Thúc đẩy tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án giao thông
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký văn bản gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021-2025, khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục khởi công các dự án đã giao kế hoạch năm 2022.
Trong giai đoạn phân kỳ, cao tốc Nghi Sơn-Diễn Châu được thi công xây dựng với quy mô 4 làn xe, nền đường 17m. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Nội dung văn bản nêu rõ, tháng 3/2022, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, đến nay một số chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa quyết liệt đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đầu tư các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, làm ảnh hưởng tới kết quả phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 của Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Để đảm bảo phân bổ hết kế hoạch năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện với các dự án khởi công mới đã giao kế hoạch vốn trong năm 2022 phải đẩy nhanh thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, sớm khởi công dự án; Xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết tương ứng với các mốc tiến độ thực hiện cho từng công tác, hạng mục chi phí ( giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn…).
“Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận (trước ngày 5/6) kế hoạch triển khai đối với từng dự án, làm cơ sở đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện và điều hành tổng thể kế hoạch vốn đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.
Đối với các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt dự án đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu rà soát lập lại tiến độ đảm bảo tính khả thi, đảm bảo chất lượng hồ sơ theo quy định pháp luật.
Đồng thời, tập trung phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc (như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đánh giá tác động môi trường; mỏ vật liệu, bãi thải…), phấn đấu hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư trước ngày 30/6/2022.
Video đang HOT
“Các dự án chưa được phê duyệt hoặc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư cần tập trung chỉ đạo, xử lý tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo bộ những vấn đề vượt thẩm quyền và đề xuất giải pháp xử lý”, văn bản nêu.
Trước đó, báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, trong 64 dự án đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, tính đến nay, 48 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 14/48 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư. Còn lại 34 dự án các chủ đầu tư đã lập kế hoạch và có văn bản cam kết tiến độ trình thẩm định, phê duyệt dự án trước ngày 30/6/2022.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Chưa hài lòng với kết quả giải ngân của ngành trong quý I
Ngày 13/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2022 của Bộ Giao thông Vận tải.
Cuộc họp cũng được thực hiện trực tuyến tại nhiều đơn vị trong ngành tại miền Trung, miền Nam và các Ban quản lý dự án.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Túy Loan. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Đánh giá các đơn vị nói riêng, Bộ Giao thông Vận tải nói chung cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của 3 tháng đầu năm song Bộ trưởng vẫn chưa hài lòng với kết quả giải ngân vốn đầu tư trong quý I/2022.
"Giám đốc các Ban quản lý dự án cần đổi mới, thay đổi tư duy trong quản lý, điều hành các dự án giao thông để thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ, tạo bứt phá về giải ngân. Kết quả giải ngân quý I/2022 của ngành giao thông vận tải cao hơn bình quân cả nước chỉ 2% là rất ít", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.
Người đứng đầu ngành giao thông vận tải yêu cầu, tới đây, lĩnh vực xây dựng cơ bản phải đạt kết quả giải ngân cao hơn nữa. Trong tháng 4 - 5 này phải cao hơn bình quân chung cả nước 5%, đến hết tháng 6/2022 phải cao hơn 10%".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Hiện có nhiều dự án giao thông trọng điểm nên các Ban quản lý dự án cần nỗ lực nâng cao hiệu quả điều hành mới bảo đảm tiến độ, chất lượng. Công việc phải được cụ thể hóa để triển khai nhanh chóng, quy trình giải ngân ngắn nhất và đúng quy định. Các dự án phải đảm bảo tiến độ đề ra, song tôi nhắc lại là chúng ta không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ, kết quả giải ngân".
Đề cập tới việc triển khai các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu từng Cục, Tổng cục quản lý chuyên ngành tập trung triển khai bằng thông qua các kế hoạch, đề án, dự án phát triển cụ thể để quy hoạch sớm phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tạo đột phá để thúc đẩy vận tải.
"Bây giờ các quy hoạch có rồi, các đồng chí lãnh đạo Cục cần thay đổi tư duy, đặt ra câu hỏi cần thay đổi gì, tạo đột phá gì để từ đó điều hành có trọng tâm, trọng điểm", Bộ trưởng gợi ý.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai những vấn đề quan trọng khác như bảo đảm vận tải trong tình hình dịch COVID-19 chuyển sang giai đoạn mới, nhất là lĩnh vực hàng không, đường sắt liên vận quốc tế; duy trì kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ và công tác xây dựng thể chế.
Trước đó, tại cuộc họp, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong quý I/2022, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành tất cả nhiệm vụ do lãnh đạo Chính phủ giao, không có nhiệm vụ nào bị quá thời hạn.
Trong lĩnh vực vận tải, Bộ Giao thông Vận tải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn vận tải phù hợp trong tình hình COVID-19 mới, đặc biệt đã kịp thời nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Vận tải hành khách 3 tháng đầu năm ước đạt 740,8 triệu lượt khách, giảm 23,6% so với cùng kỳ; trong đó, vận tải hàng không và đường bộ tăng còn đường biển, đường sắt và đường thủy giảm. Ngược lại, vận tải hàng hóa trong tất cả các lĩnh vực vận tải đều tăng, kết quả ước đạt 501,8 triệu tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ", ông Nguyễn Trí Đức thông tin
Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải triển khai mới 64 dự án trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025; trong đó, có các dự án quan trọng quốc gia: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi kiểm tra hiện trường đầu tháng 2/2022, Bộ đã yêu cầu lập kế hoạch rút ngắn tiến độ các dự án thành phần.
Hàng tuần, Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chủ trì họp định kỳ để kiểm điểm tiến độ thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đến nay tiến độ thực hiện cơ bản được kiểm soát.
Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hết quý I/2022, các dự án đầu tư giải ngân vốn đạt 7.200 tỷ đồng, đạt 17,2% kế hoạch giao chi tiết và đạt 14,3% kế hoạch được Thủ tướng giao.
"Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến hết tháng 3/2022 cả nước giải ngân đạt 11,88% kế hoạch được Thủ tướng giao. Như vậy, kết quả giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải cao hơn mức bình quân chung của cả nước hơn 2%. Dự kiến trong tháng 4/2022, Bộ Giao thông Vận tải sẽ giải ngân khoảng 3.800 tỷ đồng và tổng số giải ngân sẽ đạt khoảng 22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao", ông Nguyễn Đanh Huy cho hay.
Nguyên nhân 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chậm tiến độ Liên quan tiến độ 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai, ngày 13/4, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tính đến nay, lũy kế sản lượng thi công các dự án đạt hơn...