Thực địa trang trại HAGL tại Lào: Trồng thử bắp ngô với mục tiêu 3.000ha, nuôi gà trên đất trồng cây keo
Bầu Đức nói khi đi thực địa: “Tôi đã mất 1,5 năm làm lại từ con số 0, người ta nói không sai nhưng người ta không hiểu HAGL thôi”
Trong buổi thực địa thứ 2 tại Lào của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG), thông tin đáng chú ý được chia sẻ bởi bầu Đức đó là sau khi bàn giao HAGL Agrico (HNG) cho Thaco, HAGL bắt đầu từ con số 0 tại đây. Sau 1,5 năm đầu tư, HAGL hiện đã có khoảng 2.000 ha chuối tại Lào, khoảng 200 ha sầu riêng và nuôi gà thí điểm.
Trồng thử bắp ngô, mục tiêu 3.000 ha tại Lào
Song song, Công ty cũng đang trồng thử bắp ngô với mục đích tự cung nguồn nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi. Hiện, công thức cám của HAGL gồm 3 thành phần chính là chuối (chiếm khoảng 40%), bắp, đậu nành (đang phải nhập khẩu và chiếm tổng 30%) và 10% còn lại gọi chung là vi lượng.
Như vậy, nếu trồng bắp thành công, HAGL có thể tự chủ được 70% đầu vào của thức ăn chăn nuôi – lợi thế rất lớn cho một doanh nghiệp mới tham gia trên thị trường. Theo kế hoạch, năm tới HAGL sẽ phát triển diện tích trồng bắp lên 3.000 ha tại Lào. Ước tính, bắp mỗi năm sẽ thu hoạch 2 vụ, một lần thu hoạch sản lượng từ 7-10 tấn/ha.
Thành tích mới: Giá chuối xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc đã cao hơn chuối của Philippines
“Từ ngày bàn giao các trang trại ở Lào cho anh Dương (PV – Chủ tịch Thaco, ông Trần Bá Dương ) thì tôi mất 1,5 năm mới làm lại diện tích chuối tại đây từ con số 0 tròn trĩnh , thậm chí ngày bắt đầu làm lại HAGL không có tiền .
Khác với các ngành khác, nông nghiệp cần tiền liên tục và là tiền tươi . Hiện, HAGL đang xoay tiền từ lợi nhuận tạo ra cùng đợt phát hành riêng lẻ sắp tới. Chỉ 1,5 năm để xây dựng được nền tảng như vậy, thì có đủ nguồn lực tốc độ phát triển sẽ mạnh”, bầu Đức nói.
Hình ảnh xưởng phân loại đóng thùng chuối tại Lào của HAGL. Ảnh: Tri Túc.
Được biết, chuối trồng tại Lào chủ yếu sẽ xuất sang Trung Quốc, bởi Lào có đường bộ sang Trung Quốc thuận tiện và nhanh hơn từ Việt Nam.
Video đang HOT
Sau 6 năm làm chuối, Công ty vừa đạt được thành công mới đây là giá chuối xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc đã cao hơn chuối của Philippines. So với quá khứ, giá chuối Việt Nam chào luôn thấp hơn giá chuối của Philippines ít nhất 1 USD/thùng.
“Chất lượng thì các bên gần như đã đóng được thùng xuất thì giống nha u, trong khi Việt Nam lợi hơn Philippines chỗ đường vận chuyển “, bầu Đức nói. Hiện, HAGL đã có văn phòng đại diện tại Bắc Kinh, đồng thời đưa người sang tìm hiểu khai thác thị trường. Tiếp tục nhấn mạnh Trung Quốc bản chất là thị trường rất tiềm năng (nhu cầu lớn, địa lý gần và tiêu thụ gần như tất cả các loại sản phẩm), HAGL kỳ vọng sẽ thâm nhập được thị trường Thượng Hải với giá trị cực kỳ cao.
Hình ảnh thực địa dự án tại Lào của HAGL. Ảnh: Tri Túc.
Nuôi gà trên đất trồng cây keo, xây nhà máy viên nén gỗ
Về mảng gà, nếu HAGL tại Lào phát triển mạnh thì đầu ra sẽ xuất sang Thái Lan. Công ty hiện đang nuôi thí điểm gà tại các diện tích trồng cây keo lấy gỗ. Song song, HAGL cũng xây dựng nhà máy viên nén gỗ, giá trị đầu tư khoảng 70-80 tỷ. Sau khi thu hoạch, gốc thân cây keo sẽ lấy gỗ, bộ phận còn lại như cành, nhánh, lá… thì làm viên nén.
Đứng dậy sau thất bại, bầu Đức tâm sự từng có lúc không dám ra ngoài vì ngại thị phi. Cũng như trong chặng đường mới, rất nhiều người hoài nghi về các sản phẩm của Công ty, đặc biệt Heo ăn chuối. “N gười ta nói không sai nhưng người ta không hiểu HAGL thôi ” , ông nói; chuyến tham quan cũng vì mục đích để cổ đông biết được Công ty đang làm gì, có nuôi heo trồng chuối thật hay không?.
