Thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước
Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ( Bộ Công Thương), thị trường nội địa với gần 100 triệu dân cũng là mảng thị trường quan trọng để tiêu thụ nông sản trong giai đoạn khó khăn.
Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nội địa.
Nhiều siêu thị chung tay tiêu thụ nông sản trong bối cảnh khó khăn.
Tình trạng ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu thời gian qua đã khiến doanh nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Theo đại diện Bộ Công Thương, bên cạnh những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch thì việc tăng cường tiêu thụ nội địa để giải quyết tình trạng này là cần thiết.
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, cả nước đã có hơn 12 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thị trường trong nước đã tổ chức được một mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, kể cả trong bối cảnh khó khăn nhất như bão lụt, bị dội hàng từ biên giới, hay dịch bệnh.
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng đưa nông sản vào chương trình bình ổn thị trường được triển khai tại phạm vi toàn quốc, đặc biệt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là kênh tiêu thụ đặc biệt với những mức tiêu thụ và hợp đồng tiêu thụ hàng năm được chốt cho các doanh nghiệp rất lớn”, đại diện Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành hai chỉ thị là Chỉ thị số 08/CT-BCT về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; Chỉ thị 14 ngày 29/12/2021 về việc tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước nhằm giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thông tin: “Sở Công Thương Hà Giang đã báo tin, cam Hà Giang tăng giá 3 lần do áp dụng bán hàng qua mạng, livestream. Nhờ vậy không cần mang hàng xuống Hà Nội bán như mọi năm, mà doanh nghiệp đến tận nơi để mua. Hoặc Hưng Yên – một trong những vựa nông sản sát với Hà Nội, đã tiêu thụ hết nông sản của tỉnh với giá ổn, nhất là nhãn lồng và cam, rất được giá. Như vậy bất cứ địa phương nào quan tâm hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường thì sẽ rất thành công trong tiêu thụ hàng hoá, bắt kịp tín hiệu thị trường”.
Để giải bài toán đến hẹn lại “giải cứu” nông sản, đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện chỉ có 9 loại hoa quả của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, còn lại các mặt hàng nông sản khác muốn xuất khẩu thì đều qua tiểu ngạch. Đáng chú ý, kể cả thịt heo cũng chưa được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, nên nếu sản xuất ra thừa thì quay lại phải nhìn vào sự hỗ trợ ngay tại thị trường trong nước. Do vậy, có thể thấy sự nhìn nhận, đầu tư của người nông dân vẫn chưa theo kịp với yêu cầu của thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Chỉ khi nào các doanh nghiệp lớn tham gia và đưa thành các chuỗi, tìm cách phối hợp với nông dân và đạt được tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu thì mới không còn chuyện “giải cứu”.
Từ nhiều năm nay, Bộ Công Thương đã nhiều lần khuyến cáo các địa phương thay đổi phương thức từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Đây không chỉ là vấn đề xuất khẩu qua cửa khẩu mà còn là vấn đề thay đổi tư duy của các thành phần liên quan, từ các cơ quan Trung ương đến các hiệp hội, các hộ sản xuất,… Nếu không thay đổi đồng bộ thì rất khó chuyển sang chính ngạch.
Dự báo, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trước và sau Tết
Ngày 7/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Siêu thị bán lẻ Big C cam kết tiêu thụ số lượng lớn hàng nông sản trong nước. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Dự báo, những khó khăn trong xuất khẩu nông sản sẽ còn kéo dài khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero COVID". Để chủ động chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động rà soát năng lực, nhu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản.
Các địa phương thực hiện có hiệu quả việc kết nối tiêu thụ nội địa giữa các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, bà con nông dân với doanh nghiệp thu mua, cơ sở chế biến, các hệ thống phân phối, tiêu thụ hoặc thông qua các diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản như diễn đàn kết nối nông sản 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể trong hệ thống chính trị, khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện mạnh mẽ cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Các địa phương duy trì theo dõi, dự báo và lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ, nhất là tình hình trước và sau Tết Nguyên đán 2022 nhằm đảm bảo cân đối cung cầu phục vụ nhu cầu tại chỗ và nhu cầu tiêu thụ nội địa liên vùng; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới trong việc điều tiết thời điểm xuất khẩu hàng nông sản.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát cụ thể quy mô, sản lượng các loại nông sản chủ lực, triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp mã số vùng trồng, quản trị vùng trồng, mã số định danh vùng nuôi, mã số ao nuôi thủy sản; thực hiện chuẩn hóa chất lượng theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... và các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics nông sản, hệ thống kho lạnh gắn với vùng nguyên liệu nhằm phân loại, sơ chế, bảo quản, nâng cao giá trị và bảo đảm chất lượng nông sản trước khi tiêu thụ, xuất khẩu. Các địa phương xây dựng phương án tổng thể chế biến nông sản theo từng mùa vụ, đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu nông sản.
Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản, khai thác tối đa các hiệp định thương mại tư do đã ký kết.
Mít Thái, xoài, thanh long ùn ứ lượng lớn ở cửa khẩu, doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc tiêu thụ Trao đổi tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 18: "Kết nối sản xuất, chế biến và thúc đẩy thị trường nội địa" sáng 31/12, đại diện Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính đến hết ngày 30/12 vẫn còn khoảng gần 3.000 xe nông sản ùn ứ ở cửa khẩu. Hiện, nhiều xe đã quay đầu về các...