Thực đơn ăn dặm truyền thống giúp “con ăn thun thút, mẹ nhàn tênh” của bỉm sữa Đà thành
Chị Như Quỳnh (Đà Nẵng) luôn cảm thấy hạnh phúc khi con ăn thun thút mỗi bữa mà chẳng cần ép.
Làm mẹ là một quá trình “không thực tập” vì thế hẳn ai cũng gặp phải những sai sót nhưng không có nghĩa là không thể nào khắc phục sai lầm. Với quan niệm như vậy, chị Như Quỳnh luôn tin rằng với sự điều chỉnh đúng đắn và dũng cảm, chị và con sẽ “tốt nghiệp” khóa học ăn dặm an toàn và hạnh phúc.
Chị Như Quỳnh và con gái (Ảnh: NVCC)
Theo đó, chị Quỳnh quan niệm, ăn dặm không phải là để nhồi dưỡng chất cho con mà mục đích ăn là để tập, quá trình này sẽ thành công khi con không khóc vì bị ép ăn và mẹ không khóc vì con bỏ bữa. Mà muốn điều này trở thành hiện thực thì mẹ phải luôn tìm cách thay đổi thực đơn và làm ra những món có giá trị dinh dưỡng cân đối, hấp dẫn, phù hợp độ tuổi để con hào hứng với bữa ăn.
“Tôi cho bé ăn dặm từ khi con được 6 tháng tuổi. Tôi cũng biết hiện có rất nhiều phương pháp cho con ăn dặm, nhưng vẫn quyết định cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống. Nguyên nhân bởi bản thân tôi không có nhiều thời gian theo các phương pháp kiểu nhật, nên luôn cố gắng chế biến làm sao cho bé dễ ăn thôi, miễn là đầy đủ dưỡng chất là được”, bà mẹ trẻ chia sẻ.
Con gái chị Quỳnh trông rất kháu khỉnh và đáng yêu (Ảnh: NVCC)
Chị Quỳnh cũng cho hay, bản thân chị thấy rất may mắn khi thời gian đầu ăn dặm bé rất hợp tác, ăn thun thút vậy. Việc của mẹ chỉ là làm sao đảm bảo đến bữa có đồ ăn cho bé thôi. Và đến bây giờ chị cũng vẫn dậy từ sáng để làm cháo cho bé.
Bà mẹ trẻ cũng chuẩn bị khá chu đáo dụng cụ phục vụ cho quá trình ăn của con như: ghế ăn, bát đĩa, thìa, cốc… cũng như dụng cụ chế biến đồ ăn của mẹ: xoong nồi, rây lọc, máy xay… Chị luôn chú trọng đến vấn đề hiệu quả làm sao để nấu cho bé được một bữa đảm bảo vệ sinh, chất lượng đồ ăn và thời gian chế biến nhanh nhất. Về nguyên liệu, chị Quỳnh Mình luôn tâm niệm một điều là sẽ chế biến đồ ăn cho bé từ những thực phẩm tươi sống, nấu bữa nào mua bữa đấy để đảm bảo vệ sinh và độ tươi ngon, chứ hạn chế tuyệt đối việc lưu trữ đồ ăn qua đêm.
“Ví dụ món thịt bò và cải xanh hoặc bồng ngọt, tôi sẽ cắt nhỏ thịt và phi hành dầu thơm thịt bò lên. Bình thường tôi hay làm theo ngày, sau đó bỏ rau vào đảo cho thơm rồi bỏ vào máy sinh tố xay, còn cháo thì hầm riêng. Chỉ xay thức ăn chứ không. xay cháo. Những món tôi làm rất đơn giản, nhưng mùi vị rất thơm, có lẽ vì ăn khá vừa miệng nên bé con rất thích”, chị Như Quỳnh chia sẻ.
Cũng theo bà mẹ trẻ, chị ủng hộ vấn đề nêm gia vị vào thức ăn cho bé, bởi theo chị món ăn không có gia vị sẽ rất nhạt, khó ăn, nhưng chỉ là một chút thôi mà gia vị phải thật sự an toàn cho bé. Vì người lớn còn thấy khó ăn, huống hồ bé con rất kén ăn. Các mẹ có thể mua gia vị dành cho bé để nêm và cho bé ăn nhạt hơn người lớn.