Về phía cổ đông, bên cạnh việc ghi nhận HAGL đã có một quy trình đầy đủ cho trồng chuối, tận dụng chuối thải làm thức ăn và chăn nuôi, song một vài quan điểm kiến nghị thêm các yếu tố quản trị trong khâu vận hành.
Bầu Đức đưa cổ đông đi thực địa dự án, HAGL báo lãi 114 tỷ đồng tháng 11, chuối cho heo ăn tiếp tục cao hơn chuối xuất khẩu
Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được "gom" mạnh nhất?
Đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp khối ngoại mua ròng trên tổng cả ba sàn của thị trường chứng khoán Việt Nam .
Tuần 5-9/12 ghi nhận chỉ số VN-Index đối mặt với áp lực chốt lời lớn ngay trước mốc kháng cự quan trọng 1.100 điểm. Thị trường giữ được đà tăng trong phiên đầu tuần tuy nhiên sau đó đã điều chỉnh mạnh rồi giằng co quanh 1.050 điểm.
Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 28,2 điểm, tương đương với 2,61% so với tuần trước; trong khi đó HNX-Index tăng nhẹ 1,04 điểm (0,48%) lên mức 217 điểm. Xét theo mức độ đóng góp, VCB, VHM, NVL, BID là những tác nhân tác động tiêu cực nhất đến thị trường; ngược lại STB, LPB, VJC và HVN trở thành lực đỡ chính giúp chỉ số thu hẹp đà giảm.
Trong bối cảnh chỉ số điều chỉnh, thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao so với giai đoạn trước cho thấy áp lực cung lớn ở những mốc điểm cao hơn. Giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn đạt gần 20.000 tỷ đồng/phiên.
Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng 4.335 tỷ đồng trên toàn thị trường trong cả 5 phiên giao dịch, nhưng giá trị đã thu hẹp còn phân nửa so với giá trị tuần trước đó. Nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 4.318 tỷ đồng, đồng thời mua ròng thêm 17 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng thêm đà gom ròng trong cả tuần.
Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại bộ đôi Vingroup là VIC và VHM với giá trị đều trên ngưỡng 500 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom mạnh cổ phiếu SSI, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, mã STB, HPG, giá trị đều trên 300 tỷ đồng tại mỗi mã. Giá trị mua ròng trăm tỷ ghi nhận tại hàng loạt cổ phiếu khác.
Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng VCB tuần qua bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, giá trị đạt hơn 100 tỷ đồng. Mã bất động sản là PDR cũng bị khối ngoại bán ròng trong tuần này, giá trị cũng vượt ngưỡng 80 tỷ đồng, tập trung toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, các mã khác như BID, VRE, GAS, DCM,... cũng bị bán ròng trong tuần qua.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục đà mua ròng song có dấu hiệu hạ nhiệt đôi chút, giá trị tuần này đạt 4.198 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 4.174 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, đồng thời mua ròng nhẹ 25 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.
Tại chiều mua, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích bộ đôi nhà Vingroup gồm VIC và VHM, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt lần lượt là 640 tỷ đồng và 526 tỷ đồng, gần như toàn bộ đều là mua ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại mã SSI với giá trị gần 442 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ Diamonds FUEVFVND với hơn 433 tỷ đồng mua ròng.
Danh sách TOP 10 cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HoSE còn có STB (407 tỷ đồng), HPG (307 tỷ đồng), CTG (177 tỷ đồng),...
Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại mã ngân hàng là VCB và cổ phiếu bất động sản PDR, giá trị lần lượt đạt 134 tỷ đồng và 83 tỷ đồng tại mỗi mã. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại BID và VRE với giá trị lần lượt là 57 tỷ đồng và 51 tỷ đồng. Các mã khác như GAS, DCM, VSC, HNG... cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.
Tương tự, trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 153 tỷ đồng trong cả tuần, toàn bộ trên kênh khớp lệnh.
Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu PVS với giá trị 102 tỷ đồng. Ngoài ra, IDC và PVI cũng lần lượt được mua ròng khoảng 39 tỷ đồng và 7 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có TNG, THD, HUT, NVB, SD5..
Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại CEO, giá trị khoảng gần 8 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có SHS, PLC, L14, IDJ, TVD.., giá trị bán ròng tại mỗi mã khoảng vài trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này đã quay đầu bán ròng nhẹ 16 tỷ đồng , trong đó 8 tỷ đồng bị bán ròng trên kênh khớp lệnh và 8 tỷ đồng bị bán ròng trên kênh thoả thuận
Cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 6 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VEA, QNS, QTP, BSR,... với giá trị vài tỷ đồng tại mỗi mã.
Tại chiều mua vài, cổ phiếu MCH và FOC tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 5 tỷ đồng tại mỗi mã, ACV cũng được mua ròng khoảng 2 tỷ đồnG. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến SIP, HU4, PAS, MPC...
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi khi Trung Quốc rục rịch tái mở cửa nền kinh tế? Về những nhóm ngành có thể hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa, Chứng khoán BSC đưa ra một vài gợi ý. Trung Quốc ngày 7/12 công bố những thay đổi lớn nhất trong chính sách chống dịch hà khắc Zero Covid kể từ khi đại dịch bắt đầu cách đây 3 năm. Những chính sách nới lỏng mạnh mẽ các quy định...