nam chỉ đám đặt chỉ tiêu 1 HCV.
Lực sĩ Phạm Văn Mách.
Lực sĩ Phạm Văn Mách cho biết: “SEA Games lần này không tổ chức thi thể hình của nữ, trong khi nam cũng chỉ có 5 hạng cân, mà lại là những hạng cân có lợi cho Myanmar. Họ cũng tuyên bố sẽ giành 2 – 3 HCV, như vậy số huy chương còn lại phải chia đều cho các đội, làm giảm khả năng giành HCV của Việt Nam. Xét về thực lực, chúng ta hiện có lực lượng rất mạnh gồm tôi, Anh Thông, Văn Lâm đều là vô địch châu Á, thế giới. Nhưng Myanmar bố trí như vậy thì chỉ tiêu 1 HCV mà đội đề ra là hợp lý, dù không phản ánh đúng thực lực của chúng ta”.
Theo VNE
Thú vị loạt ảnh béo, gầy, lùn, đô con... của các nhà vô địch Olympic
Một ý tưởng hết sức thú vị của nhiếp ảnh gia người Mỹ Howard Schatz.
Nhiếp ảnh gia đến từ New York, Howard Schatz đã có ý tưởng chụp lại thân hình của 125 nhà vô địch Olympic ở các bộ môn khác nhau. Bộ ảnh đã gây được rất nhiều sự chú ý bởi những thân hình đặc biệt của các VĐV. Ở mỗi môn thể thao đều có những đặc điểm riêng thể hiện trên thân hình của các VĐV ví dụ như những cơ bắp cuồn cuộn của các VĐV thể hình hay chiều cao ấn tượng của các cầu thủ bóng rổ. Hãy cùng chiêm ngưỡng những thân hình dưới đây và đoán xem họ là VĐV của môn thể thao nào.
Theo VNE
Chấn thương do quá tải ở các VĐV trẻ Thể thao ngày càng được mở rộng ra với lứa tuổi học sinh, sinh viên, và đi kèm theo đó cũng là sự tăng mạnh tỷ lệ chấn thương do bị quá tải với việc tập luyện ở cường độ cao. Bóng rổ là một trong những môn thể thao dễ dẫn đến nguy cơ chấn thương do quá tải nhất. Ảnh minh...