Cũng như nhiều bà mẹ, khi bắt đầu thực hành chị Quỳnh gặp rất nhiều khó khăn trong cách chế biến, tuy nhiên sau những trải nghiệm chị dần rút được kinh nghiệm để những hôm sau làm được nhanh hơn, chính xác hơn.
Nói thêm về vấn đề này, chị Quỳnh chia sẻ: “Mình cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm để con được nếm nhiều mùi vị khác nhau, mỗi ngày mình phải thay đổi món cho bé. Mới đầu mình có thể cho 2 món kết hợp với nhau, khi bé ăn quen và lớn hơn mình kết hợp thêm nhiều loại rau vào trong 1 giờ ăn của bé đã nếm được những vị khác của món ăn”.
Hiện nay điều chị Quỳnh cảm thấy hài lòng nhất khi tập ăn dặm cho con đó là thái độ vui vẻ hợp tác của con. Bà mẹ trẻ luôn cho rằng quá trình ăn dặm của con sẽ thành công khi con không phải khóc vì bị mẹ ép ăn và mẹ không khóc vì con bỏ bữa, đồng thời mẹ không hề phải buồn phiền hay suy nghĩ quá nhiều. Có lẽ đối với chị Quỳnh và bất kì người mẹ nào đó cũng chính là niềm hạnh phúc nhất.
Cùng ngắm thực đơn ăn dặm truyền thống chị Quỳnh khéo léo chuẩn bị cho con gái nhé:
Video đang HOT
Theo emdep.vn
Trọn bộ thực đơn hấp dẫn 30 ngày ăn dặm đầu tiên của mẹ Sài thành, con ăn thun thút không biết chán là gì
Trước khi cho bé Gia Phúc ăn dặm, chị Thoa đã tìm hiểu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm rồi mới áp dụng cho con. Với chị áp dụng phương pháp nào không quan trọng bằng việc phương pháp đó có phù hợp với con hay không và con có hợp tác hay không.
Hành trình ăn dặm của con chắc hẳn là quãng thời gian để lại cho các bà mẹ trẻ nhiều kỉ niệm nhất. Khi được hỏi về cuộc hành trình nhiều niềm vui nhưng cũng không ít vất vả này, nhiều mẹ tâm sự: " Đó là quãng thời gian đáng nhớ nhất". Chị Nguyễn Thị Kim Thoa (sinh năm 1991, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh) cũng là một ngươời mẹ như vậy. Chị cũng chia sẻ, khoảng thời gian tập ăn cho con trai - bé Trần Gia Phúc (15/2/2018) đã để là nhiều dấu ấn khó phai với chị.
Chị kể: " Mình cho bé ăn dặm vào lúc 6 tháng theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật. Khi mới bắt đầu ăn mình cho bé ăn riêng từng loại rau củ quả để bé dễ cảm nhận mùi vị riêng của rau, củ, quả. Nhờ đó mà mình biết được bé thích ăn món gì và không thích ăn món gì. Khi bé đã quen mùi vị thì mình chuyển sang kết hợp các loại rau củ quả với nhau để giúp con làm quen với cách ăn dặm truyền thống cũng như để tiết kiệm thời gian hơn".
Trước khi cho bé Gia Phúc ăn dặm, chị Thoa đã tìm hiểu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm rồi mới áp dụng cho con. Với chị áp dụng phương pháp nào không quan trọng bằng việc phương pháp đó có phù hợp với con hay không và con có hợp tác hay không.
Trước khi con bước vào thời kì mới, chị Thoa cũng hồi hộp, lo lắng đủ thứ chuyện, nào là con có chịu ăn hay không, mẹ có biết nấu ngon để con hợp tác hay không... Nhưng tất cả đã dần trôi qua một cách nhẹ nhàng nhất có thể với 2 mẹ con. Tuy nhiên, khi được hỏi về những khó khăn, chị Thoa kể: "Cái khó nhất với mình là còn bỡ ngỡ nhiều điều, tất cả đều rất mới mẻ với 1 bà mẹ bỉm sữa lần đầu. Mình phải học từ những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất để làm cho con những mong con mình sẽ nhận được những điều tốt nhất và phát triển một cách toàn diện nhất".
Vì vợ chồng chị Thoa không ở cùng ông bà nên việc chăm con là do hoàn toàn chị ấy đảm trách, một sự chủ động mà nhiều mẹ mong muốn. Vì như thế sẽ không có những ý kiến trái chiều trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Nhưng đó cũng là 1 điều hạn chế với chị. Bởi: "Nhiều lúc muốn hỏi kinh nghiệm của người đi trước nhưng cũng chẳng có ai để hỏi, thế nên mình đành phải đăng kí làm thành viên của những nhóm hội ăn dặm để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm của những mẹ đi trước".
Một kinh nghiệm mà chị Thoa muốn chia sẻ với các mẹ khác trong việc "đối phó" với chứng biến ăn ở trẻ, đó là sự thay đổi thực đơn cho con mỗi ngày. Chị nói: "Mình nghĩ thay đổi thực đơn cho con hàng ngày sẽ kích thích giúp con ăn ngon miệng hơn và mình đã thử và có hiệu quả thật".
Vậy là, hàng ngày chị Thoa đã tìm hiểu những món ăn mới phù hợp với độ tuổi của con để chế biến cho con ăn. Những món chị làm đều rất thơm ngon, bổ dưỡng, được làm từ những thực phẩm sạch, được lựa chọn kĩ càng. Có lẽ với chị, từ khi lấy chồng và có con thì việc trở thành đầu bếp riêng của con là quan trọng nhất.
Mỗi bữa ăn của con bao giờ cũng phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, vitamin, đạm, chất béo. Và đặc biệt, chị không nêm gia vị vào các món ăn của con khi con dưới 1 tuổi. Chị nói: "Dưới 1 tuổi, mình không cho con ăn gia vị để đảm bảo hệ tiêu hóa, chức năng gan thận còn non nớt của con".
Chị đã chăm con bằng cả tình yêu thương và sự tâm huyết của một người mẹ trẻ. Thế nhưng không có nghĩa là chị Thoa chiều chuộng con, chị luôn có ý thức rèn con trong mọi việc để con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và nề nếp. Ngay cả trong việc ăn uống cũng vậy, bé Gia Phúc được mẹ tập thói quen ăn ngoan ngay từ những ngày đầu tiên. Chị chia sẻ: "Quy tắc bàn ăn được mình áp dụng ngay từ khi con tập ăn:
Ngồi vào ghế khi ăn
Chỉ ăn trong vòng 30p, nếu con ăn không hết sẽ dẹp đi
Không điện thoại, ipad khi ăn, không ăn rong
Giao lưu cùng bé, giữ không khí vui vẻ trong bữa ăn..."
Với quan điểm nuôi con rất rõ ràng, chị chỉ cần con cứng cáp, khỏe mạnh, nhanh nhẹn là được chứ không quan trọng là con phải mập ú, rồi hàng tháng cân xem con tăng bao nhiêu, nếu đạt chuẩn thì hoan hỉ mà không thì lại thêm áp lực nặng nề.
Dưới đây là thực đơn 30 ngày ăn dặm của con mà chị Thoa đã lưu lại, các mẹ cùng tham khảo:
Mẹ Khoai
Theo emdep
Mẹ 9X bật mí kinh nghiệm nấu cháo truyền thống cực thơm ngon, con ăn không biết chán là gì Con biếng ăn cỡ nào mẹ cũng không được nhân nhượng, mềm lòng mà chiều theo ý thích của con. Nếu mẹ không kiên quyết thì sau thời gian khủng hoảng đó, con cũng sẽ được đà mà không ngoan ngoãn nghe lời mẹ như trước. Giai đoạn ăn dặm là một trong những bước ngoặt đáng nhớ và nhiều kỉ niệm đối